Trung tâm phục vụ SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức của trường cao đẳng CNTT hữu nghị việt hàn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 36)

2.2.1.2. Các nghi lễ

Một trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa tổ chức là các nghi lễ, trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn cũng có những lễ nghi mang đậm tính văn hóa của tổ chức giáo dục, nhƣ: Đại hội Đảng, Hội nghị tổng kết, sơ kết, lễ trao danh hiệu giáo viên dạy giỏi, trƣờng học thân thiện, các phong trào thi đua học tập và nghiên cứu khoa học, tham gia các lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, kỷ niệm thành lập ngành, các buổi sinh hoạt: học tập Nghị quyết, tuyên truyền pháp luật, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các văn bản luật mới, các buổi miting giao lƣu văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. Ngoài ra, hàng năm còn có các hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên khác: gặp mặt CBVC nhân ngày lễ lớn, ma tang, hiếu hỉ, ốm đau, thai sản, phong trào thể thao, văn nghệ giao lƣu giữa các đơn vị trong tổ chức, các chuyến tham quan du lịch trong và ngoài nƣớc, đây là cơ hội để mọi ngƣời đƣợc giao lƣu, tăng tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau. Ban nữ công của trƣờng cũng tổ chức khám sức khỏe cho chị em nhân ngày 8/3 hay tổ chức và tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân dịp 1/6, đoàn thanh niên tổ chức rằm trung thu…

Hình 2.5. Giao lƣu văn hóa Việt- Hàn

Hình 2.6.Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

Hình 2.7. Lễ khai mạc giải bóng chuyền, bóng bàn CNVC 2014

2.2.1.3. Trang phục, đồng phục

Đồng phục cũng là yếu tố thuộc lớp thứ nhất của văn hóa tổ chức. Đồng phục thể hiện nét đặc trƣng cho môi trƣờng làm việc, tính chất công việc, góp phần tạo nên bản sắc cho nhà trƣờng.

 Đối với giảng viên, CBVC đều mang bảng tên, mặc áo sơ mi, quần tây và bỏ áo vào quần hoặc váy công sở hoặc áo dài. Trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo, đi giầy hoặc dép có quai hậu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, một số giảng viên vẫn chƣa thực hiện nghiêm túc việc đeo thẻ GV khi lên lớp và một số GV còn ăn mặc chƣa thực sự phù hợp với môi trƣờng sƣ phạm, điều này cũng thể hiện tính không chuyên nghiệp trong công việc.

Trong tiếp khách nƣớc ngoài, các buổi lễ, hội nghị, đại hội… ngoài trang phục quy định ở trên thì nam thắt cà vạt hoặc comple, nữ mặc áo dài hoặc comple.

Trƣờng hợp làm việc trong phòng thí nghiệm - thực hành hoặc theo đặc thù môn học, ngành học, tính chất công việc thì sử dụng trang phục theo quy định riêng. Hiện tại, trƣờng Việt- Hàn vẫn chƣa có trang phục riêng cho toàn thể các bộ nhân viên, chỉ có đồng phục riêng cho đơn vị hành chính quản trị do tính chất công việc, ngoài ra các phòng ban khác có đồng phục thì chỉ mang tính tự phát .

2.2.1.4. Ngôn ngữ, hành vi ứng xử:

- Đối với cán bộ lãnh đạo:

Luôn phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập, nâng cao trình độ và phát huy sáng kiến của giảng viên, cán bộ, viên chức thuộc đơn vị mình quản lý.

Tôn trọng và tạo niềm tin cho giảng viên, cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý khi giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, cán bộ, viên chức

- Đối với đồng nghiệp, Giảng viên, cán bộ viên chức:

 Các phòng ban, các khoa hay các đơn vị hỗ trợ nêu cao tinh thần hợp tác tƣơng trợ, thẳng thắn tự phê bình và phê bình trong các đợt tổng kết thi đua cuối năm hoặc góp ý trực tiếp trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp vẫn chƣa thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc, vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm và quan liêu khi giải quyết các vấn đề liên quan.

