Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàn quốc cho đào tạo nghề ở việt nam (Trang 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.1.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và so sánh phối hợp với phƣơng pháp ý kiến chuyên gia phƣơng pháp ý kiến chuyên gia

Trong khuôn khổ luận văn này tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong việc nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn ODA cho ĐTN của Hàn Quốc, tra cứu các luật, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn…của nhà nƣớc, các Bộ, ngành liên quan và các văn bản pháp quy khác, so sánh với các quốc gia trong khu vực có những tƣơng đồng về ĐTN, từ đó tổng hợp và rút ra lý luận thực tiễn và bài học kinh nghiệm trong quản lý nguồn vốn ODA cho ĐTN của Việt Nam.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn ý kiến, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nguồn vốn ODA cho ĐTN nghề nhƣ: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội; Tổng cục Dạy nghề và Ban giám đốc ban quản lý các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ODA cho ĐTN của Hàn Quốc ở Việt Nam. Bên cạnh đó thông qua các hội thảo, các tọa đàm khoa học khác nhau với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý hoạch định chính sách… về quản lý ODA cho ĐTN, từ đó hình thành các ý tƣởng, trao đổi với các chuyên gia để đƣa phân tích, nhận định thực trạng và đƣa ra các kết luận về hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn này ở nƣớc ta hiện nay từ đó làm cơ sở khuyến nghị, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA cho ĐTN trong tƣơng lai.

2.1.2. Phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng, phân tích thống kê

Luận văn sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa và phân tích định lƣợng ở mức độ sâu từ những cơ sở dữ liệu có sẵn, đã công bố và đƣợc ghi nhận để đƣa ra những đánh giá, nhận định có tính khái quát. Tác giả sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích định lƣợng và mô phỏng theo các mô hình sơ đồ, bảng biểu để đánh giá kết quả đạt đƣợc của công tác quản lý ODA của Hàn Quốc cho ĐTN ở Việt Nam.

Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát nhƣ giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc trình bày trong luận văn dƣới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị...

2.1.3. Phương pháp so sánh, phân tích, khái quát hóa:

Một trong những phƣơng pháp tác giả chọn dùng là phƣơng pháp so sánh với những ƣu điểm của mình, trong những năm gần đây đã khá thông dụng đối với nghiên cứu khoa học, đây là phƣơng pháp đối chiếu giữa các chủ thể hành động, sự vật và hiện tƣợng với nhau. Trong khuôn khổ luận văn này đó là thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ODA của các quốc gia khác trong khu vực, các mô hình quản lý khác có nét tƣơng đồng hoặc tƣơng phản với Việt Nam nhằm đánh giá, nhận định mặt mạnh, điểm yếu để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

Hiệu lực của phƣơng pháp so sánh trong phân tích, nghiên cứu khoa học:

- Việc vận dụng phƣơng pháp so sánh giúp cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA cho ĐTN của Hàn Quốc kỹ lƣỡng, chính

xác hơn; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và tìm ra nguyên nhân hợp lý hơn, từ đó giúp cho quá trình đƣa ra những giải pháp khắc phục phù hợp.

Để thực hiện biện pháp so sánh, đối chiếu, tác giả đã tiến hành các bƣớc sau:

Lựa chọn nội dung so sánh: tác giả xác định rõ nội dung so sánh về ODA cho ĐTN của Hàn Quốc với những chủ thế quản lý, nội dung quản lý nguồn vốn ODA khác trong nghiên cứu của mình một cách chính xác và hợp lý, đó chính là cơ sở ban đầu giúp tác giả sử dụng này có hiệu quả. Tránh đƣợc tình trạng so sánh một cách dàn trải, thiếu trọng tâm dẫn đến thực hiện phƣơng pháp không chất lƣợng, thậm chí làm cản trở quá trình phân tích trong nghiên cứu.

Xác định phạm vi so sánh và đối tượng dùng để so sánh: Sau khi đã lựa chọn nội dung cần so sánh, tác giả xác định đối tƣợng cụ thể đƣợc dùng để so sánh ở đây là gì? trong phạm vi giới hạn nào (không gian, thời gian…). Trong khuôn khổ luận văn này đó là công tác quản lý nguồn vốn ODA này trong từng giai đoạn kể từ khi Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn ODA, đến giai đoạn nƣớc ta hội nhập sâu vào tiến trình kinh tế khu vực và thế giới. Công việc này giúp tác giả tránh đƣợc so sánh tùy tiện, thiếu căn cứ.

Xác định mục đích so sánh: nhằm không so sánh sai lệch, dàn trải thiếu hiệu quả, tác giả tập trung đặt và trả lời vấn đề những vấn đề cần quan tâm, phân tích để tiến hành so sánh, trong trƣờng hợp này là thực trạng công tác quản lý nguồn vố ODA cho ĐTN của Hàn Quốc với các đối tƣợng, chủ thể quản lý tƣơng đồng khác nhằm đạt mục tiêu cần đạt đƣợc là xác định những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân nhân tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và làm cơ sở đƣa khuyến nghị về các giải pháp khả thi hƣớng tới hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn này trong tƣơng lai ở Việt Nam.

2.2. ông cụ để thực hiện luận văn

2.2.1. Công cụ tra cứu trực tuyến

Tác giả sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến thông qua mạng internet để truy xuất thông tin phục vụ nghiên cứu, đánh giá.Tác giả khai thác tối đa công cụ này để tìm kiếm và thu thập các dữ liệu cần thiết (cả trong và ngoài nƣớc), đặc biệt là để tổng thuật những vấn đề có liên quan đến lý luận và kinh nghiệm các nƣớc trong khu vực về các vấn đề nghiên cứu.

2.2.2. Các nguồn tư liệu, cơ sở dữ liệu và nguồn số liệu

Trong luận văn này tác giả sử dụng các nguồn tài liệu gồm các đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có liên quan đến quản lý nguồn vốn ODA của các nhà nghiên cứu có uy tín, của các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, luận văn cũng khai thác các số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội, Tổng Cục Dạy nghề, Các Trƣờng Cao đẳng nghề.

Nguồn số liệu thứ cấp: tác giả sử dụng từ các văn kiện dự án, các báo cáo của các Bộ, ban ngành, các trƣờng dạy nghề…nhằm có thông tin tổng hợp về công tác quản lý nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho ĐTN ở Việt Nam. Cùng số liệu từ các trang thông tin điện tử của nƣớc cấp viện trợ ODA – Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam và các Bộ ngành của Hàn Quốc có hợp tác với Việt Nam trong ĐTN. Các số liệu thống kê đã đƣợc xuất bản, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan có liên quan; các kết quả nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế đã đƣợc công bố.

Nguồn số liệu sơ cấp: Tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, chuyên viên nhà nƣớc phụ trách trực tiếp công tác quản lý nguồn vốn ODA

của Hàn Quốc cho ĐTN. Tác giả đã liên hệ, trao đổi và tham vấn ý kiến từ các cán bộ phụ trách từ Bộ KHĐT, Bộ LĐTBXH, Tổng cục Dạy nghề, Ban Quản lý các dự án ĐTN trực thuộc Tổng cục Dạy nghề.

Tác giả đã sƣu tầm tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính) để thực hiện nghiên cứu luận văn gồm các tài liệu lý thuyết về vấn đề quản lý ODA cho ĐTN và các tài liệu về kinh nghiệm quản lý ODA của các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam.

Những số liệu sơ cấp đã đƣợc thống kê, lƣợng hóa các kết quả thu đƣợc để từ đó kiểm định lại những kết quả rút ra từ việc phân tích dữ liệu thứ cấp so với kết quả thu thập từ dữ liệu sơ cấp. Qua đó, tác giả phát hiện những vƣớng mắc, đồng thời phân tích và rút ra kết luận những tồn tại liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Đúc kết những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu, luận văn đƣa ra những khuyến nghị giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ODA của Hàn Quốc đầu tƣ cho các dự án ĐTN đang và sẽ thực hiện tại Việt Nam trong những năm tiếp theo.

