Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân lực của Viettinbank Chi nhánh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMXP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh 002 (Trang 43 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Vietinbank

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân lực của Viettinbank Chi nhánh Hà Tĩnh

Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHCT VN, có quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác trong cả nƣớc. Hiện nay chi nhánh NHCT Hà Tĩnh có 85 cán bộ công nhân viên, bao gồm các phòng ban: Ban Giám đốc( Giám đốc, Phó giám đốcphụ trách kế toán- ngân quỹ, Phó giám đốcphụ trách tín dụng, Phó giám đốcphụ trách nguồn vốn- phí) Phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Kế toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng Kiểm soát nội bộ, Phòng quản lý rủi ro, tổ điện toán.

Hình 3.1: tổ chức bộ máy quản lý của NHCT Hà Tĩnh

Ban Giám đốc: Bao gồm 01 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc

- Giám đốc: Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của Chi nhánh, chỉ đạo điều hành theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Tổng Giám đốc về các quyết định của mình.

- Đề nghị Tổng Giám đốc về các việc quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các Điểm giao dịch; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật các chức danh Trƣởng phòng, phó phòng, các tổ điểm giao dịch…

- Phó Giám đốc: Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc đi vắng (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc). Giúp Giám đốc điều hành theo các nghiệp vụ đƣợc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về các quyết định của mình. Bàn bạc, tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Chi nhánh theo nguyên tắc dân chủ và chế độ thủ trƣởng.

Phòng khách hàng( khách hàng cá nhân và doanh nghiệp):

- Nghiên cứu đề xuất chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc HĐV tại địa phƣơng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh trên địa bàn.

- Xây dựng chiến lƣợc khách hàng để cho vay, thẩm định và tái thẩm định, đề xuất các biện pháp về cho vay đối với các dự án thuộc quyền của Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh.

- Thực hiện phân tích dƣ nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn bản nghiệp vụ tín dụng, tổ chức tập huấn, hội thảo thi tay nghề cho CBTD. Đồng thời, tiếp nhận và thực hiện các chƣơng trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nƣớc.

- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các Chi nhánh trên địa bàn, đầu mối thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, đồng thời tổng hợp viết báo cáo các chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ quy định.

Phòng kế toán:

- Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanh, thanh toán theo quy định của NHNN và NHCT VN.

- Xây dựng kế hoạch tài chính toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các Chi nhánh trên địa bàn, thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp Ngân sách theo Luật định.

- Tổng hợp, lƣu trữ tài liệu về hạch toán kế toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định; tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn kho quỹ. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHCT VN.

Phòng kiểm tra kiểm soát:

- Kiểm tra giám sát triển khai chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, của NHNN và NHCT Việt Nam. Giám sát thực hiện các quy định về an toàn của NHNN trong hoạt động tín dụng, tiền tệ, thanh toán và dịch vụ khác.

- Kiểm tra độ chính xác các báo cáo tài chính, kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ tài chính theo quy định của Nhà nƣớc, NHNN, NHCT VN.

- Báo cáo Giám đốc kết quả kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý các tồn tại. - Giải quyết đơn thƣ khiếu tố, trung ƣơng vấn cho Ban Giám đốc về tranh chấp tố tụng dân sự liên quan đến hoạt động của NHCT theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính:

- Tham mƣu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến tổ chức của chi nhánh trong công tác thi tuyển, tiếp nhận, bố trí cán bộ theo đúng nguyên tắc quy chế tổ chức.

- Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách đến làm việc.

- Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của Hành chính, văn thƣ, đánh máy, chụp văn bản, lƣu trữ các văn bản theo yêu cầu của Ban Giám đốc, lễ tân, phƣơng tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan…

- Thực hiện công tác sửa chữa thƣờng xuyên, mua sắm tài sản, văn phòng phẩm…. Kể từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh NHCT Hà Tĩnh đã trung ƣơngng bƣớc khẳng định đƣợc thƣơng hiệu, đã hòa nhập vào hoạt động chung của hệ thống NHCT VN và nền kinh tế thị trƣờng. Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với hiệu quả ngày càng cao, tạo đƣợc những khởi sắc mới.

Phòng Nhân lực

o Chức năng

- Tham mƣu cho cấp có thẩm quyền về công tác nhân lực và phát triển nguồn nhân lực: xây dựng định hƣớng chiến lƣợc và kế hoạch hàng năm về công tác nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong toàn hệ thống ngân hàng; xây dựng chế độ chính sách, quy chế, quy trình nhân lực… để áp dụng thống nhất trong ngân hàng.

- Thực hiện công tác liên quan đến định biên nhân lực/đơn vị, tổ chức quản lý nhân lực toàn hệ thống.

- Kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác nhân lực: định biên, tuyển dụng, xếp lƣơng, đánh giá nhân lực, đề bạt, bổ nhiệm, đề xuất đào tạo… Xây dựng và quản lý hồ sơ nhân lực.

o Nhiệm vụ

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng.

- Xây dựng chế độ, chính sách, quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ về công tác nhân lực: tuyển dụng, ký HĐLĐ, mô tả công việc, tiền lƣơng, đánh giá nhân lực, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật.

- Lập kế hoạch hằng năm về nhu cầu tuyển dụng, đào tạo, định biên nhân lực theo nhiệm vụ và tình hình thực tế.

