1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục trung cấp
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý giáo dục chuyên nghiệp của một số quốc gia
cấp chuyên nghiệp một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý giáo dục chuyên nghiệp của một số quốc gia trên thế giới quốc gia trên thế giới
1.2.1.1. Quản lý GDCN ở Thái Lan
Giống nhƣ hầu hết các quốc gia trên thế giới, Thái Lan rất coi trọng việc phát triển giáo dục và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên do những hạn chế về địa hình và lịch sử, nền giáo dục của Thái Lan còn gặp phải nhiều vấn đề nan giải.
Bộ máy thể chế giáo dục Thái Lan: chủ yếu dựa vào ba cơ quan chức năng chính đó là Ủy ban Giáo dục Quốc gia, Bộ Giáo dục và Bộ Đại học. Trong đó Ủy ban Giáo dục Quốc gia chịu trách nhiệm về các chính sách đối với ngành Giáo dục, các kế hoạch và nghiên cứu Giáo dục cấp quốc gia; Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về việc phân chia cấp học, các hình thức đào tạo khác nhau trên toàn đất nƣớc; Bộ Đại học có trách nhiệm pháp lý đối với các trƣờng Đại học công lập. Ngoài ra đối với một số trƣờng chuyên ngành thì tuỳ thuộc vào ngành đào tạo mà sẽ trực thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng hay Bộ Giao thông vận tải.
GDCN tại Thái Lan nằm trong hệ thống giáo dục chính quy, do Vụ Giáo dục dạy nghề thuộc Bộ giáo dục phụ trách. Bậc học này có chức năng dạy nghề cho học sinh tốt nghiệp phổ thông. Việc quản lý bậc học này tại Thái lan đƣợc chia làm 3 cấp:
- Cấp trung ƣơng (quốc gia)
- Cấp khu vực (vùng)
- Cấp địa phƣơng.
Trong đó cấp khu vực chia thành 3 cơ quan quản lý: - Cơ quan giáo dục vùng,
- Cơ quan giáo dục tỉnh
- Cơ quan giáo dục huyện.
Các trƣờng thuộc lĩnh vực GDCN do cơ quan giáo dục cấp tỉnh quản lý. Học sinh tốt nghiệp các trƣờng này chia thành 4 cấp độ tùy theo thời gian học tập cụ thể nhƣ sau: lao động bán lành nghề, lao động lành nghề, mức độ bán chuyên nghiệp và mức độ chuyên nghiệp
1.2.1.2. Quản lý GDCN ở Trung Quốc
Từ năm 1985, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc đã chủ trƣơng tiền hành cải cách giáo dục nhằm đáp ứng nguồn nhân lực đủ chuẩn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đây là bƣớc chuẩn bị vững chắc và khoa học khi xác định khái niệm “ nhân lực đủ chuẩn” với mục tiêu là chuẩn bị lực lƣợng lao động có trình độ GDCN trở lên, giúp cho công cuộc “Đại nhảy vọt” thành công, cải cách giáo dục năm 1985 ở Trung Quốc đã hƣớng các chính sách đào tạo vào các lĩnh vực sau:
- Phân quyền giáo dục và quản lý giáo dục, thực hiện từng bƣớc
giáo dục bắt buộc 9 năm
- Điều chỉnh cơ cấu giáo dục trung học, đẩy nhanh tốc độ phát triển giáo dục nghề nghiệp.
- Phát triển mạnh GDCN (nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nƣớc về nhân lực)
Với mục tiêu rõ ràng đáp ứng cho đại nhảy vọt về kinh tế, GDCN Trung Quốc xác định việc đáp ứng nhu cầu về “ nhân lực đủ chuẩn” bằng số lƣợng tối thiểu sinh viên tốt nghiệp GDCN. Mà GDCN thay đổi thông qua một hệ thống chính sách mới bao gồm các yếu tố:
- Thu kinh phí đóng góp
- Thu lợi nhuận từ GDCN
- Đề cao chƣơng trình dạy nghề theo nhu cầu thị trƣờng
- Nâng cao hiệu quả huấn luyện nghề nghiệp
- Phát triển giáo dục theo hoàn cảnh địa phƣơng.
- Đƣa sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào việc quản lý giáo
dục và xây dựng kinh phí giáo dục (thực chất là xã hội hóa giáo dục)