Hình 2 .2 Kích thước bao của xe Ford Ranger
Hình 2.11 Nguyên lý hoạt động van phân phối quay vòng sang trái
Khi xe quay vòng sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối cũng quay sang trái. Các lỗ X' và Y' hạn chế dầu từ bơm để chặn dòng chảy dầu vào các cổng "B" và"C". Do vậy, dầu chảy từ cổng "C" tới ống nối "C" và sau đó tới buồng xi lanh trái làm thanh răng dịch chuyển sang phải và tạo lực trợ lái. Lúc này, dầu trong buồng xi lanh phải chảy về bình chứa qua ống nối "B"→ cổng " B"→ cổng "D"→ buồng "D".
2.3.4. Cảm giác mặt đường và tính tùy động
2.3.4.1. Cảm giác mặt đường
Trong quá trình quay vòng, áp suất trong khoang làm việc của xi lanh lực tăng tỉ lệ với momen cản quay vòng bánh xe và sự dịch chuyển tương đối giữa trục van điều khiển và van quay, hay nói cách khác là độ biến dạng của thanh xoắn. Khi momen cản quay vòng tăng đòi hỏi áp suất trong khoang làm việc của xi lanh lực cũng phải tăng và độ biến dạng của thanh xoắn ngày càng lớn. Chính độ biến dạng của thanh xoắn sẽ tác động lên vành tay lái của người điều khiển tạo cảm giác cho người lái.
2.3.4.2. Tính tùy động
Khi đang đánh tay lái, người lái xe dừng lại (không quay tiếp tục) xu hướng của momen cản đang gia tăng sẽ tác động lên pít tông của cụm xi lanh lực theo chiều ngược lại với chiều điều khiển của người lái. Đồng thời khi người lái không đánh tay lái nữa cũng có nghĩa là áp suất dầu trong khoang xi lanh lực sẽ không tăng lên nữa và thanh xoắn được giữ ở một góc xoắn nhất định. Khi đó lực do momen cản sinh ra sẽ cân bằng với lực do áp suất dầu sinh ra làm cho pit tông được giữ ở một vị trí cố định theo góc quay của người lái đồng thời độ biến dạng của thanh xoắn sẽ tạo cảm giác cho người lái là phải giữ một lực nào đó khi đang quay vòng.
Trong trường hợp một bánh dẫn hướng bị nổ lốp, lúc này có sự dịch chuyển lệch bên của bánh xe về phía bánh bị nổ lốp. Sự chuyển động lệch bên nguy hiểm của ôtô sẽ tránh được nếu người lái không buông lỏng tay lái. Vì sự lệch bên ban đầu tác dụng vào van phân phối tạo nên sự dịch chuyển tương đối giữa trục van điều khiển và van quay.
Van sẽhướng dầu chảy vào khoang của một bên xy lanh lực mà ở đó áp suất thuỷ lực tạo lên sẽ tác dụng lên pit tông chống lại sự lệch bên của bánh xe.
CHƯƠNG 3: NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI HỆ THỐNG LÁI, NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC
3.1. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG LÁI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1. Tay lái nặng - Lốp trước không đủ
căng hay mòn không đều. - Góc đặt bánh trước không đúng.
- Khớp cầu bị mòn. - Thiếu dầu trợ lực lái.
- Kiểm tra áp suất lốp. - Điều chỉnh lại góc đặt bánh xe.
- Kiểm tra các khớp cầu. - Bổ xung dầu trợ lực lái.
2. Hành trình tự do lớn
- Khe hở ăn khớp trong cơ cấu lái và độ rơ của các chi tiết trong dẫn động lái quá lớn.
- Có khe hở trong ổ bi đỡ trục răng.
- Đai ốc bắt vô lăng xiết không đủ chặt.
- Lỏng ổ bi bánh xe.
- Điều chỉnh lại khe hở ăn khớp, độ căng của ổ bi trong cơ cấu lái và độ rơ khớp cầu trong dẫn động lái. 3. Trợ lực lái làm việc nhưng trợ lực nhỏ - Thiếu dầu. - Có không khí và nước trong hệ thống. - Hỏng bơm.
- Chảy dầu trong cơ cấu lái do mòn các khớp bao kín.
- Van an toàn lưu lượng bị kênh.
- Lò xo van an toàn áp
- Bổ xung dầu.
- Xả khí và thay dầu. - Kiểm tra bơm dầu, sửa chữa nếu hỏng.
- Thay thế các phớt bao kín.
- Tháo bơm ra kiểm tra độ dịch chuyển của các van an toàn lưu lượng.
suất bị liệt hay quá yếu. của van an toàn áp suất.
4. Trợ lực nhỏ và không đều khi quay vòng về hai phía - Thiếu dầu. - Có không khí và nước trong hệ thống. - Hỏng bơm. - Dây đai chùng.
- Dính con trượt van phân phối.
- Xi lanh trợ lực hỏng.
- Bổ xung dầu.
- Thay dầu và xả khí. - Tháo bơm kiểm tra sửa chữa.
- Căng lại dây đai.
- Tháo rửa con trượt van phân phối.
- Kiểm tra sự dịch chuyển xi lanh, lực để dịch chuyển không quá 6 KG.
5. Mất trợ lực lái
- Lỏng đế van an toàn. - Kênh van lưu lượng. - Dây đai quá chùng.
- Tháo bơm, kiểm tra các van.
- Điều chỉnh lại dây đai.
6. Có tiếng ồn khi bơm làm việc
- Thiếu dầu trong bình dầu.
- Tắc và hỏng lưới lọc. - Có không khí trong hệ thống.
- Bổ xung dầu.
- Rửa lưới lọc và kiểm tra.
- Xả không khí trong hệ thống.
7. Có tiếng gõ trong cơ cấu lái
- Khe hở ăn khớp quá lớn.
- Mòn các ổ đỡ.
- Vỡ, mẻ, sứt trong cặp bánh răng ăn khớp.
- Điều chỉnh ăn khớp trong cơ cấu lái.
- Điều chỉnh, thay thế các ổ đỡ bị mòn.
- Thay thế các chi tiết hỏng trong cơ cấu lái.
8. Dầu chảy qua lỗ thông hơi của bơm
- Mức dầu quá cao. - Tắc hỏng lưới lọc.
- Tháo bớt dầu đến mức quy định.
- Kiểm tra rửa lưới lọc.
9. Chảy dầu ở đệm phớt - Các đệm bị lão hóa. - Do chuyển động các chi tiết bị cọ xát. - Sức căng lò xo giảm nên độ kín của phớt giảm.
- Thay thế các phớt đệm mới.
11. Dây đai quá căng
- Khi lắp bơm không kiểm tra điều chỉnh.
- Điều chỉnh đệm bánh đai để căng lại dây đai đúng tiêu chuẩn.
12. Dây đai trùng
- Do quá trình sử dụng không kiểm tra điều chỉnh.
- Dây đai bị giãn.
- Căng lại dây đai. - Thay dây mới.
13. Tay lái bị rung - Đai ốc bắt chặt bánh xe bị lỏng. - Các khớp nối của hệ thống bánh lái chưa chặt. - Mòn bạc trụ lái. - Mòn bạc thanh rằng thước lái.
- Giàn cân bằng lái bị cong hay cao su phần cân bằng bị thoái hoá. - Bánh xe không cân bằng. - Do lốp bị vặn hay lốp chửa.
- Lốp non hoặc các lốp bơm căng không đều. - Lốp mòn không đều. - Khi lọt vào đường dầu của hệ thống trợ lực lái.
- Xiết chặt các đai ốc. - Xiết chặt lại các khớp nối.
- Thay, tiện lại bạc mới. - Chỉnh lại bạc tỳ thước lái.
- Thay bạc tròn hay căn lại cho khe hở hợp lý.
- Cân bằng lại các bánh xe. - Thay thế cao su phần cân bằng, kiểm tra lốp hoặc bơm lại lốp.
- Bơm lốp đủ áp suất quy định.
- Thay lốp.
- Xả khí trong hệ thống trợ lực lái.
14.Tay lái lệch sang trái hoặc phải
- Áp suất lốp không đều. - Cao su tay lái bị thoái hoá.
- Góc đặt vô lăng không đúng.
- Độ chụm bánh và song hành bánh xe sai. - Bị dơ táo lái. - Rôtuyn lái hỏng do làm việc lâu ngày.
- Bơm lốp đúng áp suất quy định.
- Thay thế cao su tay lái. - Chỉnh lại góc đặt vô lăng, độ chụm và độ song hành bánh xe.
- Thay thế táo lái. - Thay thế rôtuyn.
3.2 BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI 3.2.1 Nội dung bảo dưỡng 3.2.1 Nội dung bảo dưỡng
3.2.1.1. Bảo dưỡng thường xuyên
Thường xuyên kiểm tra các chỗ nối, các ổ có bị lỏng ra không và còn chốt chẻ không. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và xem có bị kẹt không.
3.2.1.2. Bảo dưỡng 1 (Sau 6500 km)
Kiểm tra và xiết lại ổ, các khớp nối, kiểm tra các chốt chẻ. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và của các khớp thanh lái ngang. Kiểm tra và bổ xung dầu trợ lực lái, bơm mỡ các khớp. Kiểm tra độ căng dây đai bơm dầu.
3.2.1.3 Bảo dưỡng 2 (Sau 12500 km)
Kiểm tra dầu trợ lực lái, nếu cần thiết thì thay dầu. kiểm tra điều chỉnh độ rơ ở các khớp cầu của thanh lái dọc, ngang. Bơm mỡ đầy đủ vào các vú mỡ.
Thông rửa các phần tử lọc của bơm dầu, kiểm tra áp suất trong hệ thống trợ lực, điều chỉnh độ căng dây đai. Kiểm tra xiết chặt vỏ của cơ cấu lái với khung xe, trục lái với giá đỡ trong buồng lái, kiểm tra độ rơ và lực quay vành tay lái. Kiểm tra điều chỉnh khe hở ăn khớp trong cơ cấu lái bánh răng trụ thanh răng.
* Khi bảo dưỡng sửa chữa phải tuân thủ một số quy định sau:
+ Tháo lắp đúng thứ tự.
+ Làm đúng, làm hết nội dung bảo dưỡng sửa chữa. + Không làm bừa làm ẩu.
+ Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, các chi tiết tháo lắp phải để đúng nơi quy định.
3.2.2. Một số nội dung bảo dưỡng, kiểm tra chính
3.2.2.1. Kiểm tra hành trình tự do vành lái
Độ an toàn chuyển động của xe phụ thuộc vào hành trình tự do của vành tay lái. Hành trình tự do của vành tay lái được kiểm tra bằng thước khi động cơ làm việc ở chế độ không tải và bánh trước ở vị trí thẳng.