Kubin23012017@gmail.com chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn từ ảnh hưởng của dòng di dân đi. Thực tế ở các vùng nông nước ta và các biện pháp khắc phục vấn đề tiêu cực (Trang 29 - 36)

III, NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỀ VIỆC DI CƯ Ở NÔNG THÔN:

kubin23012017@gmail.com chủ yếu sau:

kubin23012017@gmail.com

Chính phủ, chính quyền Trung Ương nên xem xét các chiến lược quy hoạch mở rộng các vùng nông thôn sang vùng thành thị, hay tiến tới vùng nông thôn mới/ vùng nông thôn hiện đại.

Điều này có thể thu hút lượng doanh nghiệp hay các nước phát triển đầu tư vào vùng nông thôn đó. Vì doanh nghiệp hay các nước phát triển luôn muốn tìm kiếm những vùng đất chưa bị khai thác nhiều và có cơ hội phát triển thành thành phố lớn trong tương lai. Việc thu hút các nhà đầu tư sẽ dẫn đến các nhà đầu tư chọn vùng nông thôn làm nơi làm việc để mở các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Tạo nên công ăn việc làm cho người dân tạo vùng. Người dân nhận thấy rằng cuộc sống mình có tương lai hơn thì sẽ không di chuyển ra khỏi vùng nông thôn. Ở lại làm việc và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Phổ cập và hoàn thiện chính sách quản lý nhân khẩu, hộ khẩu cho những người di cư ở nông thôn.

Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu là một nội dung quan trọng trong việc quản lý hành chính về trật tự xã hội. Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu là quản lý con người thông qua việc đăng ký và quản lý thường trú; đăng ký và quản lý tạm trú; đăng ký và quản lý tạm vắng; đăng ký bổ sung, điều chỉnh những thay đổi về nhân khẩu, hộ khẩu; kiểm tra, xử lý các sai phạm về đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu. Vì thế, trong thời gian đến, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện kết hợp công tác hộ khẩu với công tác hộ tịch, chứng minh nhân dân. Việc quản lý cư trú gắng kết công tác hộ khẩu, công tác hộ tịch, chứng minh nhân dân sẽ góp phần vào quản lý chặt chẽ, kịp thời đối với người di cư, tránh được những phiền hà cho họ trong quá trình di cư.

Việc quản lý vấn đề nhân khẩu, hộ khẩu tại vùng nông thôn. Sẽ giúp cho người dân hiểu rõ được những quyền lợi mình bị mất sau khi di cư, phổ cập những thông tin kiến thức mới cho người dân ở địa điểm mà họ sắp di cư đến. Đồng thời, chính quyền địa phương tại vùng nông thôn cũng có thể nắm rõ

kubin23012017@gmail.com

tình hình dân số tại địa phương của mình để dễ quản lý tình trạng xã hội tại vùng nông thôn.

Phát triển nhiều thành phần kinh tế tại vùng nông thôn.

Tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển một cách thuận lợi, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân trong đó có bộ phận cá thể, tiểu chủ nên cần tập trung củng cố, khuyến khích các hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại và một số cơ sở, tổ hợp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ có thuê mướn lao động tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này sẽ tạo việc làm ổn định và thu hút, sử dụng nhiều lao động tại địa phương. Sẽ tạo thêm những niềm tin về sự cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại vùng nông thôn.

Xây dựng và phát triển các chính sách xã hội.

Việc xây dựng các chính sách xã hội và đưa chúng vào thực tế đối với người lao động đang là một yêu cầu thiết yếu và quan trọng nhất hiện nay. Các chính sách đó có thể bao gồm các vấn đề được mọi người quan tâm như là vấn đề hỗ trợ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm an sinh xã hội… Việc thực hiện các chính sách này cũng rất cần thiết đối với những người di dân. Điều đó có thể giúp được người di dân có điều kiện thực hiện các quyền cơ bản của công dân, tạo điều kiện tốt cho họ tham gia vào thị trường lao động.

Làm tốt những công tác thông tin và phát triển thị trường lao động.

