Kháng aspirin liên quan đến giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao (Trang 122 - 126)

Tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin có ĐQNMN ở nam cao hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê khi so sánh hai giới. Tuy nhiên đặc điểm các nguy cơ tim mạch cao cho thấy phân bố ĐQNMN ở nam giới đã cao hơn ở nữ giới có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin có ĐTĐ ở nữ cao hơn ở nam có ý nghĩa thống kê (bảng 3.22). Tỷ lệ kháng aspirin trong nhóm tuổi 50 đến 59 tuổi ở nữ giới cao hơn so với nam giới có ý nghĩa thống kê (bảng 3.23). Đây là lứa tuổi trải qua thời kỳ mạn kinh của phụ nữ với nhiều thay đổi về nội tiết tố và nhiều biến đổi về tâm sinh lý.

Nghiên cứu về kháng aspirin của Gum năm 2003 trên 326 bệnh nhân bệnh động mạch vành thấy tăng tỷ lệ nữ trên đối tượng kháng aspirin (8/17 bệnh nhân tương đương 47%), trong khi đó đối tượng nữ trên nhóm không kháng aspirin là 65/309 (21%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,03 [68].

Lee và cộng sự năm 2005 nghiên cứu trên 468 bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn định đang điều trị aspirin với liều 80-325mg/ngày tối thiểu 1 tháng. Tỷ lệ nữ ở nhóm kháng aspirin là 46,1%, cao hơn tỷ lệ nữ ở nhóm không kháng aspirin là 25,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 [86]. Cả hai nghiên cứu của Gum và của Lee đều có tăng tỷ lệ nữ trên đối tượng kháng aspirin giống như trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ xảy ra trên đối tượng tính cả kháng aspirin một phần, không có khác biệt về tỷ lệ nữ trong nhóm kháng aspirin hoàn toàn có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác với đối tượng nghiên cứu trong các nghiên cứu trên cả về tỷ lệ nam/nữ và các bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm sàng.

Shen nghiên cứu trên 745 bệnh nhân (400 nam và 345 nữ) năm 2009 thấy ngưng tập tiểu cầu ở nữ thấp hơn ở nam giới (49,90 ± 30,90% ở nữ, 57,2 ± 42,5%, p =0,005). Tỷ lệ kháng aspirin ở nam giới là 16%, thấp hơn tỷ lệ 30% ở nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,0002. Tỷ lệ nữ ở nhóm kháng aspirin là 59,6%, cao hơn có ý nghĩa thống kê với p =0,003 so với tỷ lệ nữ ở nhóm không kháng aspirin là 42,9%. Chất kích tập sử dụng trong phương pháp đo ngưng tập tiểu cầu là collagen 1µg/ml với định nghĩa kháng aspirin khi ngưng tập tiểu cầu <70% đo bằng phương pháp trở kháng ngưng tập tiểu cầu [119].

Năm 2013, Yi và cộng sự nghiên cứu trên 634 bệnh nhân đột quỵ người Trung Quốc thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ trong nhóm kháng aspirin là 55,41% (87/157 bệnh nhân), cao hơn có ý nghĩa thống kê với p =0,03 so với tỷ lệ bệnh nhân nữ trong nhóm không kháng aspirin là 45,1% (215/477 bệnh nhân) [142]. Kết quả tương tự cũng gặp trong nghiên cứu của Li với tỷ lệ nữ tăng cao hơn trong nhóm kháng kép cả aspirin và clopidogrel so với nhóm không kháng [88].

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ kháng aspirin với tiêu chuẩn ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70% và AA ≥20% ở nam giới liên quan có ý nghĩa thống kê với các chỉ số như vòng bụng tăng, tăng chỉ số vòng bụng trên vòng mông, tăng chỉ số khối cơ thể, tăng triglycerid máu, tuổi lớn hơn 60 hoặc 70 tuổi (bảng 3.24 và 3.25). Mối liên quan này ở nữ giới chưa đạt ý nghĩa thống kê.

Các mạch máu lão hóa nhanh hơn ở nam nhiều hơn ở nữ. Kết quả là, phụ nữ trong độ tuổi dưới 50 tuổi đã được chứng minh mức độ vữa xơ động mạch thấp hơn đáng kể so với đàn ông cùng tuổi. Chỉ có một trong bảy phụ nữ trong độ tuổi giữa 45 và 64 có dấu hiệu của bệnh mạch vành. Sau 65 tuổi tần số tăng lên một phần ba. Hai phần ba số phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bệnh mạch vành chết vì nó. Các quan sát dịch tễ trước khi phụ nữ mãn kinh tỷ lệ bệnh mạch vành ít hơn nhiều so với nam giới đã dẫn đến kết luận rằng các nội tiết tố giới tính nữ, estrogen, có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch. Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy giảm 35-50% nguy cơ phát triển bệnh mạch vành nếu bổ sung điều trị estrogen được thực hiện. Điều này một phần được giải thích bởi tác dụng của estrogen trên lipoprotein, vì chúng làm tăng HDL-cholesterol và giảm LDL-cholesterol và Lp (a), quá trình oxy hóa LDL-cholesterol, fibrinogen và homocystein. Nội tiết tố giới tính có thể có tác động trực tiếp vào mạch máu, vì sự tồn tại của các thụ thể nội tiết tố androgen và estrogen trên các tế bào cơ trơn của các mạch máu đã được chứng minh. Trước khi bắt đầu của thời kỳ mãn kinh phụ nữ được hưởng lợi từ một sự bảo vệ tương đối từ bệnh mạch vành do sự hiện diện của nội tiết tố sinh dục nữ estrogen. Sau sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh, nguy cơ tương đối cho nam giới và phụ nữ là bằng nhau. Ngay cả sau khi mãn kinh, nguy cơ tim mạch ở phụ nữ vẫn thấp hơn đáng kể so với nam giới cùng tuổi. Tuy nhiên, trong hầu hết các nước phát triển bệnh tim mạch là nguyên nhân chính của tỷ lệ tử vong ở phụ nữ, không chỉ ở nam giới. Estrogen tổng hợp có thể cũng có tác dụng phụ tích cực là bảo vệ bệnh tim mạch. Phụ nữ bị mạn kinh sớm (trước tuổi 50) có ba lần nhiều hơn khả năng mắc bệnh mạch vành. Mặc dù một số nghiên cứu trước đó cho rằng có một kết hợp giữa việc uống nội tiết tố tránh thai và sự xuất hiện của bệnh mạch vành. Ngày nay chúng ta biết rằng sử dụng nội tiết tố tránh thai làm tăng nguy cơ tim mạch ở phụ nữ với các yếu tố nguy cơ bổ sung, đặc biệt là hút thuốc lá. Estrogen có chứa trong

thuốc tránh thai kích thích gan sản xuất cholesterol VLDL. Mặt khác, việc tránh thai đường uống với liều cao estrogen làm tăng nồng độ HDL- cholesterol và có thể có tác dụng chống vữa xơ nhưng chưa có chứng minh khoa học. Mặc dù liệu pháp nội tiết tố thay thế ở phụ nữ sau mãn kinh có nhiều lợi ích (kiểm soát các triệu chứng vận mạch, phòng ngừa loãng xương…), các ý kiến trước đây về tác động tích cực về phòng chống bệnh động mạch vành không còn được thống nhất tán thành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w