Mô tả bài toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ java web service và XSL trong việc xây dựng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA WEB SERVICE

2.1. Mô tả bài toán

2.1.1. Hiện trạng

Hiện tại, khách hàng của ngân hàng được chia làm hai loại là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Mỗi khách hàng có thể có một hoặc nhiều tài khoản mở tại ngân hàng và tiến hành giao dịch trên các tài khoản đó. Mỗi khi muốn tra cứu thông tin giao dịch của mỗi tài khoản, khách hàng phải đến quầy giao dịch của ngân hàng, tại chi nhánh khách hàng mở tài khoản, để yêu cầu nhân viên ngân hàng in các thông tin đó, hoặc gọi điện tới quầy thông tin khách hàng để được nhân viên ngân hàng cung cấp thông tin. Những khách hàng cá nhân có tài khoản ATM, sẽ tới các địa điểm đặt máy ATM để xem thông tin giao dịch của mình do máy cung cấp. Với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, thực hiện nhiều giao dịch và đã có uy tín, phía ngân hàng sẽ cung cấp một phần mềm chạy trên desktop có khả năng kết nối qua mạng Internet, theo mô hình máy khách / máy dịch vụ, đến máy chủ thông tin cục bộ đặt tại mỗi chi nhánh để xem thông tin giao dịch.

Việc ngân hàng cung cấp các thông tin tài khoản và giao dịch cho khách hàng như trên có nhiều điểm bất lợi. Thứ nhất, khách hàng cá nhân sẽ rất mất thời gian để đến ngân hàng hay các địa điểm đặt máy ATM mỗi khi muốn tra cứu thông tin giao dịch của mình. Thêm vào đó, trong trường hợp khách hàng cá nhân không có mặt trong thành phố hay đang ở tại những nơi chưa triển khai máy ATM, sẽ không thể xem thông tin giao dịch của tài khoản. Hình thức hỗ trợ qua điện thoại cũng chưa thật sự tiện dụng vì khách hàng có thể sẽ muốn in các thông tin để phục vụ cho mục đích riêng. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, nếu phần mềm được cung cấp bị trục trặc hay máy chủ cục bộ của mỗi chi nhánh chưa cập nhật các thông tin giao dịch mới nhất của tài khoản, khách hàng cũng không thể có được các thông tin cần thiết. Khi chương trình cần có sự thay đổi thì việc cập nhật, nâng cấp chương trình (cả máy dịch vụ và máy khách) là rất tốn kém. Khách hàng chỉ có thể truy cập tại máy có cài đặt chương trình và có kết nối với ngân hàng. Với mô hình ứng dụng này, rất khó triển khai với số lượng

Đinh Thị Huyền Trang – K11T3

lớn khách hàng do phải cài đặt chương trình, thiết lập đường truyền, bảo trì, đào tạo,…. Trong trường hợp các chi nhánh muốn tự phát triển hệ thống hỗ trợ khách hàng của riêng mình, hay các khách hàng lớn muốn tự xây dựng hệ thống tra cứu thông tin giao dịch, thì cũng không được phép vì không có quyền truy nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

2.1.2. Các yêu cầu đặt ra

Bài toán đặt ra là phải xây dựng một hệ thống cung cấp dịch vụ thông tin khách hàng trực tuyến nhằm mở rộng các kênh thông tin khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống này sẽ đem lại sự thuận tiện cho khách hàng trong việc truy cập thông tin của họ tại bất cứ nơi nào mà họ muốn, và có thể sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau. Chẳng hạn, khách hàng có thể truy cập được các thông tin về tài khoản, về giao dịch trên tài khoản, thông qua thư điện tử, điện thoại cầm tay, hay bằng cách truy cập vào trang web cung cấp dịch vụ của ngân hàng.

Hệ thống sẽ chạy trên máy chủ Web Services của ngân hàng, cung cấp các phương thức hỗ trợ các yêu cầu thông tin trực tiếp từ các ứng dụng tại các chi nhánh hay các ứng dụng của các khách hàng là doanh nghiệp. Các ứng dụng web chạy trên máy chủ Web server của ngân hàng cũng sử dụng các phương thức được cung cấp này để giúp các khách hàng là cá nhân có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thông qua mạng Internet.

Các dịch vụ cung cấp được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là các dịch vụ quản trị, cung cấp các chức năng quản lý cho ngân hàng, các ứng dụng quản lý nhân viên và khách hàng tại các chi nhánh. Với yêu cầu này, hệ thống cần có những chức năng sau:

- Quản trị chi nhánh: Dịch vụ này cho phép quản lý danh sách các chi

nhánh mà ở đó các khách hàng của chi nhánh này có thể truy cập thông tin từ Internet

- Quản trị người sử dụng (cán bộ của chi nhánh): Chức năng này cho

phép quản trị, thiết lập các dữ liệu cần thiết cho việc cung cấp thông tin cho khách hàng như: danh sách chi nhánh, danh sách khách hàng, các loại thông báo mà khách hàng sẽ nhận được khi đăng ký

- Quản trị khách hàng: cho phép đăng ký mới, thay đổi các thông tin của

Đinh Thị Huyền Trang – K11T3

- Quản trị dịch vụ thông báo: Chức năng này cho phép người quản trị

quản lý việc gửi thông báo tới khách hàng theo định kỳ, hay khi có phát sinh trên tài khoản thông qua thư điện tử, tin nhắn hoặc khi khách hàng truy cập vào trang Web của ngân hàng.

Loại thứ hai là các dịch vụ phục vụ khách hàng bao gồm các chức năng sẽ được cung cấp thông qua ứng dụng Web trên máy chủ Web Server của ngân hàng, giúp khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ và xem các thông tin cần thiết:

- Dịch vụ thông báo tới khách hàng: cho phép khách hàng đăng ký loại thông báo và hình thức nhận thông báo từ hệ thống

- Dịch vụ vấn tin danh sách, trạng thái và số dư tài khoản. - Dịch vụ vấn tin các giao dịch của tài khoản.

- Thanh toán và chuyển tiền.

2.1.3. Các vấn đề cần giải quyết

Để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, cần xây dựng hệ thống Web Services, làm trung gian giữa hệ thống Core Bank của ngân hàng với các ứng dụng phục vụ mục đích quản trị hay cung cấp dịch vụ của ngân hàng hoặc các hệ thống của khách hàng.

Yêu cầu Hệ thống cần xây dựng

1. Quản trị chi nhánh 1. Quản trị chi nhánh

2. Quản trị người sử dụng

2. Quản trị người dùng 3. Quản trị khách hàng

4. Quản trị thông báo 3. Quản trị thông tin dịch vụ

5. Thông báo tới khách hàng

4. Dịch vụ khách hàng 6. Dịch vụ vấn tin tài khoản

Đinh Thị Huyền Trang – K11T3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ java web service và XSL trong việc xây dựng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)