0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỘC LẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC TÌNH HUỐNG CHƯƠNG CHẤT KHÍ VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 79 -79 )

CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1 Tiêu chí đánh giá kết quả thưc nghiệm sư phạm

Để đánh giá chất lượng, hiệu quả của quá trình chúng tôi dựa vào kết quả bài kiểm tra ( về kiến thức và phương pháp)

- Đánh giá thái độ học tập của học sinh thông qua: + Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, hay trầm. + Số học sinh phát biểu ý kiến, tham gia bài học

+ Số học sinh có thể hoàn thành yêu cầu do giáo viên đưa ra, phát biểu ý kiến của bản thân

3.4.2 Đánh giá định tính

Chúng tôi dựa trên việc quan sát những biểu hiện tích cực của học sinh trong giờ học Vật Lí, kết quả điều tra định tính về các biểu hiện của hứng thú học tập, tiếp nhận nhiệm vụ học tập, chủ động sáng tạo, khả năng tư duy độc lập của học sinh:

- Không khí lớp học:

- Lớp TN: sôi nổi, hào hứng; lớp ĐC: trầm

- Số lượng học sinh nhận thức được yêu cầu cần giải quyết: Lớp TN: 21; lớp ĐC: 10

- Số học sinh tham gia vào các nhiệm vụ học tập: Lớp TN: 32; Lớp ĐC: 17

- Số học sinh nắm được các thông tin và phân tích các hiện tượng xảy ra trong tình huống học tập:

Lớp TN: 26; lớp ĐC: 15

- Số học sinh được rút ra được kiến thức cần lĩnh hội: Lớp TN: 30; lớp ĐC:10

- Số học sinh vận dụng được kiến thức để giải bài tập: Lớp TN: 35; Lớp ĐC:13

- Số học sinh có thể vận dụng kiến thức vào giải thích các tình huống trong thực tế:

Lớp TN: 22: Lớp ĐC: 9

* Thông qua quá trình theo dõi trong các giờ học kết hợp với kết quả các bài kiểm tra chúng tôi thấy:

+ Đối với lớp thực nghiệm do được tiếp cận với dạy học tình huống nên các em chủ động tích cực tham gia vào giờ học, hiểu vấn đề một cách sâu sắc. Mặt khác sau khi học xong phần này các em có khả năng giải quyết các tình hống học tập cao hơn lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm ngoài việc nắm vững kiến thức một cách sâu sắc, các em còn có khả năng giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức giải các bài tập liên quan và vào thực tế tốt hơn.

Thái độ học tập của học sinh lớp thực nghiệm cũng nghiêm túc hơn,các em thấy được ý nghĩa của môn học đối với cuộc sống thực tế, trong giờ học có nhiều ý tưởng sáng tạo, tư duy độc lập trong học tập của các em được nâng cao.

+ Đối với lớp đối chứng các em tiếp nhận kiến thức một cách thụ động theo tiến trình của SGK vì vậy tiết học không đem lại được hiệu quả cao như lớp thực nghiệm, khi làm bài tập một số em còn mang tính chất đối phó không tự giác, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế còn nhiều hạn chế

Sau khi tổ chức kiểm tra ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành chấm, thu thập kết quả bài kiểm tra và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học. Kết quả thu được và các thông số được thống kê ở bảng gồm có:

- Bảng thống kê số điểm.

- Bảng thống kê % HS đạt điểm Xi

- Bảng thống kê % HS đạt điểm Xi trở xuống - Tần suất: N Ni Pi= Với Pi : tần suất ( % ) Ni : số HS đạt điểm Xi N : số HS tham gia đánh giá

- Tần suất tích lũy: là số % HS đạt điểm Xi trở xuống. Công thức tích lũy

N Ni

P=

Trong đó

Ni: là tổng số học sinh đạt điểm Xi trở xuống Ni: số học sinh tham gia đánh giá

- Các tham số thống kê: X , S2, S, V + Điểm trung bình : N Xi Ni X

i = = 10 1 . + Phương sai : 1 ) ( 10 1 2 2 =

= N X Xi Ni S i + Độ lệch chuẩn : S = S2 + Hệ số biến thiên : .100% X S V =

+ Sai số tiêu chuẩn :

N S

m=

Với Xi là điểm số của học sinh; Ni là tần số tương ứng với điểm số Xi ; N tổng số bài kiểm tra.

