2.2 .Cấu trúc tài chính của Công ty Cổ Phần Thép POMINA
2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính của Công ty CP Thép POMINA
2.2.2.1. Phân tích cân bằng tài chính dài hạn qua chi tiêu vốn lưu động ròng
Nhìn vào bảng phân tích cân bằng tài chính qua các năm 2010 -2012 cho thấy vốn lưu động ròng đều dương và có xu hướng giảm mạnh từ 1.613.092.037 nghìn đồng năm 2010 xuống 658.591.007 nghìn đồng năm 2011 và 155.935.556 nghìn đồng năm 2012. Điều này có nghĩa công ty đã đạt được trạng thái cân bằng tài chính dàihạn trong thời gian qua, nguồn vốn thường xuyên không những đảm bảo tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn(TSCĐ và ĐTDH) mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn.
Bảng 2.6: Bảng phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính của công ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Nguồn vốn thường xuyên 3.608.418.863 4.399.503.195 4.046.866.114
2 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.821.086.180 2.855.059.480 2.584.708.695 3 Giá trị TSCĐ và ĐTDH 1.995.326.826 3.740.912.187 3.890.930.557 4 Tốc độ tăng của NVTX 21.92% -8.01% 5 Tốc độ tăng của VCSH 1.2% -9.47% 6 Tốc độ tăng của TSCĐ và ĐTDH 87.48% 4.01% 7 Vốn lưu động ròng (7) = (1) - (3) + 1.613.092.037 +658.591.007 +155.935.556
8 Tỷ suất giữa NVTX & TSCĐ
(Lần) (8) = (1) : (3) 1.80 1.17 1.04
9 Tỷ suất tài trợ TSCĐ (lần)
(9) = (2) : (3) 1.41 0.76 0.66
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012 - phòng kế toán tài chính)
Để đạt được trạng thái cân bằng tài chính là do sự điều hòa tăng giảm của nguồn vốn thường xuyên mà chính xác hơn là do nhịp điệu tăng lên và giảm xuống về quy mô của nguồn vốn vay dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu kịp thời với tốc độ tăng của TSCĐ và ĐTDH. Cụ thể năm 2011 tốc độ tăng của nguồn vốn thường xuyên là 21.92% tương ứng số tuyệt đối 4.399.503.195 nghìn đồng, sự tăng lên này là do sự gia tăng của cả nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu đặc biệt là sự gia tăng mạnh mẽ của nợ dài hạn với tốc độ tăng 96.16%, vốn chủ sở hữu chỉ tăng 1.2%, trong khi đó tốc độ tăng tài sản cố định năm 2011 là 87.48% với số tuyệt đối tương ứng đạt 3.740.912.187 nghìn đồng, cho thấy mặc dù tốc độ tăng chậm hơn sơ với sự gia tăng của TSCĐ và ĐTDH nhưng nguồn vốn thường xuyên vẫn đảm bảo tài trợ cho hoạt động đầu tư dự án và mua dây truyền sản xuất của năm 2011. Sang năm 2012 nguồn vốn thường xuyên chỉ giảm xuống 8.01% so với năm 2011 với số tuyệt đối
4.046.866.114 nghìn đồng đảm bảo tài trợ cho sự gia tăng nhẹ 4.01% tương ứng số tuyệt đối 3.890.930.557 nghìn đồng của TSCĐ và ĐTDH.
Ngoài ra khi phân tích tỷ suất NVTX/TSCĐ & ĐTDH cho thấy tỷ suất này qua ba năm đều lớn hơn 1cho thấy giá trị NVTX luôn lớn hơn giá trị TSCĐ, điều này có nghĩa là toàn bộ TSCĐ& ĐTDH của công ty được tài trợ hoàn toàn bằng NVTX và phần NVTX dôi ra dùng để tài trợ thêm cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng phân tích cho thấy tỷ suất NVTX/TSCĐ & ĐTDH đang có xu hướng giảm mạnh từ 1.8 lần năm 2010 xuống còn 1.17 năm 2011 và 1.04 lần năm 2012 thể hiện tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ đang đi xuống, công ty đang mất dần sự cân bằng tài chính. Điều này càng được thể hiện rõ khi xem xét tỷ suất tài trợ TSCĐ & ĐTDH qua ba năm có chiều hướng giảm mạnh và nhỏ hơn 1. Cụ thể năm 2010 tỷ suất tài trợ TSCĐ 1.41 lần nhưng đến năm 2011 tỷ suất này giảm mạnh xuống còn 0.76 lần và năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 0.66 lần, cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho sự gia tăng của TSCĐ & ĐTDH mà phải bù đắp bằng huy động vốn vay dài hạn, sự phụ thuộc vào các chủ nợ ngày càng tăng lên, dẫn đến áp lực thanh toán trong tương lai là rất lớn.
