Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 102)

Lƣơng Sơn (Hòa Bình). Hiện nay, thành phố Hà Nội có diện tích 3344,7 km2; dân số 7,5 triệu ngƣời; đƣợc quy hoạch thành 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã; 577 xã, phƣờng, thị trấn.

Hiện nay Hà Nội có 322.700 cơ sở kinh tế với 14 khu công nghiệp, 01 khu công nghệ cao, 46 khu vực cụm công nghiệp tập trung và 248 làng nghề với hàng vạn mặt hàng lƣu thông cùng các loại nhãn hiệu, kiểu dáng rất đa dạng, phong phú. Với 1500 văn phòng đại diện, chi nhánh và các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài, 230 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, gần 800 doanh nghiệp nhà nƣớc, trên 8000 công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân và trên 9 vạn hộ kinh doanh cá thể. Những thông số trên thể hiện quy mô hàng đầu và cũng xác định tầm quan trọng, lực hút của thị trƣờng Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là thị trƣờng tiềm năng cho các loại tội phạm và vi phạm pháp luật phát sinh và phát triển, trong đó có hoạt động bán hàng đa cấp bất chính.

1.1. Số lượng các cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

- UBND thành phố Hà Nội

Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan nhà nƣớc ở Trung ƣơng Nhà nƣớc Việt Nam, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp Việt Nam, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt

Nam và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. UBND thành phố Hà Nội đƣợc tổ chức thành 22 đơn vị thuộc các cơ quan chuyên môn; 9 đơn vị thuộc các đơn vị hành chính trực thuộc; 26 UBND quận, huyện, thị xã và 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Trong đó, trực tiếp liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp có Sở Công thƣơng, Sở Y tế, Sở Thông tin và truyền thông, Công an thành phố Hà Nội, Cục thuế thành phố Hà Nội, Cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội…

- Sở Công thương thành phố Hà Nội

Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nƣớc về công thƣơng, trong đó có lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại, quản lý thị trƣờng, quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng..., và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật.

Sở có biên chế gồm 160 cán bộ công chức, viên chức, đƣợc biên chế thành06 phòng chức năng gồm: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Kế hoạch - Tài chính – Tổng hợp, Phòng Quản lý công nghiệp, Phòng Quản lý năng lƣợng Phòng Quản lý thƣơng mại.

- Công an thành phố Hà Nội, trực tiếp là Phòng Cảnh sát kinh tế

Phòng Cảnh sát kinh tế là đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Công an thành phố Hà Nội, có trách nhiệm giúp Giám đốc, Thủ trƣởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp, công tác nghiệp vụ để chủ động phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và của Bộ trƣởng Bộ Công an. Phòng Cảnh sát kinh tế hiện nay có khoảng 180 cán bộ, chiến sỹ, trình độ Đại học và Sau đại học chiếm trên 80%; cán bộ chiến sỹ đƣợc tổ chức thành 11 đội. Phòng Cảnh sát kinh tế chịu sự lãnh đạo của Công an thành phố Hà Nội và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an.

Quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội gồm có Phòng Tổ chức hành chính và các đội quản lý thị trƣờng; có tổng biên chế 327 cán bộ, viên chức; có chức năng, nhiệm vụ cơ bản:

+ Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thƣơng và cấp ủy, chính quyền địa phƣơng về công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả.

+ Nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn.

+ Chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phƣơng án, chuyên đề, kế hoạch tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn.

+ Kiểm tra, xử lý vi phạm, rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, bảo đảm tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế.

+ Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-BCT, Chỉ thị số 23/CT-BCT của Bộ trƣởng Bô ̣ Công Thƣơng; coi trọng công tác xây dựng lực lƣợng Quản lý thị trƣờng trong sạch, vững mạnh, không tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng việc giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho công chức , ngƣời lao động trong toàn lực lƣợng ; xây dựng phƣơng pháp làm việc khoa học chuyên nghiệp . Đồng thời, tăng cƣờng công tác đào ta ̣o, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ cho công chƣ́c trong kiểm tra, kiểm soát thi ̣ trƣờng để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lâ ̣u, gian lâ ̣n thƣơng ma ̣i và hàng giả.

+ Xem xét, xử lý trách nhiệm ngƣời đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán , vâ ̣n chuyển hàng cấm , hàng nhập lậu , hàng giả , hàng kém chất lƣợng , hàng vi phạm an toàn thƣ̣c phẩm cho các tổ chƣ́c , cá nhân tham gia hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng. Đặc biệt, tăng cƣờng kiểm tra, xƣ̉ lý nghiêm các tổ chƣ́c, cá nhân đã ký cam kết mà vẫn có hành vi vi phạm.

+ Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các lực lƣợng chức năng, các Sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội (Công an, Hải quan, Thuế, Y tế…) trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lƣợng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả.

Nhìn chung, mặc dù mô hình và tổ chức của các cơ quan chức năng trên có nhiều thay đổi qua các thời kỳ, nhƣng các cấp lãnh đạo luôn quan tâm chỉ đạo, thống nhất trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, đoàn kết, tận tâm, nhiệt huyết với công việc, đây là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho các cơ quan chức năng tiến hành có hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thủ đô.

1.2. Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số lƣợng doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hƣớng giảm dần qua các năm; từ 59 doanh nghiệp bán hàng đa cấp vào năm 2014, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 27 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp đã đăng ký và đƣợc cấp phép hoạt động (giảm 10% so với cuối năm 2017 (bảng 2.1), số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại tỉnh ngoài và mở Văn phòng hoạt động tại Hà Nội là 35 doanh nghiệp; trong đó có một số tập đoàn lớn, uy tín trên thế giới nhƣ Amway, Herbalife... Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chủ yếu tập trung ở Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trƣng, Thanh Xuân, Đống Đa... Một số công ty, ngoài trụ sở chính còn mở thêm nhiều chi nhánh, đại lý tại các quận, huyện khác để thu hút đƣợc nhiều hơn đối với những ngƣời tham gia nhƣ doanh nghiệp Thiên Ngọc Minh Uy, Liên

minh tiêu dùng Việt Nam... Riêng năm 2018, có 7 doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội chấm dứt hoạt động (bảng 2.2), và hiện nay có 27 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động (bảng 2.3).

Theo báo cáo của Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng... Trong đó, thực phẩm chức năng là mặt hàng có số lƣợng doanh nghiệp tham gia kinh doanh đa cấp nhiều nhất với trên 80% số doanh nghiệp đăng ký. Đây là những mặt hàng khó xác định giá trị thật; vì vậy, rất dễ xảy ra tình trạng giá bán hoàn toàn thoát ly giá trị cũng nhƣ giá trị sử dụng. Tuy các giao dịch đều đƣợc thực hiện trên nguyên tắc "thuận mua, vừa bán”, nhà nƣớc không thể can thiệp, nhƣng đây là yếu tố đáng chú ý; vì vậy các cơ quan chức năng cần chú ý đƣợc tuyên truyền rộng rãi vấn đề này để ngƣời dân biết và chủ động tìm hiểu mối quan hệ giữa giá cả và giá trị thật của sản phẩm trƣớc khi mua hàng.

Là địa phƣơng có trụ sở của nhiều công ty đa cấp, trong thời gian qua, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội có những diễn biến phức tạp. Trong quá trình kinh doanh, một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp lợi dụng kẽ hở, chƣa đồng bộ của pháp luật trong quản lý, kiểm soát, giám sát để tiến hành thực hiện những hoạt động kinh doanh trái quy định của pháp luật, nhƣ: Vi phạm trong cấp bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; thay đổi giấy chứng nhận, hoạt động đào tạo ngƣời tham gia; quảng cáo đƣa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng; duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một ngƣời tham gia bán hàng đa cấp..., thu tiền ngƣời tham gia vào mạng lƣới bán hàng đa cấp thông qua hình thức tuyển dụng, tổ chức bán hàng đa cấp khi chƣa có giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp; không đào tạo và cấp thẻ thành viên cho ngƣời tham gia bán hàng đa cấp theo đúng quy định... Đặc biệt, có doanh nghiệp lợi dụng hoạt động bán hàng đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngƣời tham gia. Hành vi vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã gây thiệt hại lớn cho ngƣời dân, ảnh hƣởng đến trật tự an toàn xã hộỉ. Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh ngăn chặn hoạt động bán hàng đa cấp bất chính.

Sở Công thƣơng thành phố đã kiểm tra, phát hiện, xử lý hành chính nhiều doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp. Công an thành phố Hà Nội cũng đã trực tiếp và phối hợp với Bộ Công an cũng nhƣ Công an các địa phƣơng khác phát hiện, điều tra xử lý nhiều vụ án lợi dụng hoạt động bán hàng đa cấp đặc biệt nghiêm trọng.

