PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 49)

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu luận văn đƣợc triển khai gồm các bƣớc sau:

- Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu: Đặt vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu là phần quan trọng nhất của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Khung lý thuyết nghiên cứu và các khảo sát, điều tra… thực hiện đều nhằm trả lời câu hỏi này. Đối với luận văn thực hiện, vấn đề/ câu hỏi nghiên cứu đƣợc hình thành xuất phát từ việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác ĐTNL trong doanh nghiệp và mong muốn hoàn thiện công tác này tại công ty đang làm việc.

- Xây dựng khung lý thuyết và kế hoạch thu thập thông tin: Nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các lý thuyết (liên quan đến câu hỏi nghiên cứu) đã đƣợc công bố trên sách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học… của các tác giả từ đó xác định rõ khung lý thuyết sử dụng để thực hiện nghiên cứu luận văn. Đồng thời lập kế hoạch thu thập thông tin/ số liệu thực nghiệm… để phục vụ cho việc phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Thu thập thông tin/ dữ liệu (sơ cấp/ thứ cấp): Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu, tiến hành thu thập các số liệu/ thông tin nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng vấn đề tại DN đang tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh thông tin thứ cấp, luận văn sử dụng thêm thông tin sơ cấp thu thập đƣợc để kiểm chứng, bổ sung thêm cho các số liệu thứ cấp, góp phần tăng tính thuyết phục cho luận văn.

- Phân tích và khai thác thông tin/ dữ liệu: Việc phân tích thông tin, dữ liệu đƣợc tiến hành trên cơ sở thông tin/ dữ liệu thu thập (sơ cấp/ thứ cấp) đƣợc so sánh, đối chiếu với khung lý thuyết từ đó phân tích, tổng hợp và đƣa ra các nhận định vấn đề.

- Trình bày kết quả và đƣa ra các đề xuất: Trên cơ sở các kết quả của việc phân tích dữ liệu, trả lời các vấn đề/ câu hỏi nghiên cứu, và đƣa ra các giải pháp thực hiện.

Các bƣớc nêu trên đƣợc biểu diễn bởi quy trình nghiên cứu theo hình 2.1.

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng một số các phƣơng pháp nghiên cứu trong quá trình thu thập thông tin và xử lý dữ liệu nhƣ: Phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh…

2.2.1. Tiến hành thu thập thông tin

Để thu thập thông tin thực hiện nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

2.2.1.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Mục đích

Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin, ý kiến, quan điểm, đánh giá của nhân viên BSR đối với công tác ĐTNL phù hợp với mục đích luận văn đề ra.

Cách tiến hành

Bảng hỏi đƣợc thiết kế xoay quanh các vấn đề thực tiễn công tác ĐTNL của Công ty BSR có sự tham vấn của vị trí chức danh công việc liên quan đến công tác ĐTNL. Các nội dung trong bảng hỏi bao gồm:

-Các nội dung liên quan công tác ĐTNL tại Công ty BSR;

-Quan điểm về các nhân tố ảnh hƣởng công tác ĐTNL tại Công ty BSR; -Quan điểm, đánh giá của ngƣời đƣợc hỏi về các vấn đề về công tác ĐTNL

hiện tại ở công ty BSR.

Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết, phát triển kế hoạch nghiên cứu để thu thập thông tin Tiến hành nghiên cứu- thu thập thông tin và phân tích dữ liệu Diễn giải, trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, giải pháp

Trên cơ sở bảng hỏi đƣợc xây dựng (có nội dung khoảng từ 8-10 câu hỏi bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở chƣa bao gồm thông tin cá nhân ngƣời đƣợc hỏi), triển khai bảng hỏi dƣới hai hình thức:

-Gửi trực tiếp đến ngƣời đƣợc điều tra và nhận kết quả ngay sau đó (đối với nhân sự làm việc tại trụ sở chính Công ty, chủ yếu là bộ phận kế toán, kinh tế kế hoạch, pháp chế, văn phòng...);

-Gửi thông tin đến và nhận thông tin phản hồi từ ngƣời đƣợc điều tra thông qua email (đối với các nhân sự làm việc tại công trƣờng nhà máy, chủ yếu là bộ phận trực tiếp vận hành, bảo dƣỡng sửa chữa, kỹ thuật, điều độ sản xuất, quản lý chất lƣợng, đầu tƣ xây dựng...).

Bảng hỏi đƣợc chấp nhận sử dụng làm dữ liệu/ cơ sở nghiên cứu khi các thông tin đƣợc điều tra đƣợc điền đầy đủ.

2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích

Mục đích phƣơng pháp này nhằm bổ sung thêm thông tin hai chiều về những biểu hiện cụ thể của công tác ĐT, quan điểm và định hƣớng về công tác ĐT tại BSR trong thời gian tới, và các nhận xét, đánh giá của họ về những thay đổi của môi trƣờng đến công tác ĐTNL. Những thông tin này cùng với các thông tin thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp bảng hỏi nhằm mục đích cung cấp thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều về công tác ĐTNL, tránh hiện tƣợng phiến diện xảy ra khi đánh giá tình hình thực tế.

