09 Áo veston nam 20 Hàng may chất liệu len 10 Bộ quần áo nữ 21 Hàng may lụa và sợi thực vật
2.3.2. Những điểm yếu hay các vấn đề đặt ra trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam.
xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam.
Điểm yếu trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam, nhƣ đã phân tích ở trên, thể hiện nổi bật ở chỗ: giá trị gia tăng thấp và các doanh nghiệp xuất khẩu đứng trƣớc những nguy cơ rủi ro lớn khi có biến động giá theo chiều hƣớng xấu (giá giảm); mặt khác, nó còn thể hiện rõ sản phẩm dệt may của Việt Nam khó xâm nhập những thị trƣờng có yêu cầu đòi hỏi cao về chất lƣợng và các điều kiện khác (EU và Nhật Bản).
Những hạn chế và trở ngại nói trên của ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu xuất phát từ cơ sở vật chất hạ tầng kém (công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao, ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển, đội ngũ lao động lành nghề
thiếu trầm trọng và năng lực cạnh tranh của các quốc gia là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đã đƣợc cải thiện nhanh chóng trong thời gian gần đây...). Dƣới đây xin đi sâu một số vấn đề quan trọng nhất.
1/ Sự lạc hậu và yếu kém về công nghệ.
Thực trạng thiết bị và công nghệ của ngành dệt may khác nhau giữa các lĩnh vực. Có 5 loại công nghệ trong ngành dệt may bao gồm thiết bị công nghệ kéo sợi; thiết bị công nghệ dệt thoi; thiết bị công nghệ dệt kim; thiết bị công nghệ in nhuộm; và thiết bị công nghệ may. Trong 5 loại công nghệ nêu trên, có 4 loại là thuộc lĩnh vực dệt là tƣơng đối lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực. Thực trạng các loại thiết bị công nghệ dệt nhƣ sau:
+ Thiết bị công nghệ kéo sợi: Mặc dù đã đƣợc nâng cấp nhƣng những thiết bị công nghệ lỗi thời vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số thiết bị kéo sợi hiện nay (thiết bị ở mức độ công nghệ trung bình và dƣới trung bình chiếm tới 70% tổng số thiết bị hiện có 2). Nhƣ vậy, thiết bị công nghệ kéo sợi của ngành dệt Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng lạc hậu, khả năng và trình độ tự động hóa thấp; phần lớn là công nghệ kéo sợi chải thô và tất nhiên, chất lƣợng sản phẩm thấp.
+ Thiết bị công nghệ dệt thoi: Thiết bị công nghệ dệt thoi đã có những chuyển biến mạnh đặc biệt là công nghệ dệt sợi bông, công nghệ dệt vải tổng hợp, công nghệ dệt vải pha công nghệ tơ tằm và len, công nghệ dệt vải denim. Tuy nhiên, các thiết bị thế hệ cũ tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiến trên 50% số trang thiết bị công nghệ hiện có.
+ Thiết bị công nghệ dệt kim: Trƣớc năm 1988, các thiết bị công nghệ này chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Tiệp Khắc (cũ) và CHDC Đức nên trình độ công nghệ đã rất lạc hậu so với mặt bằng công nghệ của thế giới hiện tại. Các thiết bị công nghệ dệt kim tròn của Nhật Bản, CHLB Đức và Đài Loan hiện có phần lớn đƣợc nhập sau những năm 1990... Đây là số thiết bị công nghệ thuộc thế hệ mới nên cho ra đời những sản phẩm dệt kim chất lƣợng cao với năng suất cao và đa tính năng sử dụng. Đến năm 1994, công nghệ dệt kim đan dọc đƣợc nhập
2
vào Việt Nam để phục vụ sản xuất các chủng loại vải công nghiệp nhƣ: vải lót đƣờng, vải bố lốp xe máy, ôtô...
+ Thiết bị công nghệ in nhuộm: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ chiều sâu, nhập mới và nâng cấp các trang thiết bị hiện có để nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, nếu so sánh với mức đầu tƣ thiết bị công nghệ dệt thì còn rất hạn chế. Các trang thiết bị công nghệ in nhuộm hiện nay chỉ có khoảng 35% là đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng; 30% là các thiết bị nhập khẩu từ những năm 1970 đến trƣớc 1985; 35% các thiết bị còn lại đã có thời gian sử dụng trên 25 năm.
Bảng 16: Máy móc, trang thiết bị hiện tại của ngành dệt Việt Nam (2004)
STT Chủng loại Nhãn hiệu/quốc gia sản xuất Số lượng