Bảng 2.1. Tình hình các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2018

NĂM DOANH NGHIỆP

2014 59

2015 57

2016 36

2017 34

2018 27

(Nguồn: Sở Công thương thành phố Hà Nội)

Bảng 2.2. Danh mục các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣong thức đa cấp chấm dứt hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến tháng 12/2018.

STT Tên Doanh nghiệp Thời gian xác nhận thông báo

chấm dứt hoạt động

1. Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy Cục CT&BVNTD thu hồi Giấy phép đa cấp của Cty từ 26/4/2017

2. Công ty TNHH Kangzen-kenko Việt Nam TB chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp từ 10/4/2017

3. Công ty TNHH Organo Gold Việt Nam TB chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp từ 15/4/2017

4. Công ty TNHH ZIJA Quốc tế TB chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp từ 30/6/2017

5. Công ty Cổ phần VISI Việt Nam TB chấm dứt hoạt động từ ngày 15/11/2017

6. Công ty TNHH BHIP Cục CT&BVNTD thu hồi Giấy phép đa cấp ngày 27/12/2017

7. Công ty Cổ phần EVERRICHS Cục CT&BVNTD thu hồi Giấy phép đa cấp ngày 25/12/2017

Bảng 2.3. Danh mục các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến tháng 12/2018.

STT Tên Doanh nghiệp Thời gian xác nhận

thông báo hoạt động

1. Công ty TNHH Mỹ phẩm Thƣờng Xuân 01/01/2015 2. Công ty TNHH UNICITY Marketing Việt Nam 15/01/2015 3. Công ty TNHH Tam sinh Yofoto VN 15/1/2015

4. Công ty TNHH Amway VN 10/01/2015

5. Công ty TNHH Thiên Sƣ Việt Nam 27/1/2015 6. Công ty TNHH Vision Việt Nam 07/02/2015 7. Công ty CP Tập đoàn Liên kết Việt Nam 12/02/2015 8. Công ty CP Liên kết tri thức 26/02/2015 9. Công ty TNHH Siberian Healty Quốc tế 10/3/2015 10. Công ty TNHH NU Skin Enterprises VN 19/3/2015 11. Công ty TNHH Morinda Việt Nam 25/03/2015 12. Công ty TNHH Eleken International Việt Nam 01/4/2015

13. Công ty TNHH Naturally Plus 10/4/2015

14. Công ty TNHH Perfect Global 10/4/2015

15. Công ty TNHH Best World Việt Nam 8/5/2015 16. Công ty TNHH Herbalife Việt Nam 19/05/2015 17. Công ty TNHH World Việt Nam 27/05/2015

18. Công ty TNHH CNI Việt Nam 10/6/2015

19. Công ty TNHH MTV NEW IMAGE Việt Nam 10/8/2015 20. Công ty TNHH Ngƣời lái xe mặt trời Việt Nam 4/9/2015 21. Công ty TNHH Thƣơng mại Lô Hội 28/9/2015 22. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam 20/12/2015 23. Công ty TNHH Home way Việt Nam 01/12/2015 24. Công ty TNHH MTV Sen Việt Group 27/01/2016 25. Công ty CP Truyền thông Y Dƣợc Việt Nam 28/4/2016 26. Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế mƣa Việt Nam 4/11/2016 27. Công ty TNHH Nhƣợng Quyền Toàn Thắng 23/11/2016

(Nguồn: Sở Công thương thành phố Hà Nội)

* Các thủ đoạn phổ biến lợi dụng hoạt động bán hàng đa cấp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

+ Thay vì giới thiệu sản phẩm và lợi ích của nó, các doanh nghiệp lừa đảo chỉ tập trung nói đến các thành viên làm giàu nhanh khi tham gia mạng lƣới, với thu nhập từ

hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/tháng. Điều này đánh trúng vào tâm lý đám đông, lóa mắt vì lợi nhuận, để lôi kéo nhiều ngƣời vào mạng lƣới. Từ đó, bắt ngƣời mới tham gia phải nộp tiền ký quỹ, lệ phí hoặc trực tiếp mua sản phẩm với giá trị lớn... Càng lôi kéo nhiều ngƣời tham gia, thành viên càng có nhiều tiền hoa hồng. Đây chính là mô hình tháp ảo, trong đó ngƣời khởi xƣớng hệ thống bán hàng đa cấp nằm ở đỉnh tháp, lợi dụng và bóc lột các thành viên khác ở đáy tháp.

+ Khi tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kêu gọi đầu tƣ, các đối tƣợng thƣờng tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)