CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.4. Phƣơng pháp thu thập, tính toán xử lý thông tin, số liệu
Bước 1: Tổng hợp và xây dựng khung lý luận về thu sử đất tại các tỉnh Đồng bằng Sông hồng.
Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu: Báo cáo kiểm toán các năm 2010, 2011, 2012 và 2013
Bước 3: Phân tích số liệu: Kết quả thu thập đƣợc tổng hợp, phân tích làm căn cứ đánh giá thực trạng thu sử dụng đất tại các tỉnh Đồng bằng Sông hồng, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu.
Bước 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán thu sử dụng đất tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN THU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai có liên quan đến thu sử dụng đất của chính quyền địa phƣơng
3.1.1. Khái quát về KTNN và hoạt động thu sử dụng đất tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng
Kiểm toán hoạt động thu sử dụng đất mới bƣớc đầu đƣợc triển khai lồng ghép trong báo cáo kiểm toán ngân sách tỉnh, kết quả đạt đƣợc chƣa nhiều. Kiến nghị còn dừng ở việc đề nghị các cơ quan chức năng tính lại đơn giá, tiền sử dụng đất tại các đơn vị, tại một số đơn vị có kiến nghị xử lý tài chính nhƣng chƣa khả thi, không phù hợp.
Trong những năm qua, tình trạng vi phạm pháp luật về đất, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích đã xảy ra khá phổ biến ở hầu hết các địa phƣơng. Bên cạnh nguyên nhân khách quan nhƣ cơ chế quản lý đất đai còn chồng chéo, bất cập thì còn nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý đất đai hoạt động chƣa thật sự hiệu quả, kết quả đem lại chƣa tƣơng xứng, thậm chí đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Trƣớc thực trạng đó, trong những năm gần đây, nội dung kiểm toán thu sử dụng đất đã đƣợc KTNN quan tâm khi kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Kết quả kiểm toán đã phát hiện nhiều vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính đất đai, kiến nghị tăng thu, giảm chi, xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ và các khoản giảm chi khác. Các sai phạm về thu sử dụng đất đƣợc KTNN phát hiện nhƣ: miễn, giảm thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; miễn, giảm tiền sử dụng đất không đúng quy định, áp sai đơn
giá đất để tính tiền sử dụng đất; cơ quan tài nguyên môi trƣờng của một số địa phƣơng chuyển hồ sơ thông tin địa chính sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của một số trƣờng hợp thiếu chính xác, chƣa kịp thời... Ngoài ra, kết quả kiểm toán còn chỉ ra nhiều chính sách về đất đai còn bất cập cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc, tăng cƣờng công tác quản lý đất đai.
Do tính chất phức tạp của các chính sách về quản lý đất đai, thu tiền sử dụng đất, thuê đất, chính sách thu trong lĩnh vực này luôn thay đổi và tồn tại một số bất cập, nhiều chính sách chƣa chặt chẽ và thiếu nhất quán, thậm chí có sự mâu thuẫn, chậm thay đổi, không theo kịp thực tế phát triển… nên quá trình thực hiện kiểm toán gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, lĩnh vực quản lý đất đai liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều đối tƣợng nên việc thu thập hồ sơ, tài liệu và thông tin kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, xác lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán phải thực hiện với nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ: đối với các cơ quan giao đất và tính tiền thu sử dụng đất có Sở Quy hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài chính, cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc; các tổ chức, cá nhân đƣợc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất… rất khó khăn và phức tạp.
Trong bối cảnh hiện nay, KTNN chƣa ban hành quy trình kiểm toán riêng cho lĩnh vực này, cũng nhƣ quy trình kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán chuyên đề cũng chƣa đƣợc ban hành, mặt khác, lĩnh vực kiểm toán thu sử dụng đất cũng mới chỉ đƣợc KTNN thực hiện kiểm toán trong vài năm trở lại đây nên còn thiếu kinh nghiệm cũng nhƣ thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu để thực hiện kiểm toán lĩnh vực này.
3.1.2. Cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về thu sử dụng đất
(1) Cơ chế về thu tiền sử dụng đất:
Tiền sử dụng đất là khoản thu một lần khi Nhà nƣớc giao đất với các mục đích để ở và để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các đối tƣợng chủ
yếu phải nộp tiền sử dụng đất là: Hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất ở; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nƣớc đƣợc giao đất làm mặt bằng xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế đƣợc giao đất sử dụng vào mục đích đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng để chuyển nhƣợng hoặc cho thuê; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; tổ chức kinh tế đƣợc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc giao đất để thực hiện dự án đầu tƣ; ngƣời đang sử dụng đất nông nghiệp đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép chuyển sang làm đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp…
Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất theo hình thức cho thuê thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Ngoài ra, còn một vài trƣờng hợp đặc biệt không phải nộp tiền sử dụng đất nhƣ: ngƣời sử dụng đất xây dựng kết cấu hạ tầng chung trong khu công nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức, cá nhân nhận góp vốn hoặc nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất hợp pháp bằng tiền không có nguồn gốc ngân sách Nhà nƣớc …
Căn cứ để thu tiền sử dụng đất là diện tích đất đƣợc giao và giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ. Trong trƣờng hợp đấu thầu thì gía đất tính thu tiền sử dụng đất là giá trúng thầu.
Tiền sử dụng đất đƣợc miễn thu trong các trƣờng hợp sau: Dự án khuyến khích đầu tƣ; dự án xây nhà ở cho ngƣời có công với cách mạng; đất giao xây dựng ký túc xá sinh viên bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc; đất xây dựng công trình cộng cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hóa) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao…
Quy trình, trách nhiệm của các cơ quan và thời hạn thu, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (theo quy định hiện hành):
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trƣờng gửi hồ sơ địa chính (gồm quyết định giao đất hoặc hợp đồng thuê đất, sơ đồ thửa đất...) đến cơ quan thuế để làm căn cứ xác định số thu tiền sử dụng, số thu tiền thuê đất của cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức phải nộp.
+ Trong thời hạn 3 đến 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đƣợc đủ hồ sơ) cơ quan thuế sẽ gửi thông báo đến cơ quan gửi hồ sơ địa chính số tiền phải nộp NSNN theo từng đối tƣợng. Trƣờng hợp hồ sơ gửi đến còn thiếu, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan thuế gửi thông báo bằng văn bản, yêu cầu bổ sung hồ sơ.
+ Đối với việc thu, nộp tiền sử dụng đất: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc thông báo của cơ quan Thuế, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan Tài nguyên môi trƣờng phải gửi thông báo đã nhận đến đối tƣợng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính; đồng thời gửi đến Kho bạc nhà nƣớc để thực hiện việc thu nộp tiền sƣe dụng đất cũng nhƣ các khoản thu khác.
+ Đối việc thu, nộp tiền thuê đất: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho đối tƣợng nộp tiền. Trƣờng hợp UBND cấp có thẩm quyền điều chỉnh giá đất hoặc căn cứ tính tiền thuê đất, thì phải xác định lại tiền thuê đất và thông báo lại cho ngƣời có nghĩa vụ thực hiện.
+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đƣợc thông báo, các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức phải nộp đúng, nộp đủ số tiền theo địa điểm đã đƣợc thông báo.
+ Kho bạc nhà nƣớc căn cứ vào thông báo của co quan Thuế do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trƣờng gửi đến, thực hiện việc thu nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào NSNN và điều tiết cho ngân sách các cấp theo quy định.
(2) Chính sách quản lý nhà nước về thu sử dụng đất:
Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014, để phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng, chính sách, chế độ quản lý nhà nƣớc về thu tiền sử dụng đất đã có nhiều thay đổi. Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014); Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014); Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014); Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc (Có hiệu lực từ 01/07/2014); Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
Kết quả thực hiện các khoản thu tiền sử dụng đất các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, nhƣ sau:
Bảng 3.1 Kết quả thu tiền sử dụng đất tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng từ 2010 -2013;
Đơn vị tính triệu đồng
Các tỉnh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
11 Hải Dƣơng 864.537 567.173 22 Bắc Ninh 1.331.731 709.021 33 Thái Bình 669.356 44 Vĩnh Phúc 766.644 724.349 534.956 55 Hải Phòng 720.373 55.638 385.265 66 Nam Định 445349 77 Ninh Bình 435.337 88 Hà Nội 10.530.082 9.700.000 7.783.264 12.031.082 99 Hà Nam 359.292 010 Hƣng Yên 564.627
Kết quả trên cho thấy khoản thu tiền sử dụng đất tại các địa phƣơng là khoản thu lớn, ảnh hƣởng đáng kể tới nguồn thu NSNN, đặc biệt các tỉnh, thành có quá trình đô thị hóa nhanh. Vì vậy, muốn khai thác tốt hiệu quả nguồn thu từ đất đai thì phải gắn với quy hoạch và xây dựng đô thị hóa, đồng thời phải thực hiện giao đất thông qua đấu thầu, đấu giá đất theo đúng quy định của Luật đất đai, trên cơ sở đó xác định nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc.
