Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh việt mỹ (Trang 55 - 68)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu)

2.2.2. Xác định vấn đề, đối tƣợng, mục đích nghiên cứu

- Xác định vấn đề nghiên cứu: Khảo sát ý kiến của đội ngũ cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ về văn hóa doanh nghiệp và thực trạng quản trị VHDN.

- Đối tượng khảo sát: Là cán bộ, công nhân viên của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.

- Mục tiêu khảo cứu: Nhằm xác định thực trạng quản trị VHDN tại công ty thông quá đánh giá của cán bộ, công nhân viên về vai trò, tác dụng của quản trị VHDN.

2.2.3. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết về 3 cấp độ VHDN của Schein (1992); theo Schein có 3 cấp độ VHDN tồn tại trong mỗi doanh

nghiệp gồm: (i) Cấu trúc văn hóa hữu hình: Bao gồmnhững hiện tƣợng và sự vật mà một ngƣời có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận khi lần đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp; (ii) Những giá trị được thống nhất: bao gồm những giá trị, chiến lƣợc, triết lý chung đƣợc thống nhất, tán thành trong đông đảo ngƣời lao động và lãnh đạo doanh nghiệp và (iii) Những ngầm định cơ bản: Bao gồmnhững nhận thức, niềm tin, suy nghĩ, tình cảm chung đƣợc chia sẻ, ăn sâu trong tiềm thức, tâm lý của các thành viên doanh nghiệp và trở thành điều mặc nhiên đƣợc công nhận.

Tác giả đề xuất mô hình 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Scheinnhằm chỉ mức độ nhìn nhận đƣợc các hiện tƣợng văn hóa của ngƣời quan sát, các cấp độ di chuyển từ những biểu hiện rõ ràng, hữu hình và có thể nhìn thấy và cảm nhận đƣợc, đến những giá trị căn bản đã đƣợc ăn sâu trở thành vô thức đƣợc gọi là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp; mô hình 3 cấp độ văn hóa của Schein giúp nhà lãnh đạo vƣợt qua những cấp độ bề mặt với những sản phẩm nhân tạo và các niềm tin, giá trị động thuận để đến đƣợc những giá trị căn bản sâu sắc hơn – chúng là thứ hình thành nên mô hình mẫu của nhận thức, tƣ duy và cảm xúc đƣợc thể hiện các thành viên trong nhóm; vận dụng mô hình 3 cấp độ tránh việc cố gắng suy luận ra các giá trị sau hơn chỉ thông qua các sản phẩm hữu hình, nhân tạo là điều hết sức nguy hiểm, bởi vì đây sự lý giải mang tính chủ quan, theo cảm giác và phản ứng của bản thân ngƣời đó (Edgarh H.Schein, 2010).

2.2.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi

* Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 05 bậc/mức để đo lƣờng đánh giá của cán bộ, nhân viên về quản trị VHDN.

“Hoàn toàn không đồng ý” = 1 điểm; “Không đồng ý” = 2 điểm; “Phân vân không ý kiếm” = 3 điểm; “Đồng ý” = 4 điểm; “Hoàn toàn đồng ý” = 5 điểm.

* Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù

hợp với mục đích của nghiên cứu của luận văn, để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bƣớc sau:

- Xác định các dữ liệu cần tìm : Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tƣợng phỏng vấn từ đó xác định đƣợc các dữ liệu cần tìm tác động đến quản trị văn hoá doanh nghiệp của công ty

- Xác định phương pháp phỏng vấn:Luận văn dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.

- Chọn dạng câu hỏi:Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, dạng câu hỏi đƣợc sử dụng trong bảng hỏi là câu hỏi đóng

- Xác định cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi bao gồm các phần sau: Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.Phần thứ hai: Là câu hỏi xác định thông tin đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Phần thứ ba: Là câu hỏi có tác dụng để ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu đƣợc chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hƣớng đế, có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu.

