CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ XỬ LÝ GIAO TÁC
1.5 Thứ tự của lịch biểu
1.5.4 Tương đương khung nhìn và tính sắp thứ tự được khung nhìn
Hai lịch biểu S và S’ được gọi là tương đương khung nhìn nếu thoả mãn 3 điều kiện sau [1,9]:
1 Cùng một tập các giao tác tham gia trong S và S’, và S và S’ bao gồm các thao tác như nhau các các giao tác đó.
2 Đối với bất kỳ thao tác ri(X) của Ti trong S, nếu giá trị của X được đọc bởi một thao tác đã được ghi bởi một thao tác wj(X) của Tj (hoặc nếu nó là giá trị nguyên thuỷ của X trước khi lịch biểu được bắt đầu), cùng điều kiện này phải được thoả mãn đối với giá trị của X được đọc bởi thao tác ri(X) của Ti trong S’
3 Nếu thao tác wk(Y) của Tk là thao tác cuối cùng ghi mục Y trong S thì wk(Y) của Tk cũng phải là thao tác cuối cùng ghi mục Y của S’. Tư tưởng đằng sau tương đương khung nhìn là chừng nào nếu mỗi thao tác “read” của một giao tác đọc kết quả của cùng một thao tác ghi trong cả hai lịch biểu, các thao tác ghi của mỗi giao tác phải tạo ra các kết quả như nhau. Như vậy, các thao tác đọc được nói là nhìn khung nhìn như nhau trong cả hai lịch biểu. Điều kiện 3 đảm bảo rằng thao tác ghi cuối cùng trên từng mục dữ
liệu là như nhau trong cả 2 lịch biểu, như vậysẽ như nhau ở cuối của cả hai lịch biểu. Một lịch biểu S là sắp được thứ tự khung nhìn nếu nó là tương đương khung nhìn với một lịch biểu có thứ tự.
Các định nghĩa sắp xếp được thứ tự xung đột và sắp xếp được thứ tự khung nhìn là tương tự nhau nếu một điều kiện được biết như là giả thiết ghi được ràng buộc thoả mãn trên tất cả các giao tác trong lịch biểu. Điều kiện này tuyên bố rằng thao tác ghi wi(X) bất kỳ trong Ti được đi trước bởi một ri(X). Điều này thừa nhận rằng việc tính toán một giá trị mới X là một hàm f(X) dựa vào giá trị cũ của X được đọc từ cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, định nghĩa của sắp thứ tự khung nhìn ít khắt khe hơn so với sắp thứ tự xung đột dưới giả thiết ghi không bị ràng buộc trong đó giá trị được ghi bởi thao tác wi(X) có thể độc lập với giá trị cũ của nó từ cơ sở dữ liệu. Đây được gọi là một thao tác ghi không nhìn thấy, và nó được minh hoạ bởi lịch biểu Sg dưới đây của 3 giao tác [1].
T1 :r1(X); w1(X); T2: w2(X) và T3 : w3(X);
Sg: r1(X); w2(X); w1(X); w3(X); c1; c2 ; c3;
Trong Sg các thao tác w2(X) và w3(X) là các ghi không nhìn thấy bởi vì T2 và T3 không đọc giá trị của X. Lịch biểu Sg là sắp được thứ tự khung nhìn, bởi vì nó là tương đương khung nhìn với lịch biểu có thứ tự T1,T2,T3. Tuy nhiên Sg không là sắp thứ tự xung đột bởi vì nó không tương đương xung đột với bất kỳ lịch biểu có thứ tự nào. Như vậy bất kỳ lịch biểu sắp thứ tự xung đột nào cũng là sắp thứ tự khung nhìn nhưng ngựơc lại thì không đúng, như được minh hoạ ở ví dụ trên.