 Theo quy định của trƣờng nên các các bộ viên chức gặp nhau phải chào hỏi, xƣng hô phải chuẩn mực (trong sinh hoạt bình thƣờng xƣng hô theo tuổi tác hoặc quan hệ xã hội. Trong công việc, hội họp xƣng hô theo cấp bậc, chức vụ. Đối với giảng viên, thống nhất gọi thầy, cô và xƣng tôi )

- Đối với khách trong nƣớc và nƣớc ngoài đến làm việc tại trƣờng:

Luôn có thái độ lịch sự, nhã nhặn, nhiệt tình chu đáo nhƣng không suồng sã. Coi trọng hiệu quả công việc nhƣng tôn trọng thể diện cá nhân, thể diện và lợi ích quốc gia, Nhà trƣờng, đơn vị .

 Khi khách đến thăm và rời phòng làm việc luôn đứng lên chào khách một cách trân trọng.

Đặc biệt, trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn là trƣờng mang đậm dấu ấn hợp tác giữa 2 nƣớc Việt Nam và Hàn Quốc nên mọi nghi thức chào hỏi đều đƣợc quán triệt và thực hiện nghiêm túc để lại ấn tƣợng đẹp trong lòng các tình nguyện viên cũng nhƣ các đoàn chuyên gia Hàn Quốc đến nghiên cứu và làm việc tại trƣờng.

 Đối với sinh viên: Giảng viên, cán bộ viên chức mẫu mực trong sinh hoạt và làm việc, tận tình chỉ bảo giúp đỡ sinh viên, học viên. Giảng viên sẽ hợp tác với các phòng ban nhƣ phòng Công tác sinh viên, phòng đào tạo,.. giải đáp mọi thắc mắc về công tác thi đua, học tập, rèn luyện, các trợ cấp, học bổng,… một cách chu đáo, tận tình cho sinh viên thông qua buổi cố vấn học tập hàng tháng (2 lần/1 tháng)

 Khi tiếp xúc với gia đình sinh viên: giảng viên, cán bộ công chức có thái độ nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hƣớng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định trong khi giải quyết các công việc liên quan đến phụ huynh sinh viên, học viên . Thông thƣờng, các cố vấn học tập sẽ điện thoại nói chuyện với phụ huynh sinh viên hoặc mời lên phòng làm việc riêng để giải quyết.

2.2.1.5. Biểu tượng, slogan

- Biểu tƣợng: logo của trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn đƣợc thiết kế với 3 màu đỏ, xanh da trời và trắng. Màu đỏ tƣợng trƣng cho hỏa- thể hiện sinh lực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng, màu xanh tƣợng trƣng cho thủy, màu sắc của bầu trời và đại dƣơng, giúp ta liên tƣởng đến trí tuệ, tính chuyên nghiệp, sự bền vững, thống nhất và màu trắng trung tính tạo nên sự cân bằng, ổn định cho tổng thể.

Thêm vào đó, logo có những nét cong dựa trên đƣờng tròn hội tụ và lan tỏa sức mạnh của những ứng dụng công nghệ đến cộng đồng. Những đƣờng cong liên tiếp, uyển chuyển, có xu hƣớng đi lên tựa nhƣ những ngọn lửa sinh khí bừng lên và năng động. Và với đƣờng cong màu đỏ tựa nhƣ cây cầu, bên trên là 2 chữ VIETHAN IT tƣợng trƣng của sự kết nối cho tình hữu nghị, hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Slogan: “VIETHAN IT- MỘT ĐIỂM TỰA”

Xã hội ngày càng phát triển, con ngƣời- đặc biệt là giới trẻ thƣờng khép mình với cuộc sống xung quanh, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn giữa cuộc đời. Chìm đắm

trong thế giới ảo với đầy rẫy bạn bè, nhƣng khi bƣớc ra thế giới thật họ trở nên lạc lõng, bơ vơ. Họ là một phần của thế giới hay thế giới là một phần của họ? Họ có thể nâng cuộc đời, sự nghiệp lên tầm cao mong muốn nếu có một điểm tựa vững chắc cho mình. Điểm tựa của họ có thể là gia đình, bạn bè hay một ngƣời đặc biệt nào đó. Điểm tựa ấy giúp thế hệ trẻ sống trọn vẹn hơn với cuộc đời này, có thể giúp họ “ Nâng bổng thế giới” hoặc có thể là nơi để tựa vào lúc mệt mỏi, mất phƣơng hƣớng. Với ý nghĩa đó, trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn mong muốn trở thành “MỘT ĐIỂM TỰA” vững chắc cho các bạn trẻ đam mê công nghệ thực hiện những hoài bão, là điểm tựa để nâng cánh ƣớc mơ, là điểm tựa để vững tin vào cuộc sống và là điểm tựa để các bạn trẻ thỏa sức sáng tạo, tự tin thể hiện cá tính của mình.