- Nội dung câu hỏi nghiên cứu

Đánh giá chung: Nhằm đánh giá vai trò, tác dụng tích cực văn hóa doanh nghiệp mang lại trong các hoạt động nhƣ: thực hiện chiến lƣợc, nâng cao uy tín, thƣơng hiệu; gồm các câu hỏi sau:

(i). VHDN có vai trò quan trong trong việc tạo ra môi trƣờng hoạt động lành mạnh, nhân văn cho nhân viên.

(ii). VHDN có tác dụng tích cực động viên, khuyến khích nhân viên phát triển bản thân và sự nghiệp.

(iii). VHDN giúp cho Lãnh đạo xây dựng và thực hiện chiến lƣợc tốt hơn. (iv). VHDN góp phần phát triển uy tín, thƣơng hiệu và niềm tin của khách hàng, đối tác đối với Công ty.

(v). Văn hóa DN đƣợc Chính phủ và xã hội khuyến khích Công ty thực hiện, nâng cao đạo đức KD và trách nhiệm xã hội của DN (Dƣơng Thị Liễu, 2012).

Đánh giá cấu trúc hữu hình: gồm các câu hỏi sau: (i). Kiến trúc nội, ngoại thất khang trang, hiện đại (ii). Logo dễ nhận biết, nổi bật và ý nghĩa

(iii). Đồng phục nhân viên đẹp, lịch sự, phù hợp với công việc

(iv). Bộ quy tắc ứng xử đƣợc toàn thể lãnh đạo và nhân viên thực hiện nghiêm túc

(v). Lễ nghi, lễ hội, các chƣơng trình văn hóa, văn nghệ đƣợc tổ chức trang trọng, hấp dẫn.

(vi). Các hoạt động từ thiện, trách nhiệm xã hội đƣợc chú trọng và thực hiện thƣờng xuyên, hiệu quả (Edgarh H.Schein, 2010).

Đánh giá về các giá trị tuyên bố: gồm các câu hỏi sau :

(i). Triết lý kinh doanh có giá trị định hƣớng chiến lƣợc và chuẩn mực hành vi của công ty.

(ii). Sứ mệnh, tầm nhìn là nền tảng cho hoạch định Chiến lƣợc kinh doanh của công ty.

(iii). Các giá trị cốt lõi tạo nên sự độc đáo trong VHDN, đƣợc các thành viên tin tƣởng, chia sẻ trong công ty (Edgarh H.Schein, 2010).

Đánh giá về các ngầm định nền tảng của VHDN và niềm tin nhân viên:

gồm các câu hỏi nghiên cứu sau :

(i). Việc quản trị quá trình xây dựng và triển khai VHDN tại Công ty đã đƣợc Lãnh đạo cấp cao nhất quan tâm và trực tiếp thực hiện.

(ii). Việc hoạch định kế hoạch xây dựng VHDN của Công ty đƣợc thực hiện một cách bài bản chu đáo.

(iii). Việc tổ chức, thực hiện xây dựng VHDN đã đƣợc Lãnh đạo làm chu đáo, và phân công trách nhiện cho các đơn vị thực hiện, phát huy dƣợc vai trò của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

(iv). Công tác lãnh đạo, chỉ tạo quá trình xây dựng VHDN đƣợc chỉ đạo, điều hành sâu sát, có hiệu quả.

(v). Lãnh đạo Công ty đã thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng VHDN và xử lý khen thƣởng công bằng, kỷ luật.

(vi). Đánh giá chung là công tác quản trị VHDN của Lãnh đạo Công ty đƣợc thực hiện bài bản, đạt kết quả tốt (Đỗ Minh Cƣơng, 2016).

2.2.5. Chọn mẫu khảo sát nghiên cứu

Tổng thể: Đối tƣợng tham gia khảo sát gồm: cán bộ lãnh đạo, nhân viên phòng ban và công nhân sản xuất tại công ty.

Phương pháp lấy mẫu: Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hai cách chọn mẫu là: thuận tiện.

