Trong lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm phytophthora palmivora gây bệnh thối đen quả ca cao và một số vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh (Trang 35 - 52)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XAN HỞ NHẬT BẢN

3.3. Thƣ̣c trạng thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế xanh chủ yếu ở

3.3.1. Trong lĩnh vực kinh tế

3.3.1.1. Chính sách thuế

Xanh hóa hệ thống thuế là một trong những chính sách phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản nhằm thúc đẩy các sáng kiến xanh và tiêu dùng xanh. Nội dung của Chính sách này bao gồm: đầu tƣ xanh, R&D, cơ sở hạ tầng, carbon thấp, công cụ

thuế, phối hợp thị trƣờng lao động với chính sách giáo dục và hợp tác quốc tế. Để thúc đẩy tiêu dùng xanh định hƣớng cho sản xuất xanh trên tất cả các lĩnh vực. Nhật Bản đã tổ chức phổ biến và tổ chức hội chợ trƣng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm xanh trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, sản xuất năng lƣợng. Nhật Bản chú trọng không chỉ chất lƣợng sản phẩm mà còn quảng bá giới thiệu các sản phẩm đó tới ngƣời tiêu dùng, tạo lòng tin cho ngƣời tiêu dùng về những sản phẩm xanh có chất lƣợng cao, thân thiện với môi trƣờng, an toàn sức khỏe.

Ở Nhật Bản cũng nhƣ các nƣớc trong OECD hai lĩnh vực đánh thuế chủ yếu là thuế năng lƣợng và thuế giao thông vận tải . Ngoài ra nhằm thúc đẩy một số ngành phát triển xanh , Nhật Bản còn trợ cấp , ƣu đãi về thuế cho doanh nghiệp theo nhiều hình thức với các mục phát triển mà nhà nƣớc đề ra.

* Thuế năng lƣợng

Mặc dù thuế đánh vào năng lƣợng chiếm tới 60% doanh thu thuế môi trƣờng của Nhật Bản nhƣng mức thuế năng lƣợng của Nhật Bản còn khá thấp so với các nƣớc trong OECD. Trong đó, thuế xăng dầu chiếm gần 83% nguồn thu từ thuế năng lƣợng.

Đơn vị: JPY cent/ lít

Hình 3.1: Giá và thuế dầu Diesel ở Nhật Bản giai đoạn 1995-2009.

0 20 40 60 80 100 120 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá và thuế của dầu diesel

Đơn vị: JPY cent/ lít

Hình 3.2: Giá và thuế xăng không chì ở Nhật Bản giai đoạn 1995-2009.

Nguồn: OECD-IEA (2010).

Thuế xăng và dầu diesel ở Nhật bản trong giai đoạn 1995-2009 đều giữ ổn định kể cả trong giai đoạn 2004-2009 khi giá bán gồm thuế ở cả hai mặt hàng này có xu hƣớng tăng .

Nhìn chung ở Nhật Bản, thuế và giá của xăng và dầu diesel đều thấp hơn rất nhiều so với các nƣớc OECD khác. Theo thống kê của các nƣớc này, giá dầu diesel của Nhật năm 2009 là 0.87 USD/lit trong khi ở các OECD khác, các con số này thƣờng giao động từ 1,02 – 1,3 USD/ lit. Giá xăng không chì ở Nhật cũng thƣờng thấp hơn 1,5 tới 2 lần so với các nƣớc trong nhóm.

Chính vì mức thuế thấp nên đã gián tiếp kích thích nền kinh tế sử dụng nhiều hơn các loại nhiên liệu thô nhƣ xăng , dầu ,.. Ngƣời dân không có động lực để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả mặc dù ngƣời Nhật vẫn sử hữu các loại xe tiết kiệm nhiên liệu. Tƣơng tự với các nhà sản xuất công nghiệp, giá nhiên liệu thấp nên việc cải tiến kĩ thuật trong khai thác , chế biến nguyên liệu thô đã không đƣợc coi trọng , việc lãng phí nguồn lực và tác động tiêu cực đến môi trƣờng diễn ra thƣờng xuyên. Bên cạnh đó cảm giác khan hiếm nguyên liệu không còn nên các sáng chế về việc tạo ra nguồn năng lƣợng xanh thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống không có những bƣớc tiến đáng kể nào trong suốt một thời gian dài.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Giá và thuế xăng không dầu