Cách thức thực hiện

Cuộc phỏng vấn đƣợc sắp xếp và hẹn trƣớc, đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là những nhà quản trị, nhân sự phụ trách công tác ĐTNL tại BSR, họ là những ngƣời am hiểu và chi phối quan điểm cá nhân đến hoạt động đào tạo nhân lực tại BSR. Phỏng vấn triển khai với các câu hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc và nội dung trả lời đƣợc ghi chép lại và sử dụng làm thông tin cho các phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại BSR.

2.2.1.3. Phương pháp quan sát trực tiếp

Mục đích

Trên cơ sở tận dụng những tài liệu, thông tin tìm hiểu đƣợc trong quá trình công tác tại BSR, phƣơng pháp này nhằm mục đích bổ sung thêm thông tin làm cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng công tác ĐTNL tại Công ty.

Cách thức triển khai

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở hai hình thức là quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn và quan sát đánh giá về nhận thức, thái độ của ngƣời đƣợc quan sát đối với công tác ĐTNL tại BSR thông qua các cử chỉ, hành vi, thái độ, phản ứng của họ…

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tài liệu thứ cấp để phục vụ mục đích nghiên cứu.

2.2.1.4. Sử dụng tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là loại tài liệu đƣợc xử lý, sƣu tập sẵn, đã công bố bao gồm những báo cáo, dữ liệu hiện có ở Công ty nhƣ: Các quy chế, quy trình nội bộ về công tác đào tạo nhân lực tại BSR, các báo cáo cập nhật tình hình NL định kỳ, đột xuất (khi có yêu cầu); Các báo cáo tình hình công tác ĐTNL hàng năm; kế hoạch ĐTNL; kế hoạch về nguồn vốn, chi phí cho hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, mục tiêu, chiến lƣợc của công ty trong từng giai đoạn...

Mục đích

Quá trình thu thập dữ liệu bằng phƣơng pháp này nhằm mục đích cung cấp các tài liệu, thông tin phản ánh tình hình thực tiễn về công tác ĐTNL của BSR và những vấn đề liên quan đã đƣợc phân tích, báo cáo bởi những thành viên, bộ phận (phòng/ban) trong công ty. Những tài liệu mang tính kế thừa này sẽ đƣợc sử dụng tiếp tục trong quá trình phân tích, thực hiện luận văn.

Cách tiến hành

Trên cơ sở một số tài liệu, thông tin thứ cấp đã đƣợc thu thập trong quá trình công tác tại Công ty BSR phục vụ cho mục đích công việc, quá trình bổ sung, hoàn thiện tài liệu phục vụ cho luận văn đƣợc triển khai thực hiện thông qua việc tiếp cận, làm việc với các bộ phận (phòng/ban) có liên quan trong công ty (Bộ phận

nhân sự, bộ phận đào tạo, bộ phận kế hoạch, tài chính kế toán...). Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng thông tin trong một số tài liệu nghiên cứu, hƣớng dẫn của các đơn vị bên ngoài Công ty BSR (các Công ty tƣ vấn về chƣơng trình đào tạo/ Công tác ĐTNL, các quy định của Tập đoàn...), các nội dung trong các bài báo, đề tài nghiên cứu liên quan... sử dụng làm tài liệu tham khảo.

2.2.2. Tiến hành xử lý dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Mục đích

Phƣơng pháp này nhằm mục đích thống kê thông tin dữ liệu sơ cấp - triển khai bằng hình thức bảng hỏi để phục vụ phân tích, đánh giá thực trạng công tác ĐT theo mục tiêu đề tài.

Cách thức triển khai

Sử dụng công cụ excel để thống kê dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc từ các bảng câu hỏi dƣới các hình thức khác nhau nhƣ: bảng số liệu, đồ thị, biểu đồ…

2.2.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:

Mục đích

Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mục đích phân tích, so sánh nêu bật sự khác biệt và tổng hợp các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc.

 Cách thức thực hiện

Trên cơ sở các kết quả thu thập thông tin từ việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát… tiến hành phân tích số liệu, phân tích các bảng, biểu đồ, đồ thị… so sánh và tổng hợp số liệu để đƣa ra kết quả nhận xét đánh giá phục vụ mục đích nghiên cứu của luận văn.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN

3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn

3.1.1. Giới thiệu Công ty và lịch sử hình thành và phát triển Công ty

3.1.1.1. Giới thiệu Công ty

- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LỌC HÓA DẦU

BÌNH SƠN;

- Trụ sở chính: Số 208 Hùng Vƣơng, Phƣờng Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam;

- Điện thoại: 055.3825825 Fax: 055.3825826 - Mã số doanh nghiệp: 4300378569

- Vốn điều lệ: 35.008.973.765.754 đồng (theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7 ngày 04/12/2012);

3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Ngày 09/11/1994, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 658/QĐ-TTg về địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 và quy hoạch Khu kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó chính thức chọn Dung Quất - Quảng Ngãi làm địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1.