Biểu tƣợng và slogan này đã đồng hành với trƣờng qua 7 năm, đã in dấu trong tâm trí của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng nhƣ các thế hệ học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế Biểu tƣợng và slogan của trƣờng vẫn chƣa đƣợc công nhận chính thức về bản quyền. Giải thích cho việc này, nguyên nhân là do từ ngày thành lập trƣờng, trƣờng đã thực hiện việc đăng ký, tuy nhiên với thiết kế có hai chữ Việt- Hàn trùng với một đơn vị có địa điểm gần trƣờng- Công ty cổ phần và sản xuất đầu tƣ Việt- Hàn đã đăng ký trƣớc đó nên công tác chứng nhận quyền sở hữu về biểu tƣợng và logo đến nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Thiết nghĩ Ban lãnh đạo nhà trƣờng cần quan tâm đến vấn đề này để nó đƣợc công nhận, sử dụng đúng pháp luật, để các thế hệ viên chức và học sinh cảm thấy tự hào khi nhắc đến biểu tƣợng của đơn vị mình.

2.2.2. Phong cách ứng xử hàng ngày

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức: Chính văn hóa tổ chức giúp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tổ chức, đồng thời tạo ra môi trƣờng làm việc thoải mái và lành mạnh. Khi văn hóa tổ chức phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình đang làm một công việc có ý nghĩa và hãnh diện vì là thành viên của tổ chức đó.

Tại trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn, thực hiện phƣơng thức hoạt động

đoàn kết hiệp đồng trong tập thể CBVC giúp đơn vị nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ổn định và tăng thêm sự gắn bó giữa cá nhân và tập thể và giữa cá nhân với nhau.

- Sự quan tâm, đối xử với thành viên trong tổ chức: Để phát triển tổ chức thì ngƣời lao động phải là nhân tố quan trọng nhất để quyết định mọi quyết sách của tổ chức. Muốn vậy, tổ chức phải luôn duy trì một môi trƣờng làm việc bình đẳng, không phân biệt đối xử và luôn có sự quan tâm sâu sắc đến tất cả các thành viên trong tổ chức. Đây cũng chính là mục đích trong nhiều năm qua, trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn luôn cố gắng xây dựng và phát triển. Sự quan tâm đối xử đƣợc thể hiện nhiều khía cạnh nhƣ về thu nhập, các khoản trợ cấp tăng thêm cho CBVC, môi trƣờng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ hội thăng tiến trong công việc đƣợc chia đều cho tất cả các thành viên trong tổ chức, hay sự quan tâm trong các việc nhƣ: cƣới xin, ma chay, ốm đau, thai sản, sinh con,… cũng đều đƣợc lãnh đạo thăm hỏi chu đáo,… và trong cả những chuyên riêng tƣ của CBVC cần tham vấn ý kiến của lãnh đạo đơn vị.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, tôi đã làm một cuộc khảo sát về mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trƣờng của GV trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt-Hàn

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các thành viên

trong nhà trường của GV trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn

TT Mối quan hệ

Mức độ Tốt Bình thƣờng Chƣa

Tốt Không rõ SL % SL % SL % SL % 1 Về bầu không khí tâm lý, đạo đức

trong tập thể nhà trƣờng 85 88.19 9 10.24 2 1.57 0 0 2 Về quan hệ giữa giáo viên với nhau 72 74.8 20 21.26 3 3.14 1 0.8 3 Về quan hệ giữa giáo viên với học

sinh 64 66.93 28 29.13 2 2.36 2 1.58

Nhận xét:

Với câu hỏi cho 96 giảng viên là: “ Đồng chí hãy đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường”, bảng tổng hợp đã cho ta thấy rõ:

Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trƣờng đƣợc đa số GV đánh giá là tốt, tỷ lệ đánh giá mối quan hệ đó chƣa tốt hay không rõ là rất ít, cụ thể hơn:

- Về bầu không khí tâm lý, đạo đức trong tập thể nhà trƣờng: có 88.19% số GV đánh giá tốt, tuy nhiên có tới 10.24% đánh giá ở mức độ bình thƣờng và 1.57% là chƣa tốt.