Để giải quyết vấn đề này, tháng 9/2012, Nhật Bản bắt đầu áp dụng biểu thuế mới nhằm tăng cƣờng cắt giảm phát thải carbon và khuyến khích phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo. Để đạt đƣợc mục tiêu một xã hội ít carbon, Nhật Bản phải cắt giảm 80% khí nhà kính từ nay đến năm 2050. Trong đó, khoảng 90% khí nhà kính ở Nhật Bản là khí CO2 thải ra từ việc tiêu thụ năng lƣợng. Để cắt giảm mạnh khí nhà kính, Nhật Bản tập trung kiểm soát lƣợng phát thải CO2 trong trung và dài hạn. Đây là lí do khiến Chính phủ đƣa thuế giảm thiểu biến đổi khí hậu hay còn gọi là thuế Carbon vào chƣơng trình cải cách hệ thống thuế năm 2012. Dự kiến nguồn thu từ biểu thuế này sẽ đạt 262 tỷ yên Nhật Bản (2,7 tỷ USD) vào năm tài chính 2016. Các khoản thu từ thuế carbon sẽ đƣợc chi cho các giải pháp công nghệ kiểm soát phát thải CO2. Theo dự báo, lƣợng khí CO2 sẽ giảm từ 0,5% đến 2,2% nhờ tác động của chính sách thuế và các biện pháp kiểm soát phát thải. Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị định thƣ Kyoto dựa trên cơ chế của Luật Xúc tiến các giải pháp đối phó hiện tƣợng nóng lên toàn cầu, trong đó:

- Bắt buộc các doanh nghiệp phải tính toán và báo cáo lƣợng khí nhà kính mà các doanh nghiệp này thải ra;

- Áp dụng cơ chế thử nghiệm giao dịch khí phát thải tự nguyện đầu tiên tại Nhật Bản;

- Yêu cầu các địa phƣơng phải xây dựng kế hoạch hành động nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính;

- Thành lập cơ chế cấp tín dụng khí phát thải.

Kế hoạch hành động nhằm đạt đƣợc mục tiêu xã hội ít carbon đƣợc khởi động từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2012 đã đƣa ra cơ chế thử nghiệm cho phép thị trƣờng nội địa đƣợc tham gia vào hệ thống thƣơng mại khí phát thải (ETS). Mục đích của ETS là tăng cƣờng đổi mới công nghệ và thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm khí CO2, tiến tới đạt đƣợc mục tiêu cam kết trong Nghị định thƣ Kyoto. Những doanh nghiệp có lƣợng CO2 phát thải ra thấp hơn hạn mức sẽ đƣợc bán quyền phát thải của mình cho những doanh nghiệp khác.

Đơn vị: tấn/ngƣời.

Hình 3.3: Lƣợng khí thải CO2 trên đầu ngƣời ở Nhật Bản giai đoạn 2000-2012

Nguồn: Dữ liệu OECD về khí thải và khí GHG.

Trong khi lƣợng các khi độc hại nhƣ CO và các khí NOx có xu hƣớng giảm mạnh và liên tiếp sau khi luật thuế này đƣợc áp dụng thì lƣợng khí CO2 và GHG sau khi giảm mạnh vào năm 2009 lại có xu hƣớng tăng lên và vƣợt mức năm 2005.

* Thuế giao thông vận tải:

Trong nhiều thập kỉ, chính phủ Nhật Bản đánh thuế cho cả ngƣời mua và ngƣời bán xe mô-tô ở cả cấp độ địa phƣơng và cấp độ quốc gia.Nhật Bản đã thay đổi mức thuế cho các loại xe thân thiện với môi trƣờng

Năm 2001, thuế ô tô tăng 25 - 50% tùy theo hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và mức độ phát thải, đối với ô tô cũ mức thuế này đƣợc cộng thêm 10%. Đến năm 2009, chính sách miễn giảm thuế đƣợc áp dụng cho thuế giá trị gia tăng và thuế tải trọng phƣơng tiện. Các loại phƣơng tiện thế hệ mới, bao gồm xe hybrid, xe điện, xe động cơ diesel sạch và xe dùng khí tự nhiên đều đƣợc miễn giảm thuế. Cải tiến công nghệ và ƣu đãi thuế đã tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu suất tiêu thụ năng lƣợng của các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, phát triển các loại xe nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

0 2 4 6 8 10 12 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lượng khí CO2và khí GHG trên đầu người

Bên cạnh đó, một số địa phƣơng còn áp dụng thuế chất thải công nghiệp cho xe không sử dụng nữa. Nguồn thu từ loại thuế này đƣợc dùng cho việc quản lý chất thải, tái chế và các biện pháp xử lý khác.

* Các loại thuế môi trƣờng khác:

Ngoài thuế năng lƣợng và xe cộ, Nhật Bản cũng áp dụng nhiều loại thuế khác cho rác thải công nghiệp.

Bên cạnh thuế cácbon, chính phủ Nhật Bản, theo Luật Đền bù cho những tổn hại sức khỏe liên quan tới ô nhiễm ( Law Concerning Compensation for Pollution- Related Health Damage) năm 1973, cũng đánh thuế cho sự phát thải khí SOx.

