Tình hình, quản lý nguyên vật liệu và tài sản cố định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty cao su Sao Vàng Hà Nội (Trang 30 - 34)

3.1. Các loại NVL dòng trong sản xuất và kinh doanh

Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của công ty khi tham gia vào qúa trình sản xuất. Nguyên vật liệu chính bao gồm: Cao su thiên nhiên,

cao su tổng hợp (cao su các loại chiếm 70% trong tổng chi phí NVL), hoá chất, vải mành, thếp tanh, tanh, dây thép…

Nguyên vật liệu phụ: bao gồm các chất phụ gia giúp cho qúa trình chống lão hoá như: than đen, nhựa thông, bột tan chống dinh cao su, silicon, màng mỏng…

Nhiên liệu: than đốt, cơ điện: dầu Mazút, hơi hàn, xăng…

Ngoai ra còn có các nguyên vật liệu khác như: Phụ tùng thay thế, vòng bi, phớt, roăng, van (xe máy, ô tô, xe đạp), mỏ lết, kìm, klê…

3.2. Định mức sử dụng NVL cho từng loại sản phẩm

Do Công ty Cao su Sao Vàng là một công ty lớn với đa dạng chủng loại sản phẩm và nguyên vật liệu đầu vào. Do hạn chế nên em chỉ đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu của một sản phẩm đặc trưng.

Bảng 11: Định mức tiêu hao sản xuất lốp xe Honda TT Khoản mục chi phí NVL ĐVT Chi phí So sánh TT/KH KH TT Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Cao su loại I Kg 0,505.675 0.500.32 4 0,005.35 1 -0.9 2 Cao su tổng hợp Kg 0,204.130 0,210.12 0 0,003.01 0 -1,47 3 Cao su RB-01 Kg 0,166.725 0,153.704 0,0.730 -0.7 4 Xúc tiên M Kg 0,000.721 0,000.72 1 0 0 5 Ôxít kễm hiếm Kg 0,040.832 0,040.80 0 0,0.80 -1,9 6 Phòng lão hoá Kg 0,009.067 0,009.06 7 0 0 7 Vải mành 840D12 Kg 0,1.461=0.6 6 m2 0,1.430 0,0.031 -2,1 8 Kim khí (thép tanh) Kg 0.0.741 0,0.741 0 0

3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh về số lượng sản xuất trong năm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà các xí nghiệp sản xuất trong Công ty báo lên phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ mua sắm các vật tư và xác định được lượng vật tư cần mua sắm trong năm. Trong năm 2005, nhu cầu mua cá loại vật tư chính là:

Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh về số lượng sản xuất trong năm và định mức tiêu hoa nguyên vật liệu mà các xí nghiệp sản xuất trong công ty báo lên phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ mua sắm các loại vật tư và xác định lượng vật tư cần mua sắm trong năm. Trong năm 2005, nhu cầu mua các loại vật tư chính là:

Bảng 12 Nhu cầu vật tư

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Than đen Tấn 1.500 Cao su tổng hợp Tấn 700 Vải mành Tấn 700 Kim loại Tấn 700 Acid Stearic Tấn 120 Hoá chất Tấn 100

Van ô tô, xe máy Chiếc 1.500.000

Vật tư của công ty một số ít mua trong nước như: cao su thiên nhiên, Parafin, nhựa thông, dầu Flexxon 112, ôxít kẽm, còn lại là phải mua từ nước ngoài. Các nước mà công ty thường nhập như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ba Lan.. Dựa vào kế hoạch tiến độ sản xuất, công ty sẽ tính được số lượng vật tư cần mua trong kỳ kế hoạch thông qua đó công ty sẽ có kế hoạch nhập vật tư, thường thì công ty nhập vật tư từ 2-3 lần/năm. Chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá chung các tiềm năng sử dụng nguyên vật liệu là hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu:

Bảng 13: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Khối lượng NVL tiêu hao trong kỳ (triệu đồng)

94.560 94.337 105.350

NVL dự trữ trong kỳ (triệu đồng)

16.356 16.711 17.567

Hiệu suất tiêu hoa vật tư

3,03 2,97 3,15

Số vòng luân chuyển vật tư

5,78 5,64 5,99

Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu (suất chi phí vật tư) biểu hiện một đồng vật liệu tham gia trong kỳ sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Hiệu suất sử dụng càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng càng tốt.

Bảng tính toán này cho chúng ta thấy năm 2003 cứ 1 triệu đồng NVL thì tạo ra 3,03 triệu đồng giá trị tổng sản lượng,năm 2004 là 2,97 triệu đồng, năm 2005 là 3,15 triệu đồng. Số vòng luân chuyển vật tư không ổn định qua các năm, năm 2005 số vòng luân chuyển vật tư cao hơn.

Khoản chi phí vật liệu phụ thuộc vào hai nhân tốlà: mức tiêu hao và giá vật liệu xuất dùng. Việc quản lý tiêu hao nguyên vật liệu của công ty thực hiện tương đối tốt, tiêu hao vật liệu thực tế cho một đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm so với kế hoạch. Đạt được điều đó là do công ty quản lý chặt chẽ định mức tiêu hao nguyên vật liệu, do đó chi phí về nguyên vật liệu giảm xuống.

Vì sử dụng nguyên vật liệu đến đâu mua đến đấy nên lượng nguyên vật liệu tồn kho ít, tương đối 90%. Tuy nhiên có một số hoá chất dùng ít nhưng lại mua nhiều tồn kho dùng tới 2,3 năm mới hết. Để tránh tình trạng này và tính toán được lượng dự trữ cần thiết, công ty phải xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu một cách tỷ, phải nắm được nguồn cung cấp trên thị trường, những biến động của thị trường về nguyên vật liệu tránh làm cho công ty có sự lúng túng trong việc dự trữ cũng như thu mua nguyên vật liệu.

3.4. Tình hình tài sản cố định

3.4.1. Các nhóm tài sản cố định hiện có

* Tài sản cố định hữu hình: nhóm này gồm

+ Đất đai, nhà cửa và kiến trúc:Loại tài sản này khấu hao từ 20-40 năm + Máy móc thiết bị: Loại tài sản này khấu hao từ 10-12 năm

+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: Loại tài sản này khấu hao từ 6-8 năm + Thiết bị dụng cụ quản lý: Loại máy này khấu hao từ 2-5 năm

* Tài sản cố định thuê tài chính * Tài sản cố định vô hình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty cao su Sao Vàng Hà Nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w