Bầu không khí tâm lý, đạo đức tác động lớn đến chất lƣợng dạy và học, đến phẩm chất đạo đức của HSSV. Không thể nói đến chất lƣợng dạy học, giáo dục có hiệu quả một khi nề nếp, kỷ cƣơng trong trƣờng lỏng lẻo, thiếu quy củ, thiếu sự đồng thuận từ BGH nhà trƣờng tới các thầy cô giáo và học sinh sinh viên, trong đó vai trò của BGH là đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy, những trƣờng có bầu không khí tốt, có nề nếp, kỷ cƣơng đều có một BGH mạnh (đoàn kết, quản lý giỏi) đƣợc giáo viên, HSSV của trƣờng “tâm phục, khẩu phục”

- Về quan hệ giữa giáo viên với nhau: có 74.08% GV đánh giá mối quan hệ này ở mức độ tốt, 21.26% đánh giá ở mức độ bình thƣờng, số GV đánh giá mối quan hệ này chƣa tốt chiếm 3.14%. Số GV không rõ về mối quan hệ này chiếm 0.8%. Do đó nhà trƣờng cần phải đặc biệt quan tâm mối quan hệ này vì đây là mối quan hệ hợp tác tin cậy, giúp đỡ nhau trong chuyên môn, chia sẻ, cảm thông với những hoàn cảnh riêng của nhau, tôn trọng cá tính của nhau. Cùng bàn bạc dân chủ, tạo ra sự đồng thuận cao trong tập thể để giải quyết những vấn đề về dạy học và giáo dục HSSV một cách có hiệu quả nhất. Thực tiễn GD cũng cho thấy ở những trƣờng mà GV mất đoàn kết, BGH không mẫu mực, uy tín thấp thì tất yếu là nề nếp, kỷ cƣơng rối loạn, chất lƣợng dạy học và giáo dục sẽ kém.

- Về quan hệ giữa GV và HSSV: 66.93% cho rằng ở mức độ tốt, GV đánh giá mối quan hệ này ở mức độ bình thƣờng là 29.13%, số GV đánh giá mối quan hệ này ở mức chƣa tốt là 2,36%, số GV không biết rõ mối quan hệ này nhƣ thế nào chiếm 1.58%.Quan hệ giữa GV và HSSV trong quá trình dạy học và GD thể hiện rõ rệt

nhất trong VH ứng xử giữa thầy và trò có thể tác động tích cực ( hoặc tiêu cực) tới quá trình dạy học và quá trình GD. Có thực tế là không ít HSSV hiện nay thiếu lễ phép với thầy cô, có những biểu hiện về thái độ hành vi xúc phạm tới thầy cô và ngƣợc lại, vẫn còn một số GV chƣa cƣ xử đúng mực của một ngƣời thầy giáo. Tất cả những biểu hiện trên cho thấy giữa thầy cô giáo với HSSV hiện nay cần đƣợc quan tâm từ nhiều phía với nhiều hình thức, biện pháp tác động khác nhau để mối quan hệ này thực sự tốt đẹp với truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”

- 71,65% số GV đánh giá về mối quan hệ giữa HS với HS ở mức độ tốt, số GV đánh giá ở mức độ bình thƣờng chiếm 18.11%, 5.51% số GV cho rằng mối quan hệ này chƣa tốt, số còn lại chiếm 4.73%. Đây là mối quan hệ đoàn kết hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập, tôn trọng lẫn nhau…là nét đẹp đáng trân trọng của “văn hóa nhà trƣờng”. Nhƣng vấn đề là tại sao lại có hiện tƣợng chƣa tốt về mối quan hệ này? Điều đáng tiếc là hiện nay trong mối quan hệ giữa HSSV với nhau còn nhiều biểu hiện thiếu VH: chửi thề, mất đoàn kết, gây gỗ đánh nhau…Rõ ràng là việc GD đạo đức cho HSSV cần đƣợc các nhà GD quan tâm nhiều hơn nữa.

Tóm lại, xây dựng VHNT lành mạnh hƣớng tới sự phát triển bền vững, thực chất là xây dựng bầu không khí tâm lý, đạo đức, xây dựng nề nếp, kỷ cƣơng, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trƣờng, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò, trò với trò, thầy với thầy (trong đó có các nhà quản lý GD) theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức của trường cao đẳng CNTT hữu nghị việt hàn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)