3.3.1.2. Trợ cấp kinh tế thúc đẩy phát triển theo hướng xanh hóa nền kinh tế

Chính phủ Nhật Bản cung cấp rất nhiều loại trợ cấp tài chính cho cả các doanh nghiệp và hộ gia đình trong các chính sách xánh của mình. Giai đoạn 2008 - 2009, Nhật Bản tung ra gói kích thích tài chính cho doanh nghiệp lên tới 0,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và trở thành một trong bốn nƣớc có tỷ lệ trợ cấp về môi trƣờng trên tổng thu nhập quốc dân cao nhất trong các nƣớc OECD. Một phần đáng kể của gói kích thích đƣợc dùng để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu về môi trƣờng đã cam kết. Các biện pháp trong gói kích thích kinh tế bao gồm: giảm thuế cho xe tiết kiệm nhiên liệu và các loại xe sạch hơn; thƣởng điểm sinh thái cho ngƣời tiêu dùng mua các thiết bị tiết kiệm điện; ƣu đãi về thuế đối với các khoản đầu tƣ vào tiết kiệm năng lƣợng và năng lƣợng tái tạo; hỗ trợ tài chính cho R&D, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ chi phí và ƣu đãi thuế lắp đặt các tấm quang điện và các thiết bị tiết kiệm năng lƣợng; hỗ trợ tăng cƣờng hiệu quả sử dụng năng lƣợng và sử dụng sinh khối trong nông nghiệp; chăm sóc rừng để tăng cƣờng khả năng hấp thụ khí nhà kính và hỗ trợ cho đầu tƣ xanh ở cấp địa phƣơng thông qua Quỹ thỏa thuận xanh địa phƣơng.

* Trợ cấp cho việc thúc đẩy các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng:

Với tƣ cách là một quốc gia sản xuất xe lớn, Nhật Bản cũng hƣớng nguồn trợ cấp của mình để xanh hóa lĩnh vực này. Ví dụ, chính phủ nƣớc này áp dụng chƣơng trình Thúc đẩy mua bán phƣơng tiện xanh và thay thế các loại xe phân phối lớn và

đời cũ (trên 13 năm). Theo đó sẽ trợ cấp cho việc mua bán trao đổi các loại xe sử dụng hiệu quả năng lƣợng theo tiêu chuẩn về hiệu suất nhiên liệu năm 2010. Với chƣơng trình này, chính phủ Nhật đã chi tới 370 tỉ Yên (3,7 tỉ đô la Mĩ) với nỗ lực tăng con số mua bán xe cộ đƣợc mua bán lên 690 000 chiếc và kết thúc chiến dịch thay thế này vào năm 2010.

Ngoài việc trợ cấp cho các phƣơng tiện giao thông vận tải xanh, Nhật Bản còn tập trung vào cả các sản phẩm khác. Ví dụ, vào giữa năm 2009, chính phủ nƣớc này phát động chƣơng trình gọi là “Eco-point”, trợ cấp cho các hộ gia đình thay thế các dụng cụ trong nhà thân thiện với môi trƣờng hơn nhƣ : tivi, tủ lạnh, điều hòa,…Tổng chi phí cho dự án này là 232 tỉ yên và kết thúc vào năm 2010.

* Trợ cấp trong lĩnh vực năng lƣợng:

Nhật Bản trợ cấp rất lớn về tài chính cho các chƣơng trình sự dụng hiệu quả năng lƣợng, năng lƣợng tái tạo và các nghiên cứu và ứng dụng liên quan. Theo thống kê, trong giai đoạn 2008-2009, nƣớc này đã dành 465 tỉ yên (tức khoảng 4,7 tỉ đô la) cho các sự án này.

Từ năm 2008, Nhật Bản đã đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ việc phát triển sản xuất và sử dụng năng lƣợng mặt trời trong sản xuất và đời sống. Nƣớc này đặt ra mục tiêu đến trƣớc năm 2020 sẽ tăng sản lƣợng điện từ năng lƣợng mặt trời lên 20 lần so với năm 2008. Chính phủ sẽ hỗ trợ một phần chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho các cá nhân, hộ gia đình và cả các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp và nhà máy sử dụng năng lƣợng mặt trời sẽ đƣợc giảm 7% thuế.

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đề ra một số kế hoạch cho việc phát triển các nguồn năng lƣợng sách khác nhƣ khí ga sinh học, ….

Chính phủ Nhật Bản cũng rất nỗ lực trong việc đầu tƣ và trợ cấp vào các dự án hƣớng tới nguồn năng lƣợng mới và sạch hơn.

