4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT BẰNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN TỚ
4.2 xuất một số giải pháp
Sau gần một năm thực hiện các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nền kinh tế chính sách tài chính tiền tệ có tác động tích cực trong nền kinh tế, những kết quả tích cực đạt được thể hiện rõ nét: đã kiềm chế được đà lạm phát, dự trữ ngoại tệ tăng gấp đôi, thu ngân sách ổn định và giảm nhập siêu. Mặc dù tỷ lệ lạm phát giảm nhưng so với khu vực thì lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức cao nên việc theo dõi, kiềm chế lạm phát luôn phải được đề ra trong các chính sách đảm bảo vừa kiềm chế lạm phát, tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Từ các nguyên nhân của lạm phát trong thời gian qua cơ bản được nhận diện, những giải pháp đưa ra để kiềm giữ lạm phát ở mức mong muốn nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa phải trong khi những nhân tố làm gia tăng lạm phát có tác động với cường độ mạnh như các thách thức mà nền kinh tế đưa ra được nêu ở trên, nhóm xin đề xuất những biện pháp sau đây:
- Thông qua chính sách tiền tệ để giữ lãi suất ở mức vừa phải nhằm thúc đẩy đầu tư mà vẫn kiềm chế được mức tổng cầu tiền tệ, nhất là các khoản cầu tiền tệ không cần thiết cho nền kinh tế. Lãi suất là giá cả của vốn, là chi phí đầu vào của doanh nghiệp, việc điều hành lãi suất phải linh hoạt vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát, vừa kích thích tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc kiềm chế lạm phát, phải giảm dần lãi suất huy động và cho vay theo hướng hợp lý để các doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống từ đó giá thành sản phẩm sản xuất ra sẽ ổn định và từng bước giảm được giá, coi lãi suất là một trong những công cụ kiềm chế lạm phát. Năm 2012 trọng tâm trong chính sách tiền tệ là chính sách lãi suất nhưng hiện nay chính sách lãi suất đã ở ngưỡng tối đa nên không thể tiếp tục mở rộng việc can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ bằng khống chế trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay, đây chỉ là giải pháp tạm thời, cấp bách trong bối cảnh lãi suất trên thị trường tiền tệ bị đẩy lên quá cao, tác động
trực tiếp đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế, vì vậy, trong tương lai gần, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải nới lỏng và xoá bỏ chính sách này.
- Giảm cầu chi tiêu công của Chính phủ, đảm bảo kỷ luật ngân sách, kiên quyết giảm dần thâm hụt ngân sách qua các năm, cắt giảm các khoản chi tiêu công, nhất là các khoản chi thường xuyên như mua sắm xe công, xây dựng trụ sở cơ quan công quyền, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, giảm chi phí hội họp…
- Kiểm soát lượng cung tiền tệ:
• Phải kiểm soát được tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% (năm 2010 là 31%), cung ứng tiền ra lưu thông chỉ khoảng 15% (năm 2010 là 26%) đồng thời dành tín dụng ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và đầu tư cho các lĩnh vực thiết yếu khác trên nguyên tắc điều hành minh bạch, ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
• Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Ngân hàng Nhà nước kiểm soát lượng cung tiền cho nền kinh tế bằng cách quy định một mức dự trữ bắt buộc cao đối với các ngân hàng thương mại, bằng biện pháp này, lượng tiền mà các ngân hàng có thể cho vay (tạo tiền) đối với nền kinh tế sẽ bị giảm xuống, lượng tiền được các ngân hàng tạo ra cũng giảm theo. Điều này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước ngăn chặn sự mất giá của đồng tiền và kiểm soát được hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mạ. Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau.
- Duy trì chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường
• Điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, không để biến động lớn, xóa bỏ tình trạng vàng hóa, đô-la hóa gây sức ép phá giá đồng Việt Nam. Giảm lãi suất huy động bằng USD từ dân cư để người dân không giữ USD mà giữ tiền đồng. Tăng lãi suất cho vay USD để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Tất cả các mặt hàng từ nhỏ nhất đều phải niêm yết bằng VND. Đưa ra chính sách bình ổn thị trường ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. Hiện nay
chính phủ đang cấm giao dịch mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do và cấm các cửa hàng vàng cá nhân giao dịch mua bán vàng miếng
• Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước sẽ huy động và sử dụng các nguồn lực để kiểm soát bằng được tỷ giá theo quy định, không để thả nổi tỷ giá; không để cho thị trường chợ đen chi phối. Các doanh nghiệp phải bán ngoại tệ cho ngân hàng và ngân hàng sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về ngoại tệ cho các doanh nghiệp để nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu mà trong nước không sản xuất được.
• Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, buôn lậu vàng qua biên giới.