- Xây dựng chƣơng trình tuyển dụng và tìm kiếm nguồn nhân lực khá giỏi. Tổ chức công tác tuyển dụng theo quy trình, hƣớng dẫn các đơn vị làm công tác tuyển dụng.

- Công tác quản lý nhân lực: thực hiện các thủ tục tiếp nhận nhân lực, bố trí công việc, xếp lƣơng theo vị trí công việc, ký HĐLĐ; thiết lập hồ sơ nhân lực, cập nhật thông tin nhân lực; theo dõi, đề xuất tăng lƣơng, chuyển ngạch lƣơng; theo dõi, đánh giá nhân lực xếp loại thi đua; thực hiện điều động, luân chuyển, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật…

Tình hình nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công thương VN

* Lực lượng lao động :số liệu tính đến ngày 31/12/2014

Bảng 3.1 : Cơ cấu lao động năm 2014 tại NH TMCP Công thƣơng-CHI NHÁNHHT

Phân loại Tiêu thức Số người lao động Tỉ lệ (%)

Giới tính Nam 63 50.4%

Nữ 62 49.6%

CBCHI NHÁNHV Cán bộ quản lý 22 17,6%

Nhân viên 83 66,4%

Nguồn:Phòng TC-HC tháng 12 năm 2014

Vì đây là Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, công việc không đòi hỏi phải sử dụng sức lực nên tỷ lệ nữ và nam cân đối có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc.

Với lực lƣợng lao động 125 ngƣời cho thấy Chi nhánh có đội ngũ nhân lực vô cùng dồi dào. Chi nhánh có đội ngũ cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ 17,6% đa phần là những nhân viên có thâm niên công tác lâu năm gắn bó với Chi nhánh từ lúc thành lập. Do Chi nhánh hoạt động kinh doanh khá hiệu quả trong những năm gần đây. Để đáp ứng với nhu cầu của công việc thực tế nên số lƣợng nhân viên tăng so với năm 2013 (85 nhân viên). Ngoài ra Chi nhánh cũng cho một số nhân viên đi học, tạo điều khiện nâng cao kiến thức, các nhân viên vừa đi học vừa đi làm.

Bảng 3.2 Phân loại đào tạo nguồn nhân lực trong Chi nhánh

Phân loại đào tạo Số nhân viên

Chính quy 98 Chuyên tu 4 Tại chức 19 Liên thong 1 Từ xa 2 Bằng II 1 TỔNG 125 Nguồn: Phòng TC-HC tháng12 năm 2014

Bảng 3.3 : Cơ cấu nguồn nhân lực theo loại Hợp đồng lao động Năm Tổng số LĐ Hợp đồng LĐ không XĐTH Hợp đồng XĐTH Số ngƣời Tỷ lệ Số ngƣời Tỷ lệ 2012 76 67 88.16 % 9 11.84 % 2013 85 75 88.24 % 10 11.76 % 2014 125 85 88.24 % 40 11.76 Nguồn: Phòng TC-HC tháng 12 năm 2014

Nhìn chung, tỷ lệ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tăng lên và tỷ lệ này trung ƣơngơng đối ổn định trong cơ cấu nhân viên. Tỷ lệ lao động có hợp đồng lao động XĐTH chiếm tỷ lệ nhỏ và ít biến động trong cơ cấu nhân viên.

* Cơ cấu tài nguyên nhân lực theo trình độ

Bảng 3.4 Thống kê trình độ nhân viên của Chi nhánh Hà Tĩnh

Số lượng CBCHI NHÁNHV

2013 2014 So sánh

Cao học và trên Cao học 3 6 +3

Đại học 80 117 +37

Cao đẳng 2 2 -

TỔNG 85 125 +40

Nguồn: Phòng TC-HC tháng 12 năm 2014 *Số liệu cụ thể tuyển dụng qua các năm 2012 đến 2014

Bảng 3.5 Tình hình tuyển dụng nhân lực tại các vị trí cụ thể từ năm 2012đến 2014

Năm Vị trí tuyển Số lượng tuyển So sánh

2012 1.Nhân viên tín dụng 2.Nhân viên kế toán

1 CBNV 2 CBNV

+3 so với năm 2011

2013 1.Nhân viên tín dụng 2.Nhân viên kế toán

4 CBNV 5 CBNV

+9 NV so với năm 2012

2014 1.Nhân viên tín dụng 2.Nhân viên kế toán

13 CBNV 27 CBNV

+40NV so với năm 2013

* Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên rất quan trọng, vì nếu quan hệ giữa cấp lãnh đạo và nhân viên tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, còn nếu không tốt thì sẽ làm giảm đi kết quả hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này đƣợc xem là mối quan hệ giữa lãnh đạo cấp cao (Ban giám đốc) và lãnh đạo các bộ phận (trƣởng phòng) với nhân viên thừa hành.

Mối quan hệ giữa lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo các bộ phận chi nhánh luôn phân rõ quyền hành và trách nhiệm của các phòng ban.

Cấp lãnh đạo (ban GĐ) luôn đóng vai trò quan trọng trong Chi nhánh, do đó mối quan hệ của cấp lãnh đạo càng quan trọng hơn, vì các lãnh đạo ( trƣởng phòng và tổ trƣởng ) là ngƣời nhận chỉ thị trực tiếp từ Ban giám đốc và chỉ đạo nhân viên mình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMXP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh 002 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)