Chọn mẫu thuận tiện: Lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tƣợng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc đối tƣợng. Lấy mẫu thuận tiện thƣờng đƣợc dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trƣớc bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ƣớc lƣợng sơ bộ vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Kích thước mẫu: Tổng thể mẫu nhỏ và biết trƣớc đƣợc tổng thể mẫu khảo sát, cỡ mẫu n đƣợc tính theo công thức sau: n = 1+𝑁∗𝑒2𝑁

Trong đó n: cỡ mẫu, N: Tổng thể mẫu (N=112), độ chính xác 93%, sai số tiêu chuẩn e = +-7%,

Ta có n = 112

1+112 ∗0.072 = 76.

Dự kiến số lƣợng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 80 mẫu, đảm bảo đạt độ chính sác 93%.

2.2.6. Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liêu

Thu thập dữ liệu: Dựa vào phiếu khảo sát đã thu vềloại bỏ phiếu không hợp lệ, là những phiếu không trả lời đầy đủ các câu hỏi. Biên tập dữ liệu: nhập dữ liệu vào Excel, lƣu lại thành file phục vụ cho phân tích.

Phân tích số liệu: Với dữ liệu thu về, sau khi gạn lọc, kiểm tra phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhƣ sau:

Phân tích mô tả : Thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát nhƣ: giớ tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, vị trí công tác, tính giá trị trung bình cho các biến quan sát.

2.2.7. Kết luận và đề xuất giải pháp

Sau khi phân tích số liệu thu thập đƣợc của quá trình điều tra, tác giả sẽ nhận thấy các nhân tố nào có yếu tố quyết định tới vấn đền nghiên cứu. Từ kết quả đó đƣa ra đƣợc kết luận của vấn đề nghiên cứu và đƣa ra giải pháp hợp lý nhất.

Tóm tắt chƣơng

Chƣơng hai này tác giả nêu vấn đề nghiên cứu, khái quát về kết quả nghiên cứu thứ cấp về công tác quản trị văn hóa tổ chức tại công ty CP XNK và KD Việt Mỹ, tác giả cũng trình bày các nội dung chi tiết về quy trình nghiên cứu, quá trình thiết kế bảng hỏi dựa theo các khía cạnh văn hóa theo mô hình của Edga H.Shein và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả trình trình bày tại chƣơng hai.

Bảng hỏi đƣợc thiết kế nhằm xác định mô hình VHTC, đánh giá các cấp độ VHTC và đánh giá công tác quản trị VHTC của công ty CP XNK và KD Việt Mỹ. Vậy chƣơng hai này tác giả đề cập các nội dung liên quan đến phƣơng pháp nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu và cách thức xử lý dữ liệu làm cơ sở cho việc thực thi.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH

VIỆT – MỸ

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ Mỹ

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ. và Kinh doanh Việt Mỹ.

Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ Địa chỉ: Số 530 Nguyễn Khoái, Hoàng Mai, Hà Nội

Website:www.avibus.com.vn Email: avibusjsc@vnn.vn Số ĐKKD: 0100105747, Mã số thuế: 0101935578

Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh sản phẩm xe đạp trong và ngoài nƣớc, buôn bán, lắp ráp xe đạp và phụ tùng.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ đƣợc thành lập và hoạt động theo quyết định số 482006 ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài Chính thành phố Hà Nội. Số giấy phép kinh doanh của công ty là 100946898 đƣợc cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội.

Ngày 14 tháng 9 năm 2006 công ty chính thức đi vào hoạt động.

Cuối năm 2006, công ty mới thành lập nhƣng đã có chỗ đứng trên thị trƣờng thuộc quận Hoàng Mai và quận Hai Bà Trƣng do sự nắm bắt thị trƣờng một cách nhanh nhạy và chính xác của lãnh đạo công ty.

