3.5.1 .Về thị phần của PTI
3.5.2. Kết quả về doanh thu
3.5.3.1. Tổng doanh thu của PTI từ năm 2010-2014
Bảng 3.2: Tổng doanh thu của PTI từ năm 2010-2014
(ĐVT: tỷ đồng) T T Tên dịch vụ 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Thu phí bảo hiểm gốc 573 76 1,052 84 1,639 89 1,478 88 1,718 89 2 Thu phí nhận
tái bảo hiểm 49 6 67 6 89 5 97 6 102 5
3 Thu hoạt động
tài chính 136 18 130 10 109 6 101 6 105 6
Tổng 758 100 1,249 100 1,837 100 1,676 100 1,925 100
Qua bảng trên có thể thấy giai đoạn 2010 - 2014, PTI phát triển khá ổn định, khủng hoảng kinh tế thế giới chưa tác động nhiều đến doanh thu hoạt động kinh doanh của PTI. Năm 2012, tổng doanh thu vẫn tăng trưởng 45% so với năm 2011. Giai đoạn 2013, doanh thu tăng trưởng âm 10% so với năm 2012, do mức suy giảm của phần doanh thu bảo hiểm gốc. Năm 2014, doanh thu tăng trưởng 14,8% so với năm 2013 do chính sách tập trung phát triển dịch vụ sau bán hàng của PTI ở giai đoạn này và tăng trưởng chủ yếu về doanh thu bảo hiểm gốc.
3.5.3.2. Kinh doanh bảo hiểm gốc
Hiện nay, PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với hơn 100 sản phẩm bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm tài sản kỹ thuật, Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hải (gồm bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm tàu thủy) và Bảo hiểm con người.
Trong giai đoạn 2010-2014, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt thu phí bảo hiểm gốc năm 2012 tăng gần 50% so với năm 2011, phí bảo hiểm gốc năm 2013tăng hơn 157% so với năm 2012. PTI tiếp tục duy trì vị thế thứ 5 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, thu hẹp khoảng cách với 4 doanh nghiệp đứng đầu, tăng dần thị phần qua các năm, trong đó PTI luôn dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử (năm 2009 chiếm 93,60% thị phần nghiệp vụ).
Trong 4 mảng sản phẩm bảo hiểm chính của PTI hiện nay bao gồm: bảo hiểm con người,bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm tài sản kỹ thuật, sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Từ 52,9% năm 2010 đến 56,46% năm 2014. Điều này cũng phản ánh đúng nỗ lực của PTI trong những năm qua nhằm vươn lên đứng thứ 2 trên thị trưởng bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam.Bên cạnh đó sự suy giảm về tỷ trọng của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật cũng tương ứng về tình hình phát triển nghiệp vụ thiết bị điện tử bưu chính trong những năm gần đây. Trước tình hình suy giảm của doanh thu bảo hiểm thiết bị điện tử trong nghành, PTI đã chủ động tấn công ra thị trường bên ngoài, lấy nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới làm mục tiêu để tăng thị phần đồng
thời là cơ sở để thoát khỏi ảnh hưởng của doanh thu trong nghành. Có thể khẳng định PTI là một trường hợp điển hình với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nghành thành công khi vươn ra thị trường bên ngoài. Năm 2014 đánh dấu bước tiến vượt bậc của PTI khi trở thành doanh nghiệp bảo hiểm đứng thứ 2 trên thị trường về bảo hiểm xe cơ giới, chiếm 12,53% thị phần.
Bảng 3.3: Doanh thu theo sản phẩm bảo hiểm gốc của PTI giai đoạn 2010- 2014
( Đơn vị: triệu đồng) T T NG/VỤ 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 BHCN 84,872 14.82 184,522 17.54 310,597 18.94 286,389 19.37 313,198 18.23 2 BH TSKT 114,212 19.94 227,479 21.62 514,537 31.38% 275,205 18.61 293,414 17.08 3 BH XCG 303,181 52.94 524,056 49.82 699,273 42.65 802,886 54.31 970,157 56.46 4 BH HH 70,459 12.30 115,923 11.02 115,285 7.03 113,958 7.71 141,438 8.23 Tổng 572,724 100 1,051,980 100 1,639,692 100 1,478,438 100 1,718,207 100
(Nguồn: Tài liệu PTI)
3.5.3.3.Kinh doanh tái bảo hiểm - Hoạt động nhượng tái bảo hiểm
Với đặc thù sản phẩm kinh doanh chính là bảo hiểm thiết bị điện tử cấp cho các đơn vị thuộc VNPT, PTI có lợi thế trong việc thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Các hợp đồng bảo hiểm thiết bị điện tử của PTI cung cấp cho VNPT trong thời gian qua có tỷ lệ tổn thất thấp. Thống kê phí bảo hiểm tăng đều qua các năm, trong khi tỷ lệ tổn thất dao động ở mức dưới 13% là nguyên nhân giúp PTI có rất nhiều thuận lợi trong việc đàm phán các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cố định. Sau 02 năm đầu thu xếp hợp đồng qua VinaRe và 01 năm thu xếp qua môi giới, từ năm 2001, PTI đã thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm cố định trực tiếp với các nhà nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Việc thu xếp hợp đồng trực tiếp giúp cho PTI tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với các nhà nhận tái bảo hiểm, tận dụng
được sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và đào tạo, đồng thời tăng thu hoa hồng nhượng tái BH.
