Giải pháp về vấn đề thiếu vốn trong dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Một số giải pháp áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân

4.1.1. Giải pháp về vấn đề thiếu vốn trong dài hạn

Để giải quyết vấn đề thiếu vốn trong dài hạn, một số ngân hàng đã nghiên cứu và đề cập đến việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ “capital heavy” sang “capital light” (từ mô hình kinh doanh sử dụng nhiều vốn sang mô hình kinh doanh dựa ít vào vồn). Một số giải pháp đưa ra để thực hiện việc chuyển đổi trên:

Tối thiểu hóa RWA (tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng)

Để tối thiểu hóa RWA, các ngân hàng thường có xu hướng nỗ lực tính chính xác hơn RWA. Nguyên lý là trong những Phương pháp tính RWA, thường những Phương pháp có mức đô phức tạp thấp hơn, điển hình là Phương pháp có độ phức tạo cao hơn (do nguyên tắc thận trọng của Basel ). Theo đó việc thực hiện tính toán rủi ro theo Phương pháp nâng cao, s ử dụng các mô hình định lượng nội bộ sẽ cho phép tính toán RWA chính xác và qua đó nhiều khả năng kết quả RWA sẽ là thấp nhất. Việc tính chính xác hơn RWA có thể được thực hiện ở mọi hoạt động, trong đó tập trung vào 2 khâu gồm:

(1)Thực hiện thông tin đầy đủ hơn về RWA tại bộ phận kinh doanh trực tiếp (2)Hạn chế hao hụt thông tin khi truyền tải giữa bộ phận kinh doanh trực tiếp và

bộ phận tính toán RWA trong ngân hàng.

Các giải pháp mang tính kinh doanh, bao gồm

(1)Tập trung vào việc tính chỉnh lại thiết kế, chính sách s ản phẩm, điều khoản trong hợp đồng để làm sao việc cung cấp các sản phẩm này có hiệu quả hơn về mặt vốn, hay nói cách khác là RWA thu được từ việc cung cấp các sản phẩm này là thấp nhất. Theo đó, Ban khách hàng có chức năng thiết kế sản phẩm sẽ ngồi lại với các đơn vị tính toán CAR, thanh khoản để cùng nhau tìm ra cách điều chỉnh hay thiết kế các sản phẩm có hiệu quả về vốn hơn.

(2)Nâng cao hiệu quả khách hàng: Nhóm giải pháp này nhằm cơ cấu lại khách hàng, giúp ngân hàng thoát khỏi những khách hàng có lợi nhuận không tương xứng và cũng đồng nghĩa với việc không đáp ứng yêu cầu về vốn. Các NHTM cần có những chính sách quyết liệt về việc cơ cấu lại khách hàng, sàng lọc những khách yếu kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)