Hệ thống NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Từ năm 2007 hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU

3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

3.1.3. Hệ thống NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Từ năm 2007 hiện

nay):

Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO vào năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp (DN) trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở các nước đi lên từ nền kinh tế bao cấp.

Những cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo cơ hội cho các NHTM trong nước tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng hơn, tiếp thụ kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng khi các ngân hàng trong nước lựa chọn các ngân hàng nước ngoài danh tiếng làm đối tác chiến lược. Vì một trong các các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO của Việt Nam là cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư mua cổ phần của các ngân hàng trong nước.

Do những thay đổi về mặt chính sách có tính chiến lược và thời đại, năng lực tài chính trong những năm qua của các NHTM được nâng lên: Cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể. Hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3000 tỷ theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong đó, một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như: VietinBank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank,… Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăng mạnh, trong giai đoạn từ năm 2007- 2010, quy mô tài sản của các NHTM đã tăng gấp đôi, từ 1.069 nghìn tỷ lên 2.690 nghìn tỷ đồng và đạt khoảng 3600 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012. Sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam hậu WTO và hội nhập KTQT sâu rộng được thể hiện ở những khía cạnh sau:

3.1.3.1. Về quy mô ngân hàng:

Hình 3.1. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam tính đến 6/2014 (Nguồn: VPbank security, báo cáo tháng 6/2014)

Ngân hàng Ngân hàng NN NH chính sách XH NH phát triển NH thƣơng mại 5 NHTM Nhà nƣớc (cấp 1): Agribank, Vietcombank, Vietinbank, MHB, BIDV. 34 NHTM CP cấp 2:

-9 NH quy mô lớn (tài sản > 100.000 tỷ VNĐ): TCB, ACB, MBB, EIB, STB, SCB, SHB, MHB, VPB.

- 7 NH quy mô vừa (100.000 tỷ VNĐ > tài sản > 50.000 tỷ VNĐ).

- 18 NH quy mô nhỏ (tài sản < 50.000 tỷ VNĐ).

109 NH nƣớc ngoài (cấp 3):

-4 NH liên doanh: VID, Indovina, Vinasiam, Vietnam Russia.

- 5 NH 100% vốn nước ngoài: HSBC, Standard Chartered; Shinhan; ANZ; Hong Leong;

- 50 chi nhánh NH nước ngoài - 50 phòng đại diện NH nước ngoài

Phi NH:

-18 công ty tài chính - 12 công ty cho thuê tài chính - Gần 1100 quỹ tín dụng hợp tác xã.

Tính đến 30/06/2014, Việt Nam có 34 NHTMCP với nhóm chín ngân hàng dẫn đầu có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ VND và 109 ngân hàng nước ngoài. Hình 3.1 ở trên đã mô tả chi tiết số lượng ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng đang tồn tại, phát triển trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Hình 3.2. Số lượng Ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, định dạng hệ thống NHVN sau tái cơ cấu)

Về cơ bản, từ đồ thị có thể thấy rõ về mặt xu hướng chung , số lươ ̣ng các NHTM gia tăng rõ rê ̣t trong giai đoạn 2006-2010 (đây là giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh tăng cao và thị trường tài chính sôi đô ̣ng tạo điều kiê ̣n thuận lợi cho viê ̣c thành lập các NHTM mới, cũng là giai đoạn đánh dấu một bước phát triển mới của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO). Tuy nhiên, những năm 2012-2013 chứng kiến sự su ̣t giảm nhẹ trong số lượ ng các NHTM - giai đoạn hê ̣ thống NHTM sau quá trình tăng trưởng ồ ạt bắt đầu bô ̣c lô ̣ những yếu kém và rủi ro mang tính bản chất dẫn đến hoạt đô ̣ng hợp nhất và sát nhập ngân hàng để tái cơ cấu đồng thời do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cũng một phần ảnh hưởng đến sự phát triển và gia tăng hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam.

+ Về giá trị tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam ( tỷ đồng) giai đoạn 2008- 2013 (sau khi Việt Nam gia nhập WTO):

2013

Hình 3.3. Biểu đồ gia tăng tổng giá trị tài sản NHTM Việt Nam 2008- 2013 (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, định dạng hệ thống NHVN sau tái cơ cấu)

Đến cuối năm 2013, tổng giá tri ̣ tài sản của toàn hê ̣ thống đạt 5,755,869 tỷ đồng (tăng 13.17% so với năm 2012); trong đó tổng tài sản của hê ̣ thống NHTM Nhà nước đạt 2,504,871 tỷ đồng (tăng 13.77% so với năm 2012); tài sản của hê ̣ thống NHTMCP đạt 2,463,445 tỷ đồng (tăng 14.08% so với năm 2012). Và kết thúc năm 2014 (tính đến 31/12/2014) tổng tài sản của toàn hệ thống các TCTD đạt 6.514.900 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cuối năm 2013. Trong đó dẫn đầu về giá trị tổng tài sản là khối NHTM Nhà nước, đạt 2.876.174 tỷ đồng vào cuối năm 2014, tăng 14,82% so với cuối năm 2013. Đứng thứ hai là khối NHTMCP với 2.780.976 tỷ đồng, tăng 13,1%. Xếp thứ ba là khối Ngân hàng liên doanh, nước ngoài với giá trị tổng tài sản 701.986 tỷ đồng; tuy nhiên nếu so với cuối năm 2013, tổng tài sản của khối này vẫn giảm 0,42%.