Thị trường lao động là một thị trường đặc biệt tại vùng nông thôn, không như thị trường hàng hóa bình thường, khi mua bán hàng hóa nó phụ thuộc vào giá trị hàng hóa và quan hệ cung cầu. Còn thị trường lao động không những phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chất lượng của sức lao động (về kỹ năng, trí tuệ,..); điều kiện làm việc, môi trường làm việc,... Chính vì vậy mà thị trường lao động có vai trò rất quan

kubin23012017@gmail.com

kubin23012017@gmail.com

thị trường lao động là rất cần thiết. Có một nguồn lao động tốt, dồi dào là bước đầu và quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào vùng nông thôn đó.

Cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, văn hóa…

Người di cư ở nông thôn tăng lên nhanh chóng có thể xuất phát đến từ các vấn đề đến từ dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, điện nước… không đảm bảo chất lượng để đảm bảo cuộc sống của họ. Cho nên vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội phải được giải quyết kịp thời. Chính quyền địa phương nên thực hiện đầu tư dự án hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, nhà mẫu giáo, nhà văn hóa…) để đáp ứng được nhu cầu chất lượng cuộc sống cho người dân đồng thời phù hợp với điều kiện kế hoạch phát triển vùng nông thôn mới. Ngoài ra, chính quyền Trung Ương nên có những chính sách ưu đãi hỗ trợ cho người dân như là chính sách miễn thuế đất, cho vay vốn. Đồng thời, chính quyền cần có chính sách thu hút tạo nguồn vốn để tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng các cơ sở y tế nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Tạo nên môi trường sống có chất lượng cuộc sống tốt.

Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn minh cho người di cư.

Những chương trình tuyên truyền nếp sống văn minh qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp người di cư có những hành động tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, cần có những quy định xử phạt hành chính để nhắc nhở họ nếu họ mắc sai lầm, qua đó có thể xây dựng được nếp sống văn minh ở vùng nông thôn. Giúp vùng nông thôn ngày càng phát triển tốt hơn.

Có chế tài xử lý những trường hợp vi phạm và xử lý công khai kịp thời.

Để nâng cao ý thức của người di cư khi cứ thích đến là đến, thích đi là đi mà không thông báo cho chính quyền địa phương nơi mình cư trú thì chính quyền cần nghiêm khắc trong xử lý những hành vi vi phạm. Mọi hành vi vi phạm đều phải được xem xét kỹ lưỡng và xử lý nghiêm minh. Nếu chủ quan, sơ hở trong xử lý sẽ không có tính răn đe và làm giảm hiệu quả của công tác tuyên

kubin23012017@gmail.com

truyền. Hiện nay, đại đa số việc xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính chưa có tính răn đe. Ở những vùng nông thôn, những quy định về việc đăng ký tạm trú, tạm vắng hay giấy xác nhận rời khỏi địa phương nơi mình sống chuyển sang một nơi mới là những nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân. Những người dân tại địa phương vẫn chưa tự giác thông báo rời khỏi nơi cư trú đến chính quyền địa phương mà tự giác rời đi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát an sinh xã hội, sinh hoạt người dân tại vùng nông thôn. Ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại vùng nông thôn.

kubin23012017@gmail.com

KẾT LUẬN:

Di cư là một phần quan trọng và không thể tách rời trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu khiến người dân di cư là do điều kiện kinh tế khó khăn, không có việc làm và thu nhập quá thấp ở vùng nông thôn... Hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị đang diễn ra một cách tự phát, thiểu tính tổ chức nên những khó khăn mà họ phải đối mặt khi sinh sống ở nơi khác là rất lớn, đồng thời có những hệ lụy ảnh hưởng tới địa phương nơi họ di cư. Mặt khác, nhu cầu lao động ảnh hưởng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp quản lý sao cho nông thôn vẫn đóng vai trò là nguồn cung cấp nhân lực cho các ngành công nghiệp và dịch vụ ở đô thị và những dòng di cư từ nông thôn ra thành thị trong tương lai sẽ diễn ra một cách có kế hoạch, trật tự và có tổ chức nhằm phát triển một cách đồng đều giữa nông thôn và thành thị.

kubin23012017@gmail.com

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn từ ảnh hưởng của dòng di dân đi. Thực tế ở các vùng nông nước ta và các biện pháp khắc phục vấn đề tiêu cực (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)