Bảng 3.1. Trợ cấp trong lĩnh vực năng lƣợng, năm 2007

Chƣơng trình

trợ cấp Mục đích

Lƣợng vốn Đơn vị: triệu Yên

Tìm kiếm nguồn khí ga tự nhiên

Thúc đẩy việc tìm kiếm ra nguồn khí ga tự nhiên bới các công ty khai thác mỏ

907 Trợ cấp cho các chƣơng

trình nghiên cứu công nghê tái lọc dầu ở các nƣớc sản xuất dầu

Thúc đẩy việc hợp tác với các nƣớc trong công nghệ lọc dầu

9925

Các dự án thăm dò dầu Hỗ trợ việc thăm dò mỏ dầu ở nƣớc

ngoài

1185

Hiệu quả hóa việc lọc dầu Trợ giúp sự phát triển công nghệ lọc dầu 12457

Chống thảm họa tràn dầu ở quy mô lớn

Hỗ trợ việc xây dựng và duy trì hệ thống chống tràn dầu và việc vận chuyển dầu trong trƣờng hợp khẩn cấp

800

Bảo hiểm chất lƣợng các sản phẩm từ dầu

Hỗ trợ việc phân tích các sản phẩm từ dầu và phát triển công nghệ đánh giá chất lƣợng

1898

Thay đổi cấu trúc phân phối sử dụng dầu

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thay đổi cách phân phối dầu trong sản xuất

12442 Chƣơng trình thúc đẩy sử

dụng khí tự nhiên

Giúp các doanh nghiệp chuyển đổi máy móc sử dụng dầu sang các công nghệ tiêu thụ khí tự nhiên

6 005

Nguồn: IEA, 2008

* Trợ cấp cho ngành nông nghiệp:

Nông nghiệp là một trong những ngành cho năng suất thấp ở Nhật Bản và đƣợc chính phủ Nhật hỗ trợ rất nhiều. Nƣớc này dành khoảng 1% GDP của mình để hỗ trợ cho nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2008.

Tuy nhiên, tới trƣớc năm 2007, phần lớn những hỗ trợ này đều dành cho nông dân trong việc mua các yếu tố đầu vào nông nghiệp nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, khai thác nguồn nƣớc và đất. Vì thế đây đƣợc coi là sự hỗ trợ không mang tính thân thiện với môi trƣờng.

Tới năm 2007, Nhật Bản áp dụng một chính sách hỗ trợ nông nghiệp mới thân thiện hơn với môi trƣờng. Trong chƣơng trình này, nông dân nếu muốn nhận trợ cấp từ chính phủ phải đƣợc xác nhận là “nông dân xanh”. Tức họ phải cam kết giảm một nửa lƣợng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Với ngân sách cho chƣơng trình này là 300 triệu đô la Mỹ vào năm 2007-2008, thấp hơn rất nhiều so với trợ cấp nông nghiệp của các nƣớc OECD khác, Nhật Bản đã thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của 10% số lƣợng nông trại thƣơng mại chỉ trong năm đầu tiên thực hiện.

3.3.1.3. Chính sách phát triển công nghệ xanh và các sản phẩm thân thiện với môi trường

Thúc đẩy công nghệ xanh là đặc điểm nổi bật trong chính sách xanh của Nhật Bản và là cầu nối liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế, môi trƣờng và xã hội trong sự phát triển xanh của Nhật Bản.

Chính sách phát triển mới (New Growth Strategy) của nƣớc này đã khẳng định các “sáng chế xanh” là một nhân tố thúc đẩy tăng trƣởng quan trọng hƣớng đến năm 2020. Đặc điểm chủ yếu trong cách tiếp cận của Nhật Bản tới sáng kiến xanh là hợp tác chặt chẽ với khu vực tƣ nhân và sự tham gia tích cực của ngƣời tiêu dùng để thay đổi lối sống. Các nhà sản xuất đã đầu tƣ rất nhiều vào các sáng kiến xanh vốn đƣợc coi nhƣ một yếu tố cạnh tranh quan trọng. Đồng thời, Chính phủ cũng đƣa ra một số biện pháp để kích thích nhu cầu về các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, nhƣ ƣu đãi thuế cho các phƣơng tiện sạch, chƣơng trình điểm sinh thái và chính sách mua sắm công xanh cũng đã hỗ trợ xuất khẩu công nghệ môi trƣờng thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế. Chiến lƣợc tăng trƣởng mới của Nhật Bản xác định đổi mới xanh là một trong các mục tiêu tăng trƣởng quan trọng cho tới năm 2020.

Một số bộ, ngành có liên quan đã hợp tác trong việc thúc đẩy phong trào sáng kiến xanh, đặc biệt, Bộ Môi trƣờng (MOE), Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp (METI) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) và các tổ chức thành viên. METI có trách nhiệm chung trong các chính sách công nghiệp và chính sách R&D, bao gồm cả việc giám sát Tổ chức phát triển công nghệ cho công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nấm phytophthora palmivora gây bệnh thối đen quả ca cao và một số vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)