2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các bộ phận tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn: Bộ phận Quản lý và phát triển quỹ đất, Bộ phận Kế hoạch - Tài chính, Bộ phận Hành chính - Tổng hợp, Bộ phận bồi thường GPMB. Các báo cáo tổng kết năm, báo cáo kết quả giải ngân năm của Chi nhánh trong giai đoạn 2012-2016.
Phương pháp này được áp dụng trong luận văn tại một số phần như tổng hợp kết quả giải ngân, tổng hợp nguồn vốn ĐTXD, tổng hợp các dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư...Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tình hình triển khai công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp người nghiên cứu đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu của mình. Đây là nguồn kiến thức quy giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu. Vì vậy, mục đích của việc nghiên cứu tài liệu nhằm:
- Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.
- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình, giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn và có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.
Tác giả nghiên cứu phương pháp này tại bàn làm việc ở nhà và trên thư viện bằng cách đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến chính sách quản lý dự án ĐTXD như là: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về quán lý dự án ĐTXD, nghiên cứu luận án, luận văn, các bài báo, các địa chỉ web trên internet có liên quan đến công tác quản lý dự án ĐTXD. Từ đó tác giả rút ra được các luận chứng, phương pháp luận để thực hiện đề tài của mình.
2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Toàn bô ̣ s ố liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và lập thành các bảng biểu. Trên cơ sở tổng hợp nhiều cách khác nhau, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét đánh giá về các chủ đề có liên quan.
Tác giả dùng phương pháp này để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tổng kết và tình hình triển khai kế hoạc hàng năm của Chi nhánh phát triển quý đất Sóc Sơn nhằm phản ánh thực trạng quản lý công tác quản lý dự án ĐTXD tại đơn vị từ 2012-2016. Thông qua các số liệu thu thập, điều tra được từ đó đưa ra ý kiến đánh giá và những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả triển khai công tác quản lý dự án tại đơn vị.
2.2.4. Phương pháp so sánh thông tin
Phương pháp đươc sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp so sánh nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số. Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động ĐTXD, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Phương pháp này đươc sử dụng trong
luận văn qua các phần như tổng hợp chung tình hình triển khai dự án, kết quả thực hiện dự án, kết quả đấu thầu dự án, kết quả giải ngân vốn ĐTXD ... Trong đó, gồm có phương pháp:
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo. Áp dụng công thức sau khi so sánh tuyệt đối:
∆𝑌 =𝑌𝑡 − 𝑌𝑡−1
Trong đó:
Yt: Số liệu kỳ phân tích Yt-1: Số liệu kỳ gốc
∆Y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc. - Phương pháp so sánh số tương đối: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời. Áp dụng công thức sau khi so sánh tương đối:
𝑅𝑘 =𝑌𝑘 𝑌 𝑥100(%) Trong đó: Rk: Tỷ trọng của Ykso với Y Yk: Số liệu thành phần Y: Số liệu tổng hợp
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, có thể so sánh việc thực hiện các tiêu chí quản lý dự án ĐTXD và giữa các năm khác nhau để đánh giá kết quả đạt được trong công tác QLDA, rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế làm cơ
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI