- Kênh phân phối: Phát triển theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản
3.3.2. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Thứ nhất, NHNN cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách cơ chế thúc đẩy sự phát triển dịch vụ NHBL. Trên cơ sở các bộ luật của nhà nước ban hành NHNN cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật về hoạt động ngân hàng để các NHTM thực hiện các văn bản hướng dẫn và tạo điều kiện cho NHTM hoạt động.
Thứ hai, NHNN cần tác động đến các NHTM thực hiện tốt dự án hiện đại hoá ngân hàng giai đoạn 2, hoàn thiện hệ thống thanh toán tới tất cả các chi nhánh của các NHTM trên toàn quốc, đảm bảo thanh toán nhanh, chính xác thông suốt…
Thứ ba, hoàn thiện các chính sách về thương mại điện tử có liên quan đến hệ thống ngân hàng để không ngừng cải tiến mở rộng các dịch vụ ngân hàng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mở, đa dạng các công cụ, chứng chỉ giao dịch trên thị trường mở tạo điều kiện cho các dịch vụ
khác phát triển. Bởi lẽ, hiện hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ còn nhiều hạn chế do các công cụ giao dịch trên thị trường này quá đơn điệu chỉ có tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN được tham gia.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua chương 3 tác giả đã trình bày về mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ của VPBank trong những năm tới đó là ngân hàng có thị phần bán lẻ hàng đầu và đứng thứ 3 trong nhóm ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu trên, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ bán lẻ như: các giải pháp chung bao gồm: xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường năng lực quản trị rủi ro; hoàn thiện mô hình tổ chức và quản trị, điều hành hoạt động NHBL; phát triển nền tảng công nghệ; phát triển khách hàng…, và các giải pháp cho một số sản phẩm dịch vụ bán lẻ bao gồm: huy động vốn, tín dụng bán lẻ, dịch vụ thanh toán…đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước, và với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà VPBank nói riêng và NHTM nói chung đang gặp phải.
KẾT LUẬN
Bản luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản như sau:
Một là, đã hệ thống hóa có chọn lọc và tập trung luận giải về hoạt động ngân hàng bán lẻ trên cơ sở xây dựng khái niệm NHTM, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bán lẻ của NHTM, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ bán lẻ.
Hai là, đã đi sâu phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VPBank qua các năm từ 2010 đến 2013. Từ đó, đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bán lẻ của VPBank, chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, đã trình bày định hướng hoạt động của VPBank giai đoạn 2014- 2017 trong đó định hướng quan trọng là phát triển kinh doanh theo mô hình Tập đoàn tài chính đa năng, và một mảng kinh doanh quan trọng là cung cung cấp dịch vụ bán lẻ hướng tới các khách hàng thể nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời đưa ra hệ thống gồm các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ tại VPBank.
Bốn là, không chỉ đưa ra các giải pháp, tác giả còn mạnh dạn kiến nghị
với Chính phủ, với NHNN - là những cơ quan quản lý cấp Nhà nước về chính sách tiền tệ của quốc gia về những khó khăn vướng mắc cần được khắc phục mà NHTM nói chung trong đó có VPBank đang gặp phải trong việc phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng còn hạn chế và tính chất phức tạp và luôn luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế tác giả rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài để tác giả tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.