Ngày 25/8/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga đã ký Hiệp định Liên Chính phủ về việc liên doanh xây dựng, vận hành Nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất, giao cho Petrovietnam và Zarubezhneft thực hiện dự án với tổng mức đầu tƣ là 1,297 tỷ USD, tỷ lệ góp vốn của hai phía là 50/50. Tuy nhiên do có sự không thống nhất trong quan điểm, cách thức triển khai dự án nên sau hơn 4 năm thành lập, ngày 05/01/2003 Công ty liên doanh Vietross đã chấm dứt hoạt động. Phía Nga đã chuyển giao lại toàn bộ quyền lợi và trách nhiệm cho phía Việt Nam.

Ngày 12/02/2003, thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Thông báo số 08/TB-VPCP về việc tổ chức thực hiện dự án NMLD Dung Quất theo hình thức tự đầu tƣ, Petrovietnam đã thành lập Ban QLDA NMLD Dung Quất để tiếp tục

triển khai thực hiện dự án NMLD Dung Quất theo những nội dung Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 10/7/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Ngày 30/5/2010, Nhà máy đƣợc bàn giao từ tổ hợp Nhà thầu Technip (TPC) sang cho chủ đầu tƣ, chính thức bƣớc vào giai đoạn vận hành thƣơng mại.

Trình độ công nghệ, sản phẩm:

- NMLD Dung Quất là Nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nƣớc đƣợc Chính phủ quyết định đầu tƣ, xây dựng tại địa bàn Xã Bình Trị, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia với quy mô lớn và công nghệ hiện đại, phức tạp. Phạm vi hoạt động của Nhà máy có ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh năng lƣợng quốc gia, tác động đến nền kinh tế vĩ mô và nhạy cảm đối với xã hội.

- NMLD Dung Quất có tổng diện tích sử dụng mặt đất là 338 ha, mặt biển là 473 ha với số vốn đầu tƣ ban đầu khoảng 3 tỷ USD. Nhà máy có công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm (tƣơng đƣơng 148.000 thùng/ngày) và dự kiến mở rộng công suất đến 10 triệu tấn/năm. Nhà máy đƣợc thiết kế với nguồn nguyên liệu đầu vào là dầu thô Bạch Hổ hoặc dầu thô hỗn hợp (85% dầu thô Bạch Hổ + 15% dầu chua Dubai).

- Nhà máy hiện tại có 16 phân xƣởng công nghệ, 11 phân xƣởng phụ trợ và 11 phân xƣởng ngoại vi. Các phân xƣởng đều áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

- Sản phẩm của Nhà máy bao gồm: Khí hóa lỏng Propylene; Khí hóa lỏng LPG; Xăng Mogas 92/95; Dầu hỏa/nhiên liệu Jet A1; Diesel ôtô; Dầu nhiên liệu (FO); Hạt nhựa (PolyPropylene); Lƣu huỳnh.

NMLD Dung Quất hoạt động đáp ứng khoảng 30% tổng nhu cầu xăng dầu trong cả nƣớc, góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn có trọng trách tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh NMLD Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt

nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực này.

Các ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

-Sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, phân phối dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học, hóa phẩm, phụ gia, xúc tác, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công nghiệp lọc - hóa dầu;

-Sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc, thiết bị trong ngành lọc - hóa dầu; -Giám sát, thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Giám sát xây lắp thiết bị công trình, xây dựng, hoàn thiện hệ thống đƣờng ống dầu khí, kho chứa dầu khí;

-Đào tạo nguồn nhân lực, thuê và cung cấp chuyên gia về quản lý, vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa trong công nghiệp lọc - hóa dầu và cảng biển, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, sửa chữa trong công nghiệp lọc - hóa dầu;

-Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, phân phối dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học, hóa phẩm, phụ gia xúc tác, vật tƣ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phƣơng tiện, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công nghiệp lọc - hóa dầu;

-Cung cấp các dịch vụ phân tích dầu thô, sản phẩm dầu mỏ và các hóa chất, phụ gia, xúc tác, nhiên liệu sinh học liên quan đến lĩnh vực lọc - hóa dầu.

-Dịch vụ hàng hải, cảng biển liên quan đến ngành lọc - hóa dầu.

- Đầu tƣ và phát triển các dự án lọc - hóa dầu, nhiên liệu sinh học trong và ngoài nƣớc.

3.1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty

Công ty BSR là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) làm chủ sở hữu, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn đƣợc thể hiện ở Phụ lục 3. Qua Phụ lục 3 thể hiện cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm:

- Hội đồng thành viên (HĐTV): Là cơ quan đại diện của chủ sở hữu tại công ty; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại công ty, tại các công ty con do công ty đầu tƣ 100% vốn điều lệ và của chủ sở hữu đối với phần vốn góp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 49)