Năm 2007, 2008 công ty đã mở rộng thị trƣờng của mình trên toàn thành phố Hà Nội và uy tín cũng nhƣ tên tuổi của công ty ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh cho công ty. Trải qua một thời gian hoạt động và phát triển,

công ty đã trƣởng thành và lớn mạnh không ngừng cả về quy mô tổ chức, cơ cấu ngành nghề sản phẩm. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ là một đơn vị kinh doanh đặc biệt chú trọng vào công tác lắp ráp xe đạp, buôn bán xe đạp.

Từ đó cho đến nay, với hơn 10 năm phấn đấu và trƣởng thành, mặc dù thời gian chƣa dài nhƣng công ty đã có những đóng góp đáng kể tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều ngƣời, góp phần tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ nhu cầu về phƣơng tiện đi lại của mọi tầng lớp nhân nhân.

Công ty Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất dựa trên kế hoạch thành lập và thích ứng với nhu cầu thị trƣờng đối với hàng hóa, phụ tùng xe đạp. Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo kinh doanh tự chủ tài chính bù đắp chi phí và đảm bảo phát triển chịu trách nhiệm về vốn. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tài liệu kinh tế, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện các quy trình kinh doanh để đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trƣờng và hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật của các nghề nghiệp đề nghị nhà nƣớc. Thực hiện đầy đủ các lợi ích cho ngƣời lao động theo lao động và tham gia vào các hoạt động hữu ích cho xã hội.

Năm 2014, công ty nhận thấy dòng xe đạp thể thao là xu thế, do vậy tập trung đầu tƣ nguồn lực vào nghiên cứu phát triển các loại xe đạp thể thao nhiều tốc độ, để đáp ứng nhu cầu luyện tập luyện tập sức khỏe với xe đạp, đang là nhu cầu của xã hội, các dòng xe này nhận đƣợc hƣởng ứng nhiệt tình của khách hàng vì nó thân thiện với khách hàng, giá bán hợp lý, chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp. hiện nay công ty có hơn 100 đại lý ở cả ba miền bắc trung nam.

3.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ Kinh doanh Việt Mỹ

Các bộ phận trong công ty hoạt động với sự gắn kết chặt chẽ với nhau, theo sự chỉ đạo và thống nhất từ cấp lãnh đạo công ty, phát huy tối đa khả năng của đội ngũ cán bộ và công nhân viên tạo nên sức mạnh tổng thể.

Hình 3.1. Bộ máy quản lí tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ

(Nguồn:Phòng tổ chức hành chính công ty CP XNKKD Việt Mỹ ) - Ban giám đốc

Trực tiếp quản trị công ty và phụ trách công tác cán bộ, là ngƣời đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động cùng các quyền và nghĩa vụ khác của công ty, phải chịu trách nhiệm trƣớc tập thể ngƣời lao động và trƣớc pháp luật về mọi kết quả kinh doanh và các quyết định khác của mình. Chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của công ty, điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty. Đại diện pháp nhân duy nhất của công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về hoạt động của công ty. Trực tiếp đi giao dịch các hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty, Kết hợp với các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế.

- Phó giám đốc

Là ngƣời trợ giúp cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc khi đƣợc uỷ quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc công ty về những phần việc đƣợc phân công hoặc ủy nhiệm. Hoạch định các chiến lƣợc điều hành và phát triển của công ty.

Phòng tổ chức hành chính Phòng sản xuất Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phó giám đốc Ban giám đốc

Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ nhân sự cấp dƣới hợp lý và hiệu quả; Phụ trách theo dõi, đôn đốc cán bộ, nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Thực hiện các kế hoạch doanh thu, báo cáo định kỳ cho giám đốc.

- Phòng tổ chức hành chính

Nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý nội bộ, quản lý hồ sơ thông tin của nhân viên, thực hiện các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, lao động tiền lƣơng, kỉ luật...Lập các kế hoạch đào tạo chuyên sâu đối với những cán bộ có năng lực, lập các kế hoạch khen thƣởng xứng đáng. Hƣớng dẫn và tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh việt mỹ (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)