PHẦN II NHẬT KÝ KIẾN TẬP
3.2. Kết quả thực hiện quản lý, hướng dẫn và thực hiện việc cưới
3.2.1. Sự chuyển biến về nhận thức của các cấp Ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân.
Xác định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ đó, cấp ủy, chính quyền đã tuyên truyền cho tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết và chấp hành triệt để các quy định về thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội. Đồng thời tuyên truyền cho người thân trong gia đình và người dân nơi cư trú thực hiện tốt nếp sống văn minh.
Trong những năm qua, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
UBND phường đã phối hợp với UBMTTQ và các ban ngành đoàn thể triển khai thực hiện, kết hợp nhiều biện pháp để tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
35
hội; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1127-CV/TW ngày 17/4/2009, Chỉ thị số 11-CT/TU “ về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội” ngày 03/10/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân đã tích cực, chủ động chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các chi bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Thời gian triển khai ngắn nhưng việc thực hiện đã đem lại hiệu quả cao và có nhiều chuyển biến tích cực về mặt nhận thức. Các nội dung của Quyết định đã từng bước đi vào cuộc sống, dư luận nhân dân đồng tình cao với nội dung của Quyết định, hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, tiết kiệm vui tươi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, khơi dậy và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu rườm rà theo tục lệ cũ trong việc cưới xin.
Sau thời gian được các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, người dân đã chuyển đổi hành vi cũng như nhận thức, cụ thể việc tổ chức đám cưới, các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu đều diễn ra gọn nhẹ, không rườm rà, hầu hết các hoạt động trên đều tổ chức trong một ngày.
3.2.2. Kết quả đạt được và những mặt hạn chế. 3.2.2.1. Kết quả đạt được. 3.2.2.1. Kết quả đạt được.
Về cơ bản chấp hành tốt Luật Hôn nhân và gia đình trong việc tổ chức kết hôn theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tập quán và truyền thống văn hóa tại địa phương. Các đôi nam nữ trước khi cưới được tự do tìm hiểu trên nguyên tắc tự nguyện.
Trước khi cưới đã đi đăng ký kết hôn đúng thủ tục hành chính; lễ cưới được tổ chức trang trọng, lành mạnh, đơn giản, tiết kiệm, các thủ tục chạm ngõ, lễ hỏi, xin dâu, thách cưới đã được tổ chức đơn giản và vẫn giữ được các truyền thống có giá trị tốt đẹp, giảm nhiều tình trạng say rượu trong đám cưới. Không tổ chức phô trương, mang tính kinh doanh vụ lợi, việc tổ chức cưới đã tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn cộng đồng…
36
Các đám cưới được tổ chức phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình. Đặc biệt từ ngày có Chỉ Thị số 11-CT/TU ngày 03/10/2012 của Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội, cán bộ, đảng viên đã gương mẫu đi đầu trong thực hiện tổ chức tiệc cưới.
Hiện tượng lãng phí phô trương, vụ lợi, gây phiền nhiễu giảm 70%; các hủ tục tảo hôn, ép hôn, thách cưới cao, uống rượu, đánh bạc…giảm 80%; xuất hiện nhiều mô hình cưới văn minh, lành mạnh tiết kiệm trên địa bàn phường.
3.2.2.2. Những mặt hạn chế.
Ngoài những kết quả đạt được thì song song nó là những hạn chế như: Một số cán bộ, đảng viên, công chức trong các cơ quan, đơn vị, một số gia đình có điều kiện kinh tế khá, giàu có…tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình, mời đông khách, làm cỗ bàn rình rang, tốn kém, lãng phí, gây dư luận không tốt trong nhân dân làm ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng dân cư.
Một số cấp ủy Đảng chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tích cực. Việc phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên và chủ động.
Công tác tuyên truyền phổ biến chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, chưa liên tục, nên chưa tạo được chuyển biến rõ nét. Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng về việc cưới, việc tang và lễ hội chưa được cấp ủy, chính quyền quan tâm nên chưa khuyến khích động viên được phong trào.
Một số đám cưới còn xảy ra tình trạng say rượu gây mất trật tự, dựng rạp lấn chiếm lòng đường; vỉa hè gây cản trở giao thông tắc đường, các ràn nhạc sử dụng âm thanh quá lớn; bật nhạc khuya làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của những người xung quanh nhất là gia đình có người già và trẻ nhỏ.
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
- Một số ban ngành đoàn thể chưa tích cực đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân, vẫn còn có suy nghĩ việc tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội là công việc của riêng bộ phận văn hóa thông tin và ban vận động của khu dân cư.
37
- Mới dừng ở công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chứ chưa có chế tài đối với những cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật. Chưa có biện pháp cụ thể, thường xuyên, tích cực trong chỉ đạo triển khai thực hiện.
- Một số cán bộ đảng viên chưa thực sự gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.
- Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc vận động xóa bỏ thói quen cũ, nếp sống cũ đã lạc hậu lỗi thời.
- Một số phần tử còn hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật.