3.1.2 .Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển của ngành giáo dục dạy nghề trong giai đoạn tới
4.1.1. Những đặc điểm của môi trường giáo dục dạy nghề
Trong thời đại hiện nay, trƣớc xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, hệ thống đào nghề ở Việt Nam đang có nhiều đổi mới. Việc phát triển nguồn nhân lực cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là một chiến lƣợc quốc gia trong toàn bộ chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả nguồn nhân lực
Các nghiên cứu gần đây về chất lƣợng giáo dục và nguồn nhân lực ở các nƣớc cho thấy Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 (so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10). Nƣớc ta không chỉ thiếu lực lƣợng lao động kỹ thuật mà còn thiếu trầm trọng cả đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lƣợng cao. Nhân lực đƣợc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghệp dù đã có những chuyển đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trƣờng song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao đông, chƣa gắn với việc làm.
Trong vài năm gần đây, kinh tế- xã hội Việt Nam có những bƣớc phát triển mạnh, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu của ngƣời lao động. Đó là đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng nhƣ nghề nghiệp.
Thực trạng về lao động và việc làm, về chất lƣợng nguồn nhân lực ở nƣớc ta đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo nghề và hƣớng nghiệp. Nhà nƣớc ta đã đặt ra mục tiêu: ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học- công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Trong giáo dục nghề nghiệp, cần gắn nối chặt chẽ, đa dạng hóa hình thức giảng dạy, học tập và nâng cao trình độ cho cả trung cấp chuyên nghiệp lẫn dạy nghề. Đặc biệt, việc đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trƣờng lao động.
Trƣớc hết, cần gắn các trƣờng lớp với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế……cần có chính sách và cơ chế thích hợp để các trƣờng, lớp này là những nguồn đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực trực tiếp cung cấp cho chính các đơn vị này. Mặt khác trong cơ cấu trình độ của giáo dục chuyên nghiệp, không thể dừng đào tạo ở các bằng cấp nhƣ hiện nay. Đã đến lúc cần phải mở các trƣờng chuyên nghiệp theo hƣớng thực hành cao ở trình độ cao đẳng và đại học.
Trong đào tạo nghề, không chỉ dừng ở việc đào tạo cho ngƣời lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn đào tạo và hình thành các năng lực mềm (thích nghi, biến đổi…) để con ngƣời có thể linh hoạt trong lựa chọn nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp. Cần mở nhiều trƣờng, lớp đa dạng hơn và có trình độ cao hơn để có thể có đƣợc một đội ngũ đông đảo những ngƣời lao động có trình độ bán lành nghề, lành nghề và tay nghề bậc cao theo nghề nghiệp mà mình đƣợc đào tạo.
Để giúp cho công tác hƣớng nghiệp và đào tạo nghề đạt hiệu quả, nƣớc ta cần có một hệ thống thông tin về thế giới nghề nghiệp, thị trƣờng lao động và dự báo nguồn nhân lực của các ngành nghề trong hiện tại và tƣơng lai một cách thống nhất, đầy đủ. Nhà nƣớc cần thành lập một cơ quan quốc gia có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ rang trong việc thu thập và xử lý, phổ biến các thông tin về thị trƣờng lao động và dự báo về nguồn nhân lực
Đáp ứng đƣợc những yêu cầu cấp thiết trên, việc đào tạo nghề và hƣớng nghiệp ở nƣớc ta sẽ có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, hòa nhập với thế giới. Sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực sẽ phát triển và có chất lƣợng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đáp ứng đƣợc những thách thức của quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay
4.1.2. Định hướng mục tiêu, chiến lược phát triển của trường Cao Đẳng Cơ Điện Hà Nội
Với chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ theo các cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp và sơ cấp nghề
bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho ngƣời lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và của ngƣời lao động, thực hiện liên kết đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu chiến lƣợc: Đổi mới cơ bản toàn diện nhà trƣờng nhằm đảm bảo mang lại cho cán bộ viên chức một môi trƣờng thuận lợi để có thể phát huy toàn bộ năng lực trí tuệ của mình cho sự nghiệp đào tạo nghề. Tạo cho học sinh, sinh viên môi trƣờng học tập rèn luyện khang trang hiện đại nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng tay nghề để có việc làm với thu nhập cao và ổn định trong nền kinh tế thị trƣờng
Phấn đấu trở thành trƣờng Cao đẳng nghề tiên tiến trong khu vực có phƣơng pháp đào tạo tiên tiến, có cơ sở hạ tầng trang thiết bị đồng bộ, có môi trƣờng sƣ phạm xanh - sạch- đẹp. Từng bƣớc tạo dựng thƣơng hiệu trƣờng có uy tín trong đào tạo nghề, có quan hệ đủ sức cạnh tranh và hợp tác bình đẳng với các nƣớc trong khu vực chủ động hội nhập quốc tế. Chiến lƣợc phát triển trƣờng lấy việc đào tạo năng lực thực hành nghề cho ngƣời học làm nhiệm vụ trung tâm. Coi trọng sự khác biệt đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ứng dụng, gắn đào tạo với lao động sản xuất, dịch vụ làm nhiệm vụ trọng tâm và là yếu tố then chốt trong quá trình thực hiện và đảm bảo thành công của Chiến lƣợc