CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế thang đo
Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang Likert nhằm lƣợng hóa mức độ tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hƣởng của các rủi ro.
Kỹ thuật xây dựng thang đo Likert là một kỹ thuật đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hành vi bằng việc gán các mức độ khác nhau về các phát biểu theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Thang đo Likert có hai loại: thang đo chẵn và thang đo lẻ:
2. Thang đo chẵn (thang đo 4 điểm hay 6 điểm): là thang đo không có điểm trung lập, yêu cầu ngƣời trả lời phải lựa chọn giữa hai nhóm trạng thái là đồng ý và không đồng ý.
3. Thang đo lẻ (thang đo 3 5, 7 hay 9 điểm): là thang đo có điểm trung lập, trong đó có điểm trung lập thể hiện trạng thái lƣỡng lự khi trả lời.
Về nguyên tắc các thang đo càng chi tiết thì càng chính xác, nhƣng khi mức chi tiết quá lớn (nhƣ thang đo 9 điểm trở lên) lại gây khó khăn cho ngƣời trả lời vì mức độ phân biệt các trạng thái tại các mức điểm không có sự chênh lệch nhiều. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm là phù hợp vì đảm bảo tính tin cậy và không gây khó khăn cho đối tƣợng khảo sát trong việc trả lời nhƣ các thang đo 6, 7, 8, 9 điểm hay lớn hơn về số lựa chọn. Trong đó quy ƣớc 1 là rất thấp, 2 là thấp, 3 là trung bình, 4 là cao và 5 là rất cao.
Bảng 2.1. Ma trận gán tính điểm Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Rất thấp (1) 1 2 3 4 5 Thấp (2) 2 4 6 8 10 Trung bình (3) 3 6 9 12 15 Cao (4) 4 8 12 16 20 Rất cao (5) 5 10 15 20 25
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, kế thừa và đề xuất)