2.2.3. Công cụ mô phỏng nghiên cứu điều tra

Các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả mô phỏng bằng sơ đồ, bảng, biểu, biểu đồ, đồ thị…

2.3. ịa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu: ịa điểm:

- Nghiên cứu đƣợc triển khai trên phạm vi cả nƣớc, các tỉnh/thành phố có dự án đào tạo nghề sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc.

Hình 2.1: QUY TRÌNH NGHIÊN ỨU

Nguồn: Tác giả tổng hợp

So sánh, đối chiếu và rút ra bài học cho Việt Nam về quản lý ODA cho ĐTN

Khung lý thuyết về thực hiện quản lý ODA

Đánh giá nhu cầu toàn diện, phƣơng hƣớng phát triển ĐTN của Chính phủ Việt Nam

Thực trạng thực hiện quản lý ODA của

Việt Nam

Phân tích, đánh giá tình hình quản lý nguồn vốn ODA cho

ĐTN ở Việt Nam

Đề xuất, khuyến nghị, lập kế hoạch hành động

CHƢƠNG 3

THỰ TR NG QUẢN LÝ NGUỒN V N OD Ủ H N QU HO O T O NGHỀ Ở VIỆT N M

3.1. Tổng quan hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn OD của Hàn Quốc vào Việt Nam

3.1.1. Về nguồn tài trợ và cam kết viện trợ vốn OD của Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam từ năm 1991 thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Các dự án ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam đƣợc bắt đầu từ khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam tăng nhanh năm sau cao hơn năm trƣớc không chỉ về số lƣợng mà còn về chất lƣợng và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, điều này cho thấy vị thế của Việt Nam có tầm quan trọng nhất định trong việc triển khai chiến lƣợc của Hàn Quốc ở Đông Nam Á, là nhân tố mà không thể bỏ qua trong chính sách của Hàn Quốc đối với các nƣớc trong khu vực. Mặt khác, Hàn Quốc cũng là đối tác có ý nghĩa quan trọng, cần thiết trong chính sách đối ngoại hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, đẩy mạnh phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, trong đó có ODA, là một yêu cầu khách quan đáp ứng lợi ích trƣớc mắt và lâu dài của hai nƣớc.

3.1.2. ác hoạt động OD hiện nay của Hàn Quốc

* Các khoản viện trợ song phương: Hầu hết các khoản viện trợ song phƣơng của Hàn Quốc đều do KOICA cung cấp. Các Bộ khác nhƣ Bộ Giáo dục và Bộ Thông tin liên lạc cũng nhƣ Viện Phát triển học thuật Hàn Quốc (KDI) đều tham gia vào một số chƣơng trình tài trợ học viên. Mục tiêu của KOICA là thúc đẩy hợp tác quốc tế bằng cách góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các nƣớc đang phát triển thông qua viện trợ ODA và hợp tác kỹ thuật.

* Các hoạt động ODA

Đài thọ cho các học viên: Đây là chƣơng trình nòng cốt của KOICA trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ở các nƣớc đang phát triển. Chƣơng trình này nhằm hỗ trợ đội ngũ cán bộ Việt Nam gồm các nhà hoạch định chính sách, đội ngũ kỹ thuật viên tới Hàn Quốc để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội và nắm bắt các tay nghề kỹ thuật và kỹ năng quản lý mới. Chƣơng trình này đƣợc xây dựng dựa trên những điều tra đƣợc tiến hành bởi đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Sau khi kế hoạch tổng thể đƣợc hình thành, các ứng viên cho chƣơng trình đào tạo này do Việt Nam đề cử. Sau khi hoàn thành các thủ tục của KOICA, các thực tập sinh đƣợc mời đến Hàn Quốc.

Cử chuyên gia: KOICA cử các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau đến Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm phát triển và chuyên môn kỹ thuật thông qua tƣ vấn, hƣớng dẫn và thực hành cũng nhƣ các hoạt động nghiên cứu. Chƣơng trình cử chuyên gia đƣợc nhìn nhận là có hiệu quả bởi nó có thể ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời với chi phí không cao.

Gửi các tình nguyện viên Hàn Quốc: Các tình nguyện viên Hàn Quốc phần nào góp phần vào sự phát triển năng lực lao động và phúc lợi xã hội của Việt Nam. Các tình nguyện viên Hàn Quốc hƣớng dẫn các kỹ thuật viên của Việt Nam các lĩnh vực nhƣ: bảo dƣỡng ô tô, vận hành máy tính và công trình dân dụng.

Nghiên cứu phát triển: Những lĩnh vực mà KOICA tiến hành nghiên cứu phát triển là đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng… Với mục đích cung cấp các dữ liệu cơ sở và tƣ vấn kỹ thuật cho Việt Nam để có thể thực hiện một dự án nhằm nâng cao năng lực cho Việt Nam.

Cung cấp thiết bị: KOICA cung cấp cho Việt Nam tƣ liệu và trang thiết bị cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội. Chƣơng trình này thực hiện bởi hai hình thức: thông qua cung cấp trang thiết bị phục vụ phát triển công cộng và nguồn nhân lực. Kinh phí của chƣơng trình này tƣơng đối nhỏ nhƣng đó là công cụ hợp tác hữu ích.

Hợp tác dưới hình thức dự án ĐTN: chƣơng trình hợp tác dƣới hình thức dự án là chƣơng trình hỗ trợ kết hợp đƣợc kết nối thành một liên kết toàn diện. KOICA giúp xây dựng các trƣờng và trung tâm ĐTN, cơ sở hạ tầng. Hợp tác dƣới hình thức dự án ngày càng phát triển kể từ khi KOICA đƣợc thành lập và dƣờng nhƣ sự hợp tác này trở thành một phần quan trọng trong chƣơng trình phát triển của KOICA.

Hỗ trợ cho cho các tổ chức phi chính phủ (NGO): KOICA hỗ trợ các NGO tiến hành các chƣơng trình hợp tác quốc tế giúp đỡ các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.

* Các khoản cho vay ưu đãi song phương của Hàn Quốc: Những khoản vay ƣu đãi (soft loan) đƣợc cung cấp cho Việt Nam thông qua Quỹ Hợp tác Phát triển kinh tế (EDCF). EDCF là chƣơng trình hỗ trợ cho vay phát triển chính thức song phƣơng do chính phủ Hàn Quốc xây dựng vào tháng 6/1987. EDCF hỗ trợ phát triển cho Việt Nam và các nƣớc đang phát triển dƣới hình thức cung cấp các nguồn tài chính cần thiết cho phát triển công nghiệp và ổn định kinh tế.

EDCF thông qua Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (Eximbank) để tiến hành các thủ tục cho vay vốn ODA. Các chính sách cơ bản và các nguyên tắc chung của EDCF đƣợc chính phủ quy định và ngân hàng có trách nhiệm quản lý việc thẩm định dự án và thực hiện các thỏa thuận cho vay, kiểm soát các dự án, cung cấp các dịch vụ tƣ vấn và thực hiện các chức năng khác.

Bảng 3.1: ác hình thức cho vay ED F ác hình thức

cho vay Nội dung

Cho vay dự án phát triển

Cung cấp tài chính cho các chính phủ hoặc các công ty của các quốc gia đang phát triển để thực hiện các dự án phát triển cụ thể, gồm dự án ĐTN

Cho vay thiết bị

Cung cấp tài chính cho các chính phủ hoặc các công ty của các quốc gia đang phát triển để mua thiết bị và các vật tƣ khác cần cho phát triển công nghiệp trong các ngành cụ thể (mua trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề) Cho vay bƣớc 2

Cung cấp tài chính cho chính phủ hoặc tổ chức tài chính của các nƣớc đang phát triển để tiếp tục cho vay (sub-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàn quốc cho đào tạo nghề ở việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)