Như vậy, nhìn vào vốn lưu động ròng có thể thấy công ty đãđạt sự ổn định và cân bằng tài chính trong dài hạn và an toàn, nguồn vốn thường xuyên sau khi tài trợ đủ cho sự gia tăng TSCĐ và ĐTDH vẫn còn dôi ra để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, mức độ an toàn và tính bền vững chưa cao, khả năng dễ gặp rủi ro mất cân bằng trong tương lai.Hơn nữa, với chi phí khấu hao tăng mạnh như hiện nay từ mức 219 tỷ đồng năm 2011 lên 308 tỷ đồng năm 2012 sau khi hoàn thành nhà máy Pomina 3 cùng với việc công suất hoạt động của toàn nhà máy công ty chỉ đạt khoảng dưới 40% chưa đạt đến điểm hòa vốn khiến cho gánh nặng về chi phí khấu hao là rất lớn, thêm vào đó với tình hình thị trường bất động sản suy thoái liên tục đã tác động không nhỏ đến tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty. Do đó, trong thời gian tới công ty cần có biện pháp cải thiện nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, khai thác công suất tối đa và gia tăng tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu, đảm bảo tính tự chủ, ổn định nguồn tài trợ và cân bằng tài chính được duy trì.
2.2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn qua nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng
Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn chỉ là một mặt của trạng thái cân bằng tài chính của công ty. Do vậy, muốn thấy được toàn bộ tình trạng tài chính của công ty trong hiện tại và tương lai thì phải phân tích cân bằng tài chính cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Để phân tích sự cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty đi sâu phân tích chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.
Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn thông qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng
Khi phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn thông qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng, nghĩa là đi sâu phân tích nhu cầu tài trợ tối thiểu trong ngắn hạn của công ty về dự trữ hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và thời gian thanh toán các khoản phải trả trong ngắn hạn (không bao gồm nợ vay). Sự biến động của các khoản mục này làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng thay đổi.
Bảng 2.7 Phân tích nhu cầu vốn lƣu động ròng
Đơn vị tính: 1000đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Hàng tồn kho 2.468.991.540 2.530.662.371 2.216.768.458 2 Khoản phải thu NH 2.348.869.739 2.138.228.288 2.330.502.196 3 Nợ ngắn hạn (trừ nợ vay NH) 1.058.550.424 1.524.247.126 755.168.471 4 Nhu cầu VLĐ ròng
(4) = (1) + (2) - (3)
3.759.310.855 3.144.643.533 3.792.102.184
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012 - phòng kế toán tài chính)
Nhìn vào bảng phân tích trên cho thấy nhu cầu vốn lưu động ròng đều dương và có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm.Năm 2010 nhu cầu vốn lưu động ròng 3.759.310.855 nghìn đồng đến năm 2011 nhu cầu này đã giảm xuống 16.35%chỉ còn 3.144.643.533 nghìn đồng. Sự giảm xuống này là do năm 2011 nợ ngắn hạn (không bao gồm vay ngắn hạn) tăng lên mạnh mẽtừ 1.058.550.424 nghìn đồng năm 2010 lên đến 1.524.247.126 nghìn đồng tương ứng tăng 44%. Sự tăng lên này đến từ sự gia tăng mạnh mẽ của khoản phải trả nhà cung cấp khi dự án Pomina 3 đang đẩy
nhanh tiến độ năm 2011, trong khi đó khoản phải thu lại giảm xuống từ 2.348.869.739 nghìn đồng xuống còn 2.138.228.288 nghìn đồng, hàng tồn kho tuy có tăng lên nhưng mức độ tăng không đáng kể chỉ 2.49% khiến cho nhu cầu vốn lưu động ròng giảm xuống .Tuy nhiên đến năm 2012 do nợ ngắn hạn giảm mạnh xuống 50.45% từ 1.524.247.126 nghìn đồng năm 2011 xuống còn 755.168.471 nghìn đồng và sự tăng lên của khoản phải thu 192 tỷ đã khiến cho nhu cầu vốn lưu động ròng tăng lên mạnh mẽ đạt 3.792.102.184 nghìn đồng tăng 20.58% so với năm 2011.