Hoạt động nhận tái bảo hiểm
Việc nhận tái bảo hiểm, về bản chất ban đầu chỉ là sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các DNBH trong nước nhằm tăng khả năng thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ lớn. Tuy nhiên, khi yêu cầu doanh thu phí BH của các DN ngày càng cao thì nhận tái bảo hiểm được xem như một nguồn thu phí khá lớn.
Đối với PTI, doanh thu nhận tái bảo hiểm tăng qua các năm, năm 2011 đạt gần 70 tỷ đồng, đến năm 2014 doanh thu tái bảo hiểm đạt 102 tỷ đồng đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu phí của toàn Công ty. Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm nói chung của PTI trong thời gian qua so với mặt bằng của thị trường bảo hiểm VN và quốc tế đạt ở mức khá tốt, tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm bình quân ở mức dưới 40% doanh thu nhận tái bảo hiểm, đem lại hiệu quả chung cho toàn Công ty.
3.5.3.4. Hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư của PTI được tập trung vào 05 lĩnh vực chính: Đầu tư tiền gửi, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, góp vốn vào doanh nghiệp khác và ủy thác đầu tư. Hoạt động đầu tư của PTI liên tục đạt được những thành tựu và đóng góp lớn vào tăng trưởng lợi nhuận của toàn Công ty trong những năm vừa qua. Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của PTI mới chỉ đạt con số 25 tỷ đồng, thì qua năm 2008, con số này đã là 69 tỷ đồng, tăng tưởng 176% so với năm 2007 và đến năm 2010, lợi nhuận hoạt động đầu tư lên đến gần 84 tỷ đồng và năm 2011 đạt 130 tỷ đồng tăng trưởng 55% so với năm 2010. Đến năm 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, doanh thu hoạt động đầu tư tài chính giảm 17% chỉ còn 109 tỷ đồng.
3.6. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động của PTI
3.6.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô
3.6.1.1. Môi trường kinh tế
Theo dự báo của World Bank vào tháng 4/2015 tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2015 là 6%, tăng 0,5% so với dự báo trước đó. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) thậm chí dự báo GDP 2015 có khả năng đạt mức tăng
trưởng 6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2% của Chính phủ đặt ra nhờ vào sự cải thiện về cả tổng cầu lẫn tổng cung.Theo báo cáo của NFSC, GDP quý I/2015 tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 5 năm qua. Đồng thời Việt Nam cũng là nước duy nhất trong số 9 nước Đông Á có GDP được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Cũng theo đánh giá của World Bank, sau một vài khó khăn hồi giữa năm 2014, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trở lại và tăng trưởng cuối năm đã vượt mức kỳ vọng nhờ xuất khẩu tăng bền vững, FDI, kiều hối được duy trì, dự trữ ngoại hối tăng và môi trường kinh doanh có nhiều cải cách quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có rất nhiều yếu tố thuận lợi, đặc biệt là các hiệp định thương mại đàm phán thành công có thể đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.Tình hình kinh tế đã có những nét tiến bộ trên một số lĩnh vực như sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá; đầu tư phát triển, thu ngân sách đạt cao, dịch vụ tăng khá, nhất là thu nhập của nông dân được cải thiện rõ rệt, góp phần kích cầu trong nước..
Đánh giá chung về triển vọng kinh doanh của năm 2015 và 2016, nhiều chuyên gia nhận định cho rằng, ngành bảo hiểm tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, Malaysia,… vẫn tiếp tục thuận lợi. Tuy nhiên, lãi suất đồng USD tăng trở lại trong tương lai gần có thể dẫn đến sự biến động nhanh hơn của thị trường tài chính và đe dọa triển vọng tăng trưởng của một số thị trường mới nổi. Ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại các thị trường mới nổi dự kiến sẽ phục hồi trong giai đoạn 2015 - 2016.Về doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu, nhiều dự báo cho rằng, thị trường này sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm 2015 và 3,2% năm 2016 (cao hơn so với mức tăng 2,5% của năm 2014). Báo cáo sơ bộ của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho biết, năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm của khối phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9%. Năm 2015, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm dự kiến ngành bảo hiểm sẽ đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm 59.319 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm trước; trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.775 tỷ đồng, tăng 10% và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 31.544 tỷ đồng, tăng 15%.