+ Về tốc độ tăng vốn điều lệ của NHTM Việt Nam từ 2007- 2014 (sau khi Việt Nam gia nhập WTO- nay):

Bảng 3.1. Tốc độ tăng vốn điều lệ của NHTM Việt Nam từ 2007-2014(%) Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Khối NHTM NN 50.2 31.52 14.42 40.04 13.05 28.08 14.8 4.77 Khối NH TMCP 110.83 57.95 35.58 43.30 15.86 5.24 6 1.1 Khối NH liên doanh, nƣớc ngoài - - - 1.78 3,22 6.25

(Nguồn: Website của các NHTM và tính toán của tác giả)

Từ bảng tổng kết về tốc độ tăng vốn điều lệ 3.1 trên có thể thấy, trong giai đoạn hội nhập KTQT sâu rộng đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vốn điều lệ của các nhóm ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng tăng lên, mặc dù có những thời kỳ tăng trưởng có phần chững lại do ảnh hưởng nhất định của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề phát sinh trong quá trình mở rộng quy mô hệ thống ngân hàng không ngừng. Tính đến cuối năm 2014, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 435.649 tỷ đồng, tăng 3,29% so với cuối năm 2013. Dẫn đầu về vốn điều lệ vẫn là khối NHTMCP với 191.115 tỷ đồng, tăng 1,1%. Đứng thứ hai là khối NHTM Nhà nước với 134.206 tỷ đồng, tăng 4,77%. Xếp thứ ba vẫn là khối Ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 86.625 tỷ đồng, tăng 6,25%.

3.1.3.2. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 3.2. Lợi nhuận trước thuế của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2012 (sau khi Việt Nam gia nhập WTO)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 15.310 23.317 34.879 44.353 56.022 28.600

1. NHTM NN

Lợi nhuận trước thuế 8.578 10.948 15.234 17.072 20.623 20.302 Tỷ trọng/ Tổng lợi nhuận

trước thuế (%)

56.03 47.00 43.70 38.50 36.80 70.98

2. Ngân hàng TMCP

Lợi nhuận trước thuế 6.732 12.369 19.645 27.281 35.399 8.298 Tỷ trọng/ Tổng lợi nhuận trước thuế (%) 43.97 53.00 56.30 61.50 63.20 29.02 Tốc độ tăng/giảm so với năm trước - 52.30 49.60 27.20 26.30 -49,50

Nguồn: Báo cáo thường niên tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Từ bảng thống kê trên có thể thấy, Giai đoạn 2008 đến 2012 cũng là thời kỳ khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng TMCP Việt Nam vẫn cố gắng bám trụ vượt qua được ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới và từng bước ổn định phát triển dựa trên việc tận dụng những lợi thế có được khi Việt Nam gia nhập WTO và đã đạt được kết quả kinh doanh khá ổn định, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng gia tăng qua các năm, có đột biến trong năm 2007 do có tăng trưởng tín dụng nóng của hệ thống ngân hàng trong năm này và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mang lại những điều kiện, thời cơ mới cho sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.

+ Về tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE:

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets). đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty). ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

Từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động của NHTM ngày càng trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hoạt động kinh doanh đi kèm với tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE cũng có những biến chuyển tích cực. Cụ thể trong giai đoạn 2007-2012, hoạt động này được thể hiện như sau:

Bảng 3.3. Hệ số ROA, ROE của một số NHTM CP Việt Nam từ 2007-2012

Đơn vị tính:% Ngân hàng Hệ số Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VCB ROA 1.44 0.55 1.50 1.95 1.30 1.10 ROE 21.22 9.12 24.20 22.66 17.50 12.60 BIDV ROA 0.89 0.94 1.28 1.40 0.83 0.74 ROE 25.01 21.05 15.36 17.97 13.20 12.90 Vietinbank ROA 1.01 1.35 1.54 1.52 1.96 1.70 ROE 14.10 15.70 20.60 22.41 25.40 19.90 ACB ROA 2.70 2.70 2.10 1.66 1.47 - ROE 44.30 26.50 31.80 21.74 26.95 - Eximbank ROA 1.78 1.70 1.96 2.42 1.93 1.20 ROE 11.26 7.43 8.65 13.94 20.39 13.30 Sacombank Sacombank ROA 3.10 1.49 1.79 1.50 1.96 - ROE 27.40 13.14 16.56 15.04 14.60 - Kỹ thương ROA 1.99 2.28 2.24 1.1.71 1.91 0.57 ROE 22.98 25.87 26.28 24.80 28.79 7.89

Quân đội ROA 2.28 2.41 2.66 2.56 2.11 1.97

Công thức: ROE= Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường

SHB ROA - - 1.52 1.26 1.23 -0.03

ROE - - 13.60 14.98 15.04 -0.34

Seabank ROA - 1.35 2.36 0.92 1.75 -

ROE - 8.59 20.76 10.35 22.50 -

Bảo Việt ROA - - 0.87 0.97 0.88 0.82

ROE - - 4.03 8.07 6.94 8.50

Toàn ngành NH

ROA 0.65 1.10 1.20 1.02 0.85 0.79

ROE 7.60 9.00 9.23 10.40 10.56 10.34

Nguồn: Báo cáo thường niên tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Qua số bảng số liệu trên, xét về tổng thể hệ số ROE của toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP đã được cải thiện tăng dần qua các năm, hệ số ROA giảm dần trong hai năm 2011 và 2012 do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng trong nước đã tập trung nhiều nguồn vốn cho thanh khoản, chi trả khách hàng nên hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút.

3.1.3.3. Một số vấn đề còn hạn chế của NHTM Việt Nam trƣớc thềm hội nhập:

Như vậy, trải qua 64 năm hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NHTM nói riêng đã không ngừng phát triển. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO như một bước ngoặt đẩy mạnh sự phát triển cả về lượng và chất của hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề còn tồn tại đặt ra cho các NHTM Việt Nam cần phải khắc phục, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh trước thềm hội nhập. Có thể khái quát tồn tại trong thực trạng hoạt động NHTM Việt Nam hiện nay ở một số điểm cơ bản như sau:

+ Về năng lực tài chính:

Qui mô vốn các NHTM Việt Nam tuy có tăng trưởng nhưng còn rất nhỏ so với ngân hàng trong khu vực và thế giới, so với vốn bình quân của các NHTM trong khu vực là 500 triệu USD (tương đương với 8.000 tỷ đồng) thì vốn của các NHTM Việt Nam vẫn còn quá nhỏ.

+ Về năng lực quản lý: Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá năng lực quản lý, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Mức sinh lời đạt được kết quả tích cực trong những năm gần đây của các NHTM Việt Nam là một dấu hiệu tốt về năng lực quản lý. Đây là kết quả của những nỗ lực đáng ghi nhận của các ngân hàng Việt Nam, song mức độ bền vững của các chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc các NHTM Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như thế nào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế này đạt được một phần cũng do các NHTM Việt Nam có những lợi thế tuyệt đối so với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam về những điều kiện ràng buộc về pháp lý, hay nói cách khác các NHTM VN đã được bảo hộ của NHNN nên chưa phản ánh đầy đủ năng lực cạnh tranh thực sự của các NHTM VN. Khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đặc biệt mở cửa các dịch vụ tài chính ngân hàng để thực hiện cam kết khi gia nhập WTO thì các bảo hộ của Nhà nước không còn nữa, các NHTM VN phải tự mình đối đầu với các ngân hàng lớn mạnh trên thế giới ồ ạt đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên nếu dựa trên tiêu chí đánh giá theo thông lệ quốc tế thì so với các nước khác trong khu vực các chỉ số ROA, ROE (chỉ số đánh giá khả năng sinh lời) của Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn.

Xét trên bình diện quốc tế, những kết quả mà chúng ta đạt được vẫn còn rất nhỏ bé. Để đạt được mục tiêu vươn ra thị trường quốc tế thì các ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

+ Về chất lượng sản phẩm dịch vụ:

Các ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi … mà còn trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Như vậy, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay mặc dù ngày càng được cải tiến nhưng so với khu vực và thế giới thì sản phẩm dịch vụ của NH vẫn còn nghèo

nàn, đơn điệu, chất lượng dịch vụ thấp. Dịch vụ của từng ngân hàng chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ quản lý tài sản, trung gian tiền tệ, cung cấp thông tin tài chính và dịch vụ chuyển đổi, dịch vụ giành cho khách hàng thượng lưu, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trao đổi công cụ tài chính…

Thị trường dịch vụ ngân hàng vẫn phát triển dưới mức tiềm năng, các hoạt động tiền tệ, công cụ phái sinh ngoại hối, công cụ tỷ giá, công cụ lãi suất vẫn trong giai đoạn đầu. Do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng nên mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ ngân hàng chưa cao.

Thời điểm tự do hóa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đã đang đến, nhưng so với các phương thức cung cấp dịch vụ trong GATS, các dịch vụ ngân hàng Việt Nam chủ yếu được cung cấp ở trong nước. Còn các dịch vụ cung cấp qua biên giới, hiện diện thương mại và hiện diện của thể nhân còn hạn chế.

+ Về chất lượng nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)