Qua phân tích trên cho thấy nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty là khá cao và có xu hướng tăng lên do công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất cũng như kinh doanh khiến cho nhu cầu tài trợ cho các khoản phải thu, dự trữ hàng tồn kho tăng lên. Tuy nhiên với vốn lưu động ròng thấp và có xu hướng giảm xuống đã không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng và công ty phải huy động các khoản vay ngắn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt đó. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Ngoài ra, tăng vốn vay sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn khiến cho lợi nhuận giảm xuống tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là vấn đề lớn mà công ty cần phải xem xét và điều chỉnh trong thời gian tới.
Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn thông qua chỉ tiêu ngân quỹ ròng
Để hiểu rõ và đánh giá xác thực sự cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công tyđi sâu phân tích mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng với nhu cầu vốn lưu động ròng được thể hiện thông qua chỉ tiêu ngân quỹ ròng (NQR). Đây chính là phần còn lại của nguồn vốn thường xuyên được sử dụng để tài trợ cho những nhu cầu ngắn hạn của công ty.
Bảng 2.8: Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. VLĐ ròng 1.613.092.037 658.591.007 155.935.556
2 Nhu cầu VLĐ ròng 3.759.310.855 3.144.643.533 3.792.102.184 3 Ngân quỹ ròng (3) = (1) - (2) (2.146.218.818) (2.486.052.526) (3.636.166.628)
Từ bảng phân tích trên cho thấy ngân quỹ ròng của công ty trong cả ba năm 2010,2011,2012 đều mang giá trị âm (NQR<0). Điều này chứng tỏ VLĐ ròng của công ty không đủ tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng. Phần thiếu hụt này công ty phải bù đắp bằng các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Cụ thể năm 2010 ngân quỹ ròng âm 2.146.218.818 nghìn đồng do vốn lưu động ròng chỉ có 1.613.092.037 nghìn đồng trong khi đó nhu cầu VLĐ ròng đến 3.759.310.855 nghìn đồng , đến năm 2011 ngân quỹ ròng của công ty tiếp tục bị thâm hụt hơn-2.486.052.526 nghìn đồng so với năm 2011 và sang năm 2012 do nhu cầu vốn lưu động ròng tăng lên mạnh mẽ 3.792.102.184 nghìn đồng trong khi vốn lưu động ròng lại giảm xuống nặng nề còn 155.935.556 nghìn đồng đẩy tình trạng thâm hụt ngân quỹ càng trở nên nghiêm trọng hơn -3.636.166.628 đồng.
Qua nội dung phân tích ở trên cho thấy ngân quỹ ròng âm liên tục trong ba năm cho thấy khả năng linh hoạt tài chính, khả năng đáp ứng mở rộng đầu tư mới của công ty thấp, sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ vốn vay bên ngoài của công ty rất lớn. Công ty đang đứng trước tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Để cải thiện tình hình mất cân bằng tài chính ngắn hạn này thì vấn đề đặt ra cho công ty là cần rút ngắn sự chênh lệch giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng bằng cách đề ra những biện pháp hiệu quả vềquản lý vốn lưu động, giảm thiểu nhu cầu vốn lưu động ròng bằng cách đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng tồn kho và khoản phải thu, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý, đẩy mạnh việc khai thác tối đa công suất các nhà máy, nâng cao chất lượng sử dụng vốn vay.Qua phân tích có thể rút ra kết luận công ty chỉ đạt cân bằng tài chính trong dài hạn còn trong ngắn hạn thì kém an toàn, khả năng mất cân bằng tài chính cao.