2.1.1. Khái niệm nạo, phá thai và nạo phá thai không an toàn
Nạo, phá thai là biện pháp sử dụng thuốc hoặc thủ thuật y tế nhằm mục đích đƣa bào thai ra ngoài và chấm dứt thời kỳ thai nghén.
Thƣ̣c tế na ̣o p há thai là chấm dứt thai kỳ , hay chấm dƣ́t sƣ̣ sống của cuô ̣c sống trƣớc khi sinh mô ̣t cách cố ý . Chính vì vậy, đi cùng với cuô ̣c tranh luâ ̣n về quyền sống của thai nhi, vấn đề na ̣o phá thai đƣợc chú ý đă ̣c biê ̣t. Mă ̣t khác, trên thế giới hiê ̣n nay t rong số trƣờ ng hợp tƣ̉ vong của ngƣời me ̣ có 13% là do tiến hành việc phá thai không an toàn, tính cụ thể ra khoảng 67.900 ca /năm. Sự chênh lệch đáng kể giữa các nƣớc trong tỷ lệ tử vong do phá thai có liên quan đến sự khác biệt trong pháp luật phá thai, tôn giáo chiếm ƣu thế, tình trạng kinh tế xã hội, bảo hiểm tránh thai, và sự sẵn có của các dịch vụ chăm sóc phá thai toàn diện hiệu quả truy cập. Phá thai không an toàn là một hình thức chấm dứt thai kỳ trong tình trạng thiếu hoặc không đầy đủ c ác kỹ năng y tế , các kỹ thuật nguy hiểm và các cơ sở mất vệ sinh. Khái niệm này rô ̣ng hơn so với khái niê ̣m phá thai trái pháp luâ ̣t . Nạo phá thai không an toàn là căn nguyên gây ra nhiều di chứng đến sức khỏe, tinh thần cho ngƣời mẹ vì vậy cần phải có các quy định pháp luật chặt chẽ hơn nữa về vấn đề này.
2.1.2. Biện pháp nạo phá thai, hậu quả
Căn cứ theo phƣơng pháp thực hiện:
- Bằng phƣơng pháp ngoại khoa: Sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm dứt thai nghén, bao gồm: hút chân không, nong và nạo, nong và gắp.
- Phá thai bằng thuốc: Sử dụng thuốc để gây sẩy thai. Ðôi khi thuật ngữ
Căn cứ theo biện pháp áp dụng theo tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi kết thúc thai nghén.)
- Các phƣơng pháp phá thai đến hết tuần 12:
+ Phƣơng pháp hút chân không : là phƣơng pháp đƣợc khuyến khích sƣ̉ dụng trong các trƣờng hợp bởi độ an toàn (hút chân không bằng tay hoặc bằng máy).
+ Phƣơng pháp dùng thuốc: Kết hợp giữa Mifepristone và Misoprostol cho các thai đến hết 7 tuần (49 ngày). Khi áp dụng phƣơng pháp phá thai bằng thuốc cần phải có sẵn dụng cụ phá thai bằng p.p hút chân không (hoặc nong và nạo nếu không có sẵn p.p hút chân không) để xử trí những trƣờng hợp thất bại.
+ Phƣơng pháp nong và nạo.
- Các p.p P.thai sau 12 tuần: (kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) + P.p nong và gắp;
www.eva.vn
Hệ quả: Tai biến từ các thủ thuật nạo phá thai:
Tuy nạo phá thai chỉ là một thủ thuật đơn giản của sản khoa, nhƣng những hệ lụy của nó đối với xã hội nói chung và sức khỏe cũng nhƣ hạnh phúc của ngƣời nạo phá thai nói riêng lại rất lớn. Ƣớc tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 210 triệu ca thai nghén và khoảng 46 triệu (22%) ca kết thúc bằng phá thai và tính bình quân trên thế giới trong cuộc đời mỗi ngƣời phụ nữ đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần phá thai. Mặc dù đã có nhiều cải tiến về y tế song theo thống kê cho thấy: Nạo phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ. Ngoài ra, các biện pháp thực hiện có nhiều tai biến có khả năng xảy ra, đặc biệt đối với những trƣờng hợp phá thai không an toàn. Tỉ lệ trung bình của tai biến và biến chứng của nạo hút thai khoảng 2-10%. Trong đó:
Tai biến và biến chứng sớm:
- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ứ máu trong tử cung nhiều: gặp trong các trƣờng hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần.
- Rách cổ tử cung khi cổ tử cung siết cứng ở ngƣời chƣa sanh. - Thủng tử cung do tƣ thế tử cung bất thƣờng.
- Tai biến do gây mê, tê hay do dị ứng thuốc(hiếm gặp)
Tai biến và biến chứng muộn:
- Sót nhau, sót thai: cần trở lại ngay khi có dấu hiệu bất thƣờng nhƣ đau bụng, ra huyết có mùi hôi, sốt, ớn lạnh…
- Nhiễm trùng: cần uống thuốc theo toa bác sĩ, giữ vệ sinh phụ nữ. - Rong kinh.
- Dính buồng tử cung gây vô kinh khi tiền sử nạo thai nhiều lần. - Ức chế về mặt tình cảm.
- Vô sinh: 20% ngƣời điều trị vô sinh có tiền sử phá thai. - Thai ngoài tử cung.
Việc nạo phá thai nhằm mục đích chấm dứt thời kỳ thai nghén của ngƣời phụ nữ, đồng nghĩa với nó là việc chấm dứt một thai kỳ, hay chấm dứt sự sống của một bào thai. Ngƣợc lại, việc nạo phá thai dù là vì quyền của ngƣời mẹ nhƣng ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe về thể chất và tinh thần của ngƣời phụ nữ. Vì liên quan trực tiếp tới vấn đề quyền sống của thai nhi nên đã gây nhiều tranh cãi khi đƣa ra khung pháp lý về vấn đề này ở nhiều quốc gia, khu vực, quốc tế.