Tốc độ tăng trưởng chưa phản ánh hết sự phát triển của các thị trường, bởi ở các thị trường bảo hiểm đã phát triển, dù tốc độ doanh trưởng không cao, nhưng giá trị tuyệt đối của doanh thu phí bảo hiểm của những thị trường đó rất lớn. Còn những thị trường mới nổi như Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay vẫn còn rất thấp, chỉ đạt khoảng 2% GDP, trong khi doanh thu phí bảo hiểm/GDP của các nước trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Malaysia hay Singapore… đã đạt khoảng 15 - 17%. Trong tương lai khi thành thị trường chung ASEAN dự kiến thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có những bước tiến dài hơn nữa.
3.6.1.2. Môi trường văn hóa xã hội
Tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc tại Việt Nam chiếm gần 50% tổng dân số. Xu hướng lựa chọn nghành nghề liên quan tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ngày cang gia tăng ở độ tuổi lao động từ 18-30 tuổi. Các trường đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bảo hiểm.Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí trung bình toàn xã hội không ngừng cải thiện.Điều này là động lực, là thị trường tiềm năng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
3.6.1.3. Môi trường chính trị trong nước
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Nghành kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định bắt buộc các doanh nghiệp phải đối mặt.Doanh nghiệp bảo hiểm chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, đầu tư vốn và hoạt động của công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán.Ngoài ra việc thực thi chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách của Nhà nước thay đổi luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.
3.6.1.4. Môi trường công nghệ
Thực tế ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nghành bảo hiểm còn thấp. Việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là một trong những đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm mà trong đó ứng dụng về công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng, được đặt lên hàng đầu.
Thách thức lớn nhất đối với nghành bảo hiểm Việt Nam hiện nay là trình độ CNTT giữa các doanh nghiệp chưa đồng đều và năng lực của đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Theo chuyên gia, do quy mô và tính chất hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, mỗi doanh nghiệp tùy theo khả năng của mình sẽ xây dựng một nển tảng CNTT riêng và có phương thức hỗ trợ tổ chức mạng lưới riêng. Do vậy, mức độ sử dụng vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp và mức độ ưu tiên cũng khác nhau.
3.6.1.5. Môi trường quốc tế
Nền kinh tế thế giới luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay khủng hoảng cục bộ tại một ngân hàng, hay hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ II là một ví dụ điển hình.Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gây nên hậu quả nghiêm trọng đến tận bây giờ bắt đầu từ hệ thống ngân hàng tại Mỹ và một số nước Châu Âu. Sự ảnh hưởng này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia, châu lực khác do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng sâu rộng, dẫn tới sự suy giảm của nhiều nghành trong nền kinh tế trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ. Do vậy, môi trường quốc tế ổn định là điều kiện khách quan, yếu tố chính để nghành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng phát triển.
3.6.2. Phân tíchmôi trường cạnh tranh ngành
Tính đến hết năm 2013, cả nước có hơn 50 công ty bảo hiểm trong đó có 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 11 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo hiểm à 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, 33 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài.. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ có tổng doanh thu cao nhất và cạnh trang gay gắt nhất trên thị trường, tiếp đến là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người. Để xác định rõ vị trí cạnh tranh của PTI trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter được ứng dụng trong quá trình phân tích vấn đề này.
3.6.2.1. Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn
Theo Hiệp hội Bảo hiểm (HHBH) Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm khoảng 22%, cho thấy thế mạnh và bước đột phá
lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam.Theo cam kết WTO, đến năm 2015 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường tài chính bảo hiểm. Vì vậy nghành bảo hiểm phi nhân thọ đang dần nóng lên với sự tham gia vào thị trường của nhiều công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới tại các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nhật, Anh,…
Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều ngân hàng đang có xu hướng hợp tác đầu tư góp vốn thành lập công ty bảo hiểm như: Bảo hiểm MIC của ngân hàng TMCP Quân đội, Bảo hiểm IAI của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Bảo hiểm BIC của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Các ngân hàng với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận từ khách hàng, quản trị rủi ro với các khoản cho vay của khách hàng từ khi phát sinh đến lúc tất toán. Ngoài ra các tập