0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Những tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu 122 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 41 -45 )

- Trong công tác quản lí và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, Trung

2.3.3. Những tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.

chất lượng của hoạt động kiểm toán nói chung.

Kiểm toán nhà nước đã thiếp lập và không ngừng củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ quan kiểm toán tối cao tại các nước trên thế giới. Kiểm toán nhà nước Việt Nam trở thành thành viên thứ 174 của Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (International Organization of Supreme Audit Institutions - INTOSAI) từ năm 1996, và trở thành thành viên của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (Asian Organization of Supreme Audit Institutions - ASSOSAI) từ năm 1997. Đến nay, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với những hình thức và mức độ khác nhau với hơn hai mươi cơ quan kiểm toán tối cao của các nước trên khắp thế giới. Việc hợp tác giúp Kiểm toán nhà nước Việt Nam có điều kiện học tập và tiếp thu kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước các nước, đặc biệt là ở những nước có nền kiểm toán lâu đời và phát triển cao.

Tóm lại trong những năm qua, với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, Kiểm toán nhà nước đã góp phần trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia; góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ kinh tế, xã hội; cung cấp những thông tin, dữ liệu đáng tin cậy cho Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban ngành, các địa phương, các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính công và tài sản quốc gia; đồng thời, góp phần quan trong vào sự phát triển của hoạt động kiểm toán nói chung.

2.3.3. Những tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Việt Nam.

hơn một thập kỉ và còn non trẻ, tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình hoạt động, công tác Kiểm toán nhà nước vẫn còn những tồn tại và hạn chế.

2.3.3.1. Những tồn tại về mặt tổ chức.

Thứ nhất, tổ chức của Kiểm toán nhà nước chưa đảm bảo tính độc lập tương đối cần thiết (điều kiện quan trọng để một cơ quan kiểm toán nhà nước hoạt động hiệu quả). Hiện nay, Kiểm toán nhà nước mới là một cơ quan trực thuộc Chính phủ; vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước chưa tương xứng để đảm bảo tính độc lập và khách quan trong hoạt động kiểm toán việc thu - chi Ngân sách Nhà nước, quản lý và sử dụng nguồn tài sản quốc gia. Chức năng của Kiểm toán nhà nước chỉ mới được giới hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, hiệu lực thực hiện các kết luận và kiến nghị kiểm toán vẫn còn hạn chế.

Thứ hai, trong tổ chức của Kiểm toán nhà nước nảy sinh tình trạng chồng chéo và không rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa Kiểm toán nhà nước trung ương và khu vực, giữa Vụ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước và các bộ phận khác trong Kiểm toán nhà nước.

Thứ ba, bộ máy kiểm toán nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt các đơn vị chức năng ở trung ương và các kiểm toán nhà nước khu vực còn rất thiếu (chỉ có 5 kiểm toán nhà nước khu vực trong khi cả nước có đến 64 tỉnh, thành phố).

Thứ tư, quy mô và năng lực của đội ngũ kiểm toán viên còn chưa tương xứng với yêu cầu công việc, chức năng và nhiệm vụ được giao. Hiện Kiểm toán nhà nước chỉ có chưa đến 700 cán bộ, kiểm toán viên trên quy mô dân số trên 80 triệu người, còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới (Trung Quốc có trên 80.000 kiểm toán viên, Malaysia là 3.500 và Thái Lan là 2.300...). Các cán bộ, kiểm toán viên cũng chưa hoàn toàn được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước...

Những khó khăn và tồn tại trên đây trong tổ chức của Kiểm toán nhà nước, nhất là những tồn tại phát sinh từ địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước một phần đã được giải quyết trong Luật Kiểm toán Nhà nước, sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2006.

2.3.3.2. Những tồn tại trong hoạt động.

Thứ nhất, kết quả hoạt động kiểm toán nói chung còn chưa ngang tầm với chức năng và nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước. Hiện tại, những kết quả đạt được thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước vẫn còn hạn chế và chưa hoàn toàn thuyết phục đối với các cơ quan, tổ chức được kiểm toán và quần chúng nhân dân.

Thứ hai, với cách thức kiểm toán “cổ điển”, một đoàn kiểm toán kiểm tra trong khoảng thời gian vài ba tháng đối với một tỉnh hoặc một bộ, kiểm toán theo kiểu kiểm tra từ xã lên huyện, tỉnh theo kiểu cuốn chiếu, kiểm tra chi tiết từng chứng từ... thì không thể thực hiện được nhiệm vụ chiến lược đề ra. Hàng năm, Kiểm toán nhà nước mới thực hiện kiểm toán được khoảng 1/3 số đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, các kiểm toán chuyên ngành và kiểm toán nhà nước các khu vực chưa có sự phối kết hợp tốt; các Vụ kiểm toán chuyên ngành cũng chưa thực sự phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo chuyên môn toàn ngành.

Thứ tư, trong quan điểm công tác, vẫn còn những biểu hiện lệch lạc như “nâng cao, đánh khẽ”, hoặc “cố lờ” đi những sai sót, khuyết điểm của đơn vị được kiểm toán để thu lợi cá nhân, tranh thủ tình cảm trong đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên.

Thứ năm, còn có sự trùng lặp về quy mô công việc, chồng chéo chức năng giữa Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước và Ban thanh tra tài chính của Bộ Tài chính trong các lĩnh vực thanh tra và kiểm toán khu vực nhà nước. Kiểm toán nhà nước hiện báo cáo định kỳ cho Thủ tướng và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi có yêu cầu; các báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

nước chủ yếu tập trung vào các vấn đề tuân thủ và tài chính, chưa chú ý đầy đủ tới hiệu quả và hiệu suất của việc sử dụng các nguồn lực nhà nước do khả năng và nguồn lực có hạn.

Thứ sáu, mức độ hội nhập quốc tế của Kiểm toán nhà nước Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chúng ta có quan hệ với chưa nhiều các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới, chưa tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động của INTOSAI, ASSOSAI...

Phần 3.

Một phần của tài liệu 122 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 41 -45 )

×