Bảng 3.1 : Bảng thống kê các điểm số kết quả bài kiểm tra Nhóm Số HS Số học sinh đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC n = 40 0 1 2 7 12 7 6 4 1 0 TN n = 42 0 0 1 3 8 9 1 0 7 3 1

Từ bảng thông kê điểm số kết quả bài kiểm tra ta lập bảng phân phối tần suất

Bảng 3.2 : Bảng xếp loại học lực Lớp Loại Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % ĐC 1 2.5 10 25 19 47.5 9 22.5 1 2.5 TN 4 9.52 17 40.48 17 40.48 4 9.52 0 0

Đồ thị 3.1 Đồ thị xếp loại học tập

Bảng 3.3. bảng phân phối tần suất

Nhóm Số HS Số % học sinh đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 40 0 2.50 5.00 17.50 30.00 17.50 15.00 10.00 2.50 0 TN 42 0 0 2.38 7.14 19.05 21.43 23.81 16.67 7.14 2.38

Đồ thị 3.2 Đồ thị phân phối tần suất

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất tích lũy

Nhóm Số HS

Số % học sinh đạt từ điểm Xi trở xuông

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 40 0 2.50 7.50 25.0 0 55.0 0 69.05 87.5 0 97.50 100 100 TN 42 0 0 2.38 9.52 28.5 7 50.0 0 73.8 1 90.4 8 97.62 100

Đồ thị 3.3: Đồ thị phân phối tần suất tích lũy

Bảng 3.5: Các tham số thống kê của bài kiểm tra Tham số

Nhóm

X S2 S V m

Đối chứng 5.53 2.46 1.57 28.39 0.039

3.4.4. Kết quả đánh giá chung.3.4.4.1. Nhận xét 3.4.4.1. Nhận xét

- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng - Hệ số biến thiên ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng.

- Độ phân tán V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng, điều này chứng tỏ năng lực tư duy đợc lập, khả năng lĩnh hội kiến thức và vận dụng ở lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.

- Từ các nhận xét trên chúng ta thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tuy nhiên, kết quả trên có thể ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn chúng ta cần phải kiểm định thống kê.

3.4.4.2 Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thực nghiệm

Giả thuyết Ho : XTN = XDC giả thuyết thống kê ( Hai phương pháp dạy học cho kết quả ngẫu nhiên không thực chất)

Giả thuyết H1 : XTN > XDC Giả thuyết thống kê ( Phương pháp dạy học sử dụng tình huống đạt hiệu quả cao hơn phương pháp dạy học thông thường)

Chọn mức ý nghĩa α =0,05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại

lượng ngẫu nhiên t với

DC DC TN TN DC TN N S N S X X t 2 2 + = .

Giả thuyết H0 bị bác bỏ nếu 2 2 u(α)

N S N S X X t DC DC TN TN DC TN + = .

Với α =0,5 ta có φ(u(α))= 1-α = 0.95 = 95% => u(0.25)= 1.65u(α ) được tra ở

bảng N(0; 1) sao cho φ(u(α))= 1-α

Với XTN =6.48; XDC =5.53; S2

TN= 2.45; S2

DC= 2.46; NTN= 42; NDC= 40 Ta có t = 2.74 Vậy t > u(α )

Vậy với mức ý nghĩa α =0,05⇔ độ tin cậy là 95%, giả thuyết H0 bị bác bỏ do

đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Như vậy XTN >XDC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là phương pháp dạy học có sử dụng các tình huống dạy học thực sự có hiệu quả.

Kết luận:

- XTN > XDC và đại lượng kiểm định t > tα chứng tỏ phương pháp này có hiệu

quả.

- Hệ số biến thiên V giá trị đếm số của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng chứng tỏ độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của nhóm thực nghiệm hơn nhóm đối chứng. Điều này phản ánh thực tế ở nhóm thực nghiệm hầu hết học sinh học tích cực và đạt kết quả cao hơn khi tiến hành kiểm tra.

Kết luận chương 3

- Việc sử dụng tình huống dạy học đã đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy học, nó được thể hiện thông qua sự tập trung suy nghĩ, tranh luận sôi nổi và phát biểu một ách hăng say của học sinh, thực sự đã góp phần bồi dưỡng và nâng cao năng lực tư duy độc lập của học sinh.

- Kết quả thu nhận được trong thực nghiệm sư phạm đã xác nhận tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học trong đề tài. Tuy nhiên để đạt được kết quả cao trong việc sử dụng các tình huống dạy học đòi hỏi sự vững vàng kiến thức khoa học và kỹ năng sư phạm của giáo viên. Do vậy, giáo viên phải không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, tận tâm, tận lực, có quyết tâm cao trong việc thực hiện.

- Để đổi mới phương pháp dạy học là một bước đột phá thực sự có hiệu quả thì ở các trường trung học phổ thông hiện nay không chỉ xây dựng kiến thức mà còn phải bồi dưỡng kĩ năng thực hành, khả năng tư duy, tạo điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo từ đó có khả năng nhận biết và giải quyết các tình huống diễn ra trong học tập cũng như trong cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Để đáp ứng được các yêu cầu của nền giáo dục hện đại đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành.

Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học, đặc biệt đối với môn Vật lí việc xây dựng các tình huống dạy học là một nhiệm vụ cần thiết, nó sẽ giúp cho quá trình học tập của học sinh

trở nên hứng thú hơn, qua đó năng lực tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo của học sinh được nâng cao.

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:

Về cơ sở lí luận, chúng tôi đã quán triệt mục đích dạy học trong giai đoạn mới và làm sáng tỏ lí thuyết hoạt động dạy - học theo hướng tích cực hóa người học.

Thiết kế tiến trình dạy học bốn tiết cụ thể của chương trình lớp 10 (thuộc chương “Chất khí”) theo mục đích của đề tài.

Quá trình TNSP chứng tỏ tính khả thi của các tiến trình xây dựng kiến thức đã thiết kế. Việc tổ chức các tình huống và cho học sinh trực tiếp tham gia vào các tình huống học tập thực sự gây hứng thú cho HS, làm các em hào hứng, chủ động hơn trong quá trình xây dựng tri thức. Từ đó phát triển ở HS tư duy độc lập trong học tập cũng như nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của các em.

Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra.

2. Kiến nghị:

Qua quá trình TNSP và kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi có một số đề nghị sau:

+ Quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp học, bậc học, và cần được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội.

+ Ở các cơ sở đào tạo, các trường học cần tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm (tăng số lượng bộ dụng cụ cho một bài thí nghiệm để tạo điều kiện cho HS có thể thực hiện thí nghiệm theo nhóm).

+ Tăng cường đầu tư các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, kết nối Internet trong trường học tạo điều kiện cho việc tra cứu tài liệu và những đổi mới trong giáo dục.

+ Cùng với việc bồi dưỡng cho giáo viên về mặt lí luận thì việc trang bị bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm cũng là một việc làm hết sức cần thiết.

+ Cần có cán bộ chuyên môn phụ trách phòng thí nghiệm giúp đỡ giáo viên chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm tốt hơn cho từng tiết dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Quy, Ðàm Trung Bồn, Bùi Quang Hân, Ðoàn Duy Hinh (2007), Vật lý 10. NXB Giáo Dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.

3. Hoàng Chúng, Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục,

NXB Giáo dục 1983

4. Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Hà Nội 2007

5. Danilop và Xcatkin, Lý luận dạy học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục 1980

6. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Hà Nội 1995

7. Đảng cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.

8. Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo, Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông, tập 2 , NXB Giáo dục 1979

9. Hà Văn Hùng (2007). Phương pháp sử dụng các phương tiện thí nghiệm trong dạy học vật lý, tài liệu dành cho học viên cao học. Đại học Vinh.

10. I.Ia.Lecne, Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục 1977

11. Vũ Thanh Khiết, Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩnb Vật Lí 10, NXB Đại học Quốc Gia HÀ Nội năm 2012

12. Nguyễn Quang Lạc, Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông, Đại học Vinh 1995

13. Nguyễn Quang Lạc, Tiếp cận hiện đại của lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý, Đại học Vinh 2007

14. Phạm Thị Phú, Chuyển hóa phương pháp nhận thức Vật lý thành phương pháp dạy học Vật lý, Đại học Vinh 2007

15. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước, Lôgic học trong dạy học Vật lý, Đại học Vinh 2001

16. Nguyễn Ngọc Quang, Chuyên đề bài giảng lý luận dạy học, Đại học Vinh 1993.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Giáo trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, ĐHSP Hà Nội 1998

19. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Phương pháp dạy học Vật lý ở trừơng phổ thông, ĐHSP Hà Nội 2002

20. Nguyễn Đình Thước, Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học Vật lý, Đại học Vinh 2008

21. Phạm Hữu Tòng, Vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học trong dạy học Vật lý, NXB Giáo dục 1999

22. Phạm Hữu Tòng, Dạy học Vật lý ở trường phổ thông theo hướng phát triển tính tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB ĐHSP Hà Nội 2004 23. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXBGD

2008

24. V.A Cruchetxki, Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, tập 2, NXB Giáo dục Hà Nội 1981

25. V. Ô Kôn , Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề , NXB Giáo dục Hà Nội 1976.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: một số hình ảnh thực nghiệm

Phụ lục 2. phiếu phỏng vấn học sinh

( phiếu điều tra phục vụ cho nghiên cứu khoa học không đánh giá chất lượng học sinh. Rất mong các em hợp tác, trả lời trung thực các câu hỏi dưới đây)

Họ và tên:…... Lớp:...Trường:... Kết quả xếp loại môn Vật lí học kỳ I: ...

C

âu 1: * Em có thích học môn vật lí không ? Em học vật lí là do yêu thích hay do bị bắt buộc ?

... ... ... * Theo em vật lí là môn học như thế nào?

□ Khó, trừu tượng □ Bình thường □ Dễ hiểu,dễ học

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỘC LẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC TÌNH HUỐNG CHƯƠNG CHẤT KHÍ VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 79 -79 )

×