3.2. Phân tích thực trạng hoạt động kiểm toán thu sử dụng đất tại các tỉnh đồng bằng sông hồng
3.2.1. Thực trạng tình hình kiểm toán liên quan đến thu sử dụng đất tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng
Trong những năm gần đây Kiểm toán Nhà nƣớc đã chú trọng đến việc thu tiền sử dụng đất lồng ghép vào các cuộc kiểm toán ngân sách địa phƣơng, bƣớc đầu cũng đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Những bất cập, sai phạm trong thực hiện chính sách thu tiền sử dụng đất mà các đoàn kiểm toán phát hiện tập trung ở các nội dung nhƣ: xác định không đúng diện tích phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, sai đơn giá, khấu trừ tiền sử dụng đất không đúng quy định, áp dụng chính sách miễn giảm không phù hợp, giao đất không đúng quy định…Cụ thể một số sai phạm phổ biến ở các địa phƣơng qua kết quả kiểm toán đối với các khoản thu về đất nhƣ sau:
3.2.1.1. Tại tỉnh Bắc Ninh
Năm 2010, UBND tỉnh chƣa chỉ đạo các cơ quan chức năng xác định lại diện tích phải nộp tiền sử dụng đất và đơn giá thu tiền sử dụng của dự án tại thời điểm bàn giao đất thực tế là không đúng với quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị mới Phúc Ninh của Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc; các dự án đấu giá đất nộp tiền thu sử dụng đất chậm so với thời gian theo quy định tại các quyết đinh phê duyệt
kết quả đấu giá của UBND tỉnh và quy chế đấu giá của các dự án; Kiểm tra việc giao đất tại dự án Khu nhà ở dân cƣ dịch vụ và đấu giá quyền sử dụng đất thôn Nội Phú - Thị trấn Gia Bình, UBND tỉnh chƣa có cơ chế thu và quản lý, sử dụng thu tiền sử dụng đất đối với đất dịch vụ đƣợc giao theo quy định tại Điều 48 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh chƣa có quyết định về việc giao đơn giá thu tiền sử dụng của dự án, UBND thị trấn và cơ quan thuế chƣa thu tiền sử dụng đất, tuy vậy UBND huyện đã quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 71 hộ dân với diện tích 5.698 m2. Việc này là chƣa đúng với Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc quy định tại Điều 3 - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.
Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, theo dõi tiền sử dụng đất phải nộp của Cơ quan Thuế cơ bản thực hiện theo quy định. Tuy nhiên còn tình trạng tiền sử dụng đất chƣa nộp kịp thời vào NSNN nhƣng cơ quan thuế không tính phạt chậm nộp tiền sử dụng đất.
Việc xác định tiền sử dụng đất còn chƣa kịp thời theo diện tích đất ở đƣợc bàn giao thực tế theo quy hoạch điều chỉnh;
Công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với các dự án phát triển nhà và đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể: Công tác tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh mặc dù còn chậm song cơ bản đƣợc thực hiện theo quy định, việc thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các khu vực đầu tƣ để mời gọi đầu tƣ đã tạo cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện; Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết các dự án đã đƣợc thực hiện tƣơng đối kịp thời và đầy đủ; quy trình thủ tục trong công tác giao đất, cho thuê đất, chấp thuận đầu tƣ các dự án nhà ở và đô thị, quy trình đấu giá đất, xác định giá giao đất, giá cho thuê đất đã đƣợc xây dựng xây
dựng rõ ràng, công khai tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng bất động sản trên địa bàn tỉnh, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách từ đất đai và từng bƣớc đƣa công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh vào nền nếp;
Các dự án xây dựng khu nhà ở, dự án đô thị đƣợc xây dựng trong những năm qua trên địa bàn góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu về nhà ở của nhân dân, giúp cho tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, mở rộng diện tích đô thị. Năm 2012, khi thị trƣờng bất động sản bị ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế, tỉnh Bắc Ninh cũng đã có sự rà soát kịp thời các dự án bất động sản, giải quyết các vƣớng mắc, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với các dự án phát triển nhà và đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn một số hạn chế nhƣ:
(1). Quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh Bắc Ninh còn chậm đƣợc