Phối hợp quản lý, kiểm tra giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút FDI của tỉnh hải dương theo định hướng phát triển bền vững (Trang 82 - 83)

3.3. 4 Nâng cao hiệu qủa công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ (XTĐT)

3.3.5. Phối hợp quản lý, kiểm tra giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp

Tăng cƣờng kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp các thông tin về thị trƣờng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thông tin về lao động và các dịch vụ hỗ trợ việc làm; hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; hỗ trợ tƣ vấn các vấn đề pháp lý, các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực nhƣ thuê đất, GPMB, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế…

Tăng cƣờng công tác hợp giữa các ngành, giữa các ngành với chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp. Tập trung thực hiện các biện pháp, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai dự án. Thiết lập và công khai “đƣờng dây nóng” của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành để tiếp nhận kịp thời các phản ánh của doanh nghiệp.

Định kỳ 6 tháng và 1 năm tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo tỉnh, các cơ quan QLNN với cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội nhằm nắm bắt, xử lý kịp thời những khó khăn vƣớng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng, tỉnh Hải Dƣơng cũng đề ra những chính sách khá rõ ràng và cụ thể, đó là:

-Kiên quyết không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trƣờng; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, cân nhắc tỷ suất đầu tƣ trên diện tích đất, kể cả đất KCN. Nâng cao vai trò của các Sở, ngành trong khâu thẩm định dự án, có những tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật để ngăn các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu và tác động xấu đến môi trƣờng.

-Đối với những dự án đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ nếu có yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng, yêu cầu chủ đầu tƣ phải có báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trƣờng theo quy định. Đồng thời, cơ quan chức năng của Tỉnh phối hợp giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án và quá trình hoạt động của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

-Quan tâm đến những giải pháp kiểm soát chất lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài. Trên cơ sở đó, đề xuất các bộ, ngành sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, sửa đổi các quy định còn bất cập, chƣa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tƣ và kinh doanh, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ và đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút FDI của tỉnh hải dương theo định hướng phát triển bền vững (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)