CHƯƠNG 2 : QUÁ TRÌNH M&A CỦA HVG VỚI AGF
2.3 Diễn biến quá trình M&A
2.3.1 Chiến lược của HVG
Bất kỳ một sự cơ cấu hay tái cơ cấu nào đều hướng đến mục tiêu giúp DN hoạt động tốt hơn. HVG cũng muốn điều đó trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ. Đồng thời với nền tảng vững chắc về tài chính, trình độ và kinh nghiệm quản lý thì HVG muốn mở rộng DN của mình theo chiều ngang và theo chiều sâu.
Nhận thức được những cơ hội từ AGF, HVG đã sớm có kế hoạch chuẩn bị lâu dài trong 3 năm 208 – 2010 cho thương vụ chào mua để sở hữu 51% vốn điều lệ của AGF. Những lợi thế đó là HVG nhận được hỗ trợ từ nguồn cung cấp nguyên liệu, nhà máy chế biến, thức ăn cho cá, kho đông lạnh. Agifish có nền tảng của một doanh nghiệp tốt, có cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh doanh số xuất khẩu. Điểm yếu là cách quản trị doanh nghiệp của Agifish, dẫn đến hiệu quả làm ăn thấp. Mục tiêu chính của kế hoạch mua bán này không phải là chức danh chủ tịch hội đồng
quản trị, mà nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như tối đa hóa hiệu quả đầu tư của hai doanh nghiệp.
2.3.2 Quá trình mua lại AGF
2.3.2.1 Diễn biến giá của AGF
Hình 2.2 Diễn biến giá của AGF từ 20/11/2007 đến 01/03/2011
Nguồn: cafef.vn( Giá đã được điều chỉnh)
AGF phát triển mạnh vào những năm 2004 – 2007 với kết quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng ấn tượng thu hút được đầu tư của nhiều quỹ đầu tư lớn. Năm 2004 công ty đạt lợi nhuận sau thuế 18 tỉ đồng trên vốn điều lệ 41,8 tỉ đồng; năm 2005 là 22,4 tỉ đồng/43,88 tỉ đồng; năm 2006 là 46,6 tỉ đồng/78,88 tỉ đồng; năm 2007 là 39,9 tỉ đồng/128,6 tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và trên vốn chủ sở hữu của AGF là niềm mơ ước của không ít doanh nghiệp, năm 2004 là 2,05-20,57%, năm 2005 là 2,84-21,97%.
Năm 2008 các chỉ số tài chính của AGF bắt đầu xuống dốc. Kết thúc năm tài chính 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh, đạt 16,9 tỉ đồng và phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính gần 20 tỉ đồng. Theo báo cáo tài chính quí 4-2009, lợi nhuận sau thuế năm ngoái của công ty là 14,4 tỉ đồng, thấp nhất trong nhiều năm qua. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và trên vốn chủ sở
hữu giảm một cách đáng lo ngại, tương ứng năm 2008 là 0,84% - 2,72%; năm 2009 là 0,99% - 2,29%. Theo bảng cân đối kế toán đến 31-12-2009, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của AGF giảm mạnh từ 297 tỉ đồng năm 2008 xuống 106 tỉ đồng năm 2009, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt từ 19,8 tỉ đồng năm 2008 lên 35,5 tỉ đồng năm 2009. Theo đó giá cổ phiếu AGF cũng lao dốc từ mức cao nhất 155000VNĐ ngày 27/2/2007 xuống còn 14 000 VNĐ vàocuối năm 2008. Đây là mức giá thấp nhất kể từ khi AGF lên sàn năm 2002, nhìn vào hình 2.2 ta thấy, khi giá của AGF lao dốc từ năm 2007 thì thanh khoản của cổ phiếu này cũng sụt giảm mạnh, giảm từ 2 đến 3 lần. Việc gom mua âm thầm cố phiếu trên sàn với số lượng lớn là khó khăn, không khéo sẽ đẩy giá của AGF lên cao bất lợi cho bên mua vì phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn mức dự tính ban đầu đồng thời cũng có thể gặp rủi ro phòng chống của bên bán mà không thể hoàn thành được kế hoạch mua.
2.3.2.2 Quá trình mua lại
Có thể chia quá trình HVG mua cổ phiếu của AGF để biến AGF thành công ty con của mình thành ba giai đoạn như sau:
i) Giai đoạn quan sát: từ 2007 đến 2008, Giai đoạn này HVG quan sát các công ty thuộc lĩnh vực thủy sản, tìm kiếm các công ty tiềm năng hiện đang bị đánh giá thấp, công ty có hoạt động sản xuất khép kín, có thị trường rộng để bù đắp những thiếu hụt và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường của HVG. Trong giai đoạn này HVG tìm ra được đối tượng cần mua là AGF.
ii) Chào mua lần 1, nắm giữ một phần vốn của AGF
Tháng 05/2008, Thủy sản Hùng Vương bắt đầu chào mua cổ phiếu AGF.
Mã CP Tổ chức/người giao dịch SLCP Trước GD Kết Quả SLCP sau GD Tỷ lệ % Mua Bán Ngày AGF CTCP Hùng Vương 2,302,016 145,340 27/9/2008 2,447,356 19,15 AGF CTCP Hùng Vương 2,142,016 160,000 25/7/2008 2,302,016 18,01 AGF CTCP Hùng Vương 1,555,616 586,400 17/7/2008 2,142,016 16,76 AGF CTCP Hùng Vương 0 1,555,616 27/6/2008 1,555,616 12,17 Nguồn: cafeF.vn
Tới cuối tháng 9/2008, HVG tuyên bố nắm giữ 2,447,356 cổ phiếu mua ở mức giá 25,000 vnđ tương đương với 19,15% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của AGF. Trong thời gian này các tổ chức trong và ngoài nước cũng như các quỹ liên tục bán ra như: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam(VF1) bán ra 291,860 cổ phiếu vào 4/2008; Wareham Group Ltd bán ra 1,049,916 cổ phiếu vào 27/6/2008 đây là một trong những điều kiện cần thiết và thuận lợi giúp HVG mua được số cổ phiếu mà mình cần. Với mức giá vào khoảng 25,000 đồng/cổ phiếu thì HVG đã bỏ ra hơn 61 tỷ đồng để sở hữu 19,15% vốn điều lệ.
iii) Chính thức mua bán
Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, ngày 09/02/2010, Thủy sản Hùng Vương chính thức chào mua công khai cổ phiếu AGF trên sàn, khối lượng chào mua vào khoảng 3,75 triệu cổ phiếu, tại mức giá 36.000 đồng/cổ phiếu ( tương đương 135 tỷ đồng) nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại AGF lên 51%.Nhận được sự chấp thuận từ phía ban lãnh đạo AGF, Ngày 20/03/2010, Thủy sản Hùng Vương tuyên bố chào mua thành công, theo đó HVG sẽ sở hữu tổng cộng 6,568 triệu cổ phần Agifish, tương đương 51,08% vốn điều lệ công ty và AGF sẽ trở thành công ty con của HVG. Đến 05/05/2011 HVG tiếp tục đăng ký mua 1,150,136 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin về giao dịch này.