Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội quốc tế (Trang 59 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Dân số

Sau 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến năm 2014, dân số trung bình của Hà Nội đã là 7,2 triệu người, chưa kể gần 1 triệu người không đăng ký hộ khẩu thường trú. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 3.490 người/km² với diện tích 918,46 km2 (chiếm 0,28% diện tích cả nước) và dân số( chiếm 3,61% dân số cả nước).

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở trên toàn thành phố nên lực lượng lao động của Hà Nội có trình độ văn hóa cao nhất của cả nước với tỷ lệ số người biết chữ trong tổng lực lao động cao nhất của cả nước là 99%. Lực lượng lao động dồi dào với trình độ văn hóa cũng là một yếu tố thu hút nhiều nguồn FDI vào Hà Nội nói chung và các KCN tại Hà Nội nói riêng. Hà Nội là một trong những tỉnh, thành trong cả nước có chỉ số phát triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc cho việc phát triển nguồn nhân lực của thủ độ nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân luwjcm chất lượng cuộc sống. Thủ đô có 52 trường đại học, 23 học viện và 22 trường cao đẳng. Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm…Các trường đại học ở Hà Nội còn hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand…trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này.

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Hà Nội khá phát triển. Các loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không đồng bộ đã hình thành lên mạng lưới giao thông vận tải rộng khắp nối liền các tỉnh, các địa phương trong cả nước và tới các nước trên thế giới. Đặc biệt là cảng hàng không quốc tế nội bài là trung tâm không lưu của khu vực vận tải hàng không phía bắc với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa một ngày, phục vụ 1.5 triệu lượt khách mỗi năm. Quốc lộ 1 nối liền Bắc Nam, quốc lộ 5 nối liền cảng biển quốc tế Hải Phòng với Hà Nội.Cảng Khuyến lương và cảng Phà Đen cho phép tàu có trọng tải 2000- 3000 tấn cập cảng. Là đầu mối của 5 tuyến đường sắt, trong đó có 2 tuyến quốc tế, khoảng 50- 60% lượng hàng hóa cung cấp cho Hà Nội, 30- 40% lượng hàng hóa của Hà Nội đi tới các vùng khác trong cả nước được vận chuyển bằng đường sắt.

Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy thủy điện Hòa Bình và nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nên mạng lưới điện ở Hà Nội rộng khắp, được nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện liên tục, ổn định. Mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại, hòa mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu.Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp ổn định liên tục.

Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp quang và đã hòa mạng với hệ thống viễn thông quốc tế.

Là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại.

Về tiềm lực tài chính, Hà Nội đứng thứ hai của cả nước về tiềm năng và thực tế huy động các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế- xã hội, bao gồm cả vốn trong nước và ngoài nước, vốn ngân sách và ngoài ngân sách, vốn tập trung và phi tập trung, vốn dài hạn và ngắn hạn,…

Vốn huy động trong nước và vốn từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Hà nội trong những năm qua đều có mức tăng đáng kể. Theo số liệu mới nhất từ Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội, tổng vốn đầu tư, bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tại Hà Nội 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 70 triệu USD, bằng 42% cùng kỳ năm 2014 và đạt 30% kế hoạch cả năm 2015.Trong đó, các dự án đăng ký đầu tư mới đều có quy mô nhỏ. Tính cả 12 dự án FDI đăng ký từ đầu năm đến nay mới đạt gần 9 triệu USD. Các dự án này chủ yếu của nhà đầu tư Hàn Quốc thuê lại nhà xưởng của DN Việt Nam ngừng hoạt động.

Năm 2014,GDP của thành phố tăng khoảng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 35,52 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 118.700 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng.( Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội, 2014).

Ngoài những thuận lợi trên, Hà Nội còn có tiềm năng cơ bản khác như tình hình an ninh, chính trị ổn đinh, thị trường rộng lớn, quy hoạch tổng thể ổn định đến năm 2020, thời gian cấp giấy phép đầu tư nhanh, có truyền thống văn hóa lâu đời và có các KCN cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tóm lại, Hà Nội có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu hút FDI sẽ tạo ra động lực lớn để phát triển các KCN, cũng như phát triển kinh tế của thủ đô nói riêng và nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Hà Nội sẽ xây dựng được các KCN, khu chế xuất tập trung hiện đại với các ngành nghề sản phẩm có tính cạnh tranh, các đô thị hiện đại xứng tầm với các thủ đô trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội quốc tế (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)