- Gia tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội
• Đưa ra chính sách ưu đãi tín dụng thông qua ưu đãi lãi suất đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Việc ưu đãi về lãi suất sẽ làm giảm chi phí sản xuất đầu vào vì vậy tăng năng suất lao động.
• Việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, than cần phải tính toán và xem xét lại vì giá những mặt hàng này tăng sẽ dẫn đến việc tăng giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu khác dẫn đến lạm phát sẽ tăng cao, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
• Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường, xóa bao cấp qua giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ còn bao cấp qua giá vào thời điểm thích hợp, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ này… đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với những ngành sản xuất gặp khó khăn, hỗ trợ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
- Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán; kiểm soát nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng, điều chỉnh các quan hệ tín dụng hướng vào các hoạt động kinh tế trọng yếu, mà các hoạt động đó tác động có hiệu lực trong kiềm chế lạm phát. Đồng thời đòi hỏi phải có sự phối họp đồng bộ giữa ngân hàng trung
ương, hệ thống ngân hàng thương mại, các định chế tài chính trung gian khác và kể cả ngân sách nhà nước trong việc bảo đảm các thanh khỏan của nền kinh tế… đây có thể được như giải pháp trung tâm và có tính quyết định trong kiềm chế lạm phát, phù hợp với các động thái trong thời lạm phát.
- Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại. Có biện pháp phát triển thị trường công trái bằng việc giới thiệu thêm hàng hóa cho thị trường mở, tạo điều kiện thu hút thêm các thành viên tham gia thị trừong nhằm từng bước hoàn thiện công cụ thị trường mở theo hướng trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước.
- Tăng cường năng lực của bộ máy dự báo để dự báo chính xác sự biến động giá cả trên thị trường thế giới, nhất là giá cả các mặt hàng chiến luợc như xăng, dầu, thép, lương thực… để kịp thời điều chỉnh giá trong nước.
- Khôi phục và phát triển thị trường vốn nhất là thị trường chứng khoán, hiện nay vốn doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại. Nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chưa phân biệt được ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư nên vốn dài hạn đầu tư lại do các ngân hàng thương mại cung cấp từ nguồn vốn huy động ngắn hạn, gây ra tình trạng thiếu thanh khoản cho các ngân hàng vì vốn ngắn hạn đầu tư vào dài hạn.
KẾT LUẬN
Thực tiễn ở nước ta trong thời gian qua, diễn biến của lạm phát còn rất phức tạp, nền kinh tế nước ta còn trong thời kỳ quá độ, đang từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa và ngày càng tiếp cận sâu với nền kinh tế thế giới, ngày càng chịu nhiều rủi ro từ các yếu tố bên ngoài và bên trong. Do đó, chúng ta luôn phải sẵn sàng đối phó với những biến động của lạm phát và đặt mục tiêu ổn định chỉ số lạm phát để tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu.
Thi hành chính sách tiền tệ chặt chẽ có ý nghĩa trong việc kiểm soát lạm phát. Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã nhận về mình trách nhiệm ổn định giá trị đồng tiền, chống lạm phát và đã áp dụng khá thành công các công cụ cũa chính sách tiền tệ như: chính sách dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, mở các thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, đấu thầu tín phiếu kho bạc …
Tuy nhiên, lạm phát là hiện tượng thường trực của lưu thông tiền giấy trong nền kinh tế chuyển đổi của chúng ta, nguy cơ lạm phát cao cũng thường xuyên phải đề phòng. Do đó một công cụ nhạy cảm như chính sách tiền tệ không thể xem nhẹ. Mặt khác cần phải hoàn thiện hơn nữa chính sách tiền tệtrong việc kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp, với tăng trưởng kinh tế nhanh trong sự ổn định kinh tế vĩ mô góp phần đưa đất nước không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Trong quá trình làm tiểu luận, do còn thiếu kinh nghiệm nên chắc chắn nhóm không thể không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để cho bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Sử Đình Thành, PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính - Tiền tệ - NXB Lao Động 2008
2. PGS.TS. Nguyễn Minh Thông, Lý thuyết về lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam - NXB Chính Trị Quốc Gia.
3. Chống lạm phát và quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam – NXB Giáo Dục. 4. Lạm phát – Hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam - NXB Chính Trị Quốc Gia.
5. Nguyễn Thị Kim Thanh, Chính sách tiền tệ với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng, Tạp chí Ngân hàng số 19/2009.
6. Thanh Huyền, Hài hòa giữa tăng trưởng và lạm phát, Thời báo Ngân hàng ngày 20/04/2010.
7. Ngân hàng Nhà nước (2008 – 2012), Báo cáo thường niên.
8. Bộ tài chính www.mof.gov.vn
9. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF www.imf.org
10. Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn