Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đại Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương (Trang 56 - 65)

- Các ngân hàng cần phải thu thập thông tin chính xác và nhanh chóng Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự

3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đại Dương

Trong hoạt động kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh trên thị trƣờng.

3.2.1.1 Theo Nguồn vốn huy động và hoạt động sử dụng Vốn

Bảng 3.2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại Oceanbank

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Tổng dƣ nợ cho vay So sánh (%) 2011 VNĐ 257.947 184.380 65,95 Ntệ quy đổi 81.752 49.825 76,06 Tổng số 339.699 234.205 67,47 2012 VNĐ 323.976 202.906 67,4 Ntệ quy đổi 96.236 90.528 78,2 Tổng số 420.928 293.434 69,03 2013 VNĐ 326.827 216.796 72,03

Ntệ quy đổi 133.255 116.560 79,86

Tổng số 460.082 333.356 73,2

30/6/2014 VNĐ 171.965 122.920

Ntệ quy đổi 54.501 33.217

Tổng số 226.466 156.137

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Oceanbank) Về tổng dư nợ cho vay: Tổng số vốn mà NH huy động đƣợc năm 2011 đạt khối lƣợng 339.699 tỷ đồng trong đó cho vay và đầu tƣ chiếm 67,47% tƣơng ứng với khối lƣợng 234.205 tỷ đồng. Qua tới năm 2012 tổng số cho vay và đầu tƣ tăng lên với khối lƣợng là 216.796 tỷ đồng chiếm 69,03% so với khối lƣợng vốn huy động là 420.928 tỷ đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 460.082 tỷ đồng và dƣ nợ cho vay đạt 333.356 tỷ đồng chiếm 73,2%.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại tiền

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Oceanbank) Về tổng dư nợ và cho vay theo loại tiền: Tỷ trọng cho vay và đầu tƣ bằng ngoại tệ quy đổi VNĐ vẫn lớn hơn so với cho vay và đầu tƣ bằng VNĐ.

Điều này thể hiện qua các năm nhƣ sau: năm 2011 cho vay và đầu tƣ bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 76,06% trong khi VNĐ chỉ chiếm tỷ trọng 65,95% trong tổng Nguồn vốn huy động tính theo từng loại tiền. Năm 2012 cặp tỷ trọng này là: 78,2% và 67,4%, năm 2013 là: 79,86% và 72,03%. Tuy nhiên về khối lƣợng cho vay và đầu tƣ theo loại tiền thì VNĐ vẫn luôn luôn đạt khối lƣợng lớn hơn so với Ngoại tệ quy đổi. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi chủ yếu khách hàng của NH là doanh nghiệp trong nƣớc.

Nhƣ vậy ta có thể thấy, khối lƣợng vốn cho vay và đầu tƣ NH chỉ chiếm khoảng trên dƣới 70% so với tổng khối lƣợng vốn mà NH huy động đƣợc. Nếu nhìn vào kết quả trên chúng ta chƣa thể kết luận đƣợc rằng NH sử dụng nguồn vốn huy động của mình một cách có hiệu quả hay không ? Có thực sự phù hợp giữa tỷ trọng huy động với cho vay và đầu tƣ hay không ? Câu trả lời duy nhất mà chúng ta có thể nhận biết đó là NH không rơi vào tình trạng thừa vốn.

Bảng 3.3: Chỉ tiêu hiệu quả của công tác tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng

đầu/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DS cho vay 234.205 100 293.434 100 333.356 100 156.137 100 DS thu nợ 234.102 99,9 292.951 99,6 333.029 99,8 156.068 99.96

Chênh

lệch 103 0,1 483 0,57 327 0,2 69 0,04

(Nguồn: Báo cáo tài chính của OCEABANK)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình Cho vay và Thu nợ trong từng năm của OCEANBANK.Vào thời điểm 31/12/2011, tổng khối lƣợng tín dụng cung cấp đạt 234.205 tỷ đồng và Tổng doanh số Thu nợ đạt 234.102 tỷ đồng.Về khối lƣợng cho vay liên tục tăng qua các năm với 293.434 tỷ đồng năm 2012 (tăng 15,37%) và 333.356 tỷ đồng năm 2013 (tăng 26%). Về Tổng doanh số Thu nợ, năm 2012 đạt 292.951 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ năm 2011 là 15,06% và Chênh lệch giữa Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ là 103 tỷ đồng. Năm 2013 Doanh số thu nợ đạt 333.029 tỷ đồng và tăng 25,75% so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù, năm 2012 tình hình kinh tế vẫn chƣa thoát khỏi dƣ âm của khủng hoảng, làm ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣng với sự chỉ đạo tài tình của Ban lãnh đạo NH mà tình hình thu nợ của NH có giảm so với năm trƣớc nhƣng cũng đã đƣợc cải thiện ở năm 2013. Sang đến năm 2014, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, doanh số cho vay đã lên tới 156.137 tỷ đồng nhƣng doanh số thu nợ cũng không hề thua kém với con số sát nút 156.068 tỷ đồng. Nhƣ vậy dựa vào Doanh số Cho vay và Thu nợ của NH đến tháng 6 năm 2014 ta thấy tình hình tín dụng của Oceanbank vẫn đang nằm trong vòng kiểm soát.

3.2.1.2. Theo Dư nợ quá hạn

Bảng 3.4: Cơ cấu Dƣ nợ quá hạn của NH theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/6/2014 Chênh lệch

+/- % +/- % Ngắn hạn 818 664 493 445 -154 - 18.83 -48 -9.74 Trung, dài hạn 1519 1348 877 713 -171 - 11.26 -164 -18.70 Tổng dƣ nợ quá hạn 2337 2012 1370 1158 -325 - 13.91 -212 -15.47

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh OCEANBANK)

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dƣ nợ quá hạn theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Oceanbank)

Năm 2012– 2013 là những năm khó khăn đối với các NHTM và Oceanbank cũng không phải là ngoại lệ. Dƣ nợ cho vay qua các năm vẫn tăng và dƣ nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với dƣ nợ cho vay khoảng 0,85% là nợ nhóm 2 tính trên tổng dƣ nợ và nợ xấu khoảng

0,6% tính trên tổng dƣ nợ. Dƣ nợ quá hạn tính theo thời hạn của NH năm 2012 giảm 16,15% so với cùng kỳ năm 2011 và đến năm 2013 thì tỷ lệ này giảm 46,68% và chủ yếu là dƣ nợ quá hạn của các khoản vay trung, dài hạn.

Dƣ nợ quá hạn các khoản vay dài hạn năm 2012 so với năm 2011 thì tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 12,69% và đến năm 2013 thì giảm tới 53,7%.

Dƣ nợ quá hạn các khoản vay ngắn hạn năm 2012 giảm 23,19% so với cùng kỳ năm 2011. Đến năm 2013 tỷ lệ này giảm tới 34,69% so với năm 2012 tính trên tổng dƣ nợ quá hạn. Sở dĩ có biến động này là do 2012 một số mặt hàng chủ chốt trên thế giới nhƣ: xăng dầu, vàng, ngoại tệ biến động mạnh khiến chi phí của các DN tăng lên, hơn nữa Chính phủ và Nhà nƣớc đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi nhu cầu vốn của các DN rất lớn điều này làm ảnh hƣởng đến lợi nhuân của DN từ đó các DN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình cho NH đúng hạn. Và sự giảm xuống này tiếp tục đƣợc kéo dài cho đến cuối tháng 6 năm 2014 khi dƣ nợ ngắn hạn quá hạn giảm xuống 445 tỷ đồng, dƣ nợ dài hạn quá hạn còn 713 tỷ đồng.

Bảng 3.5: Cơ cấu Dƣ nợ quá hạn của NH theo ngành

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/6/2014

1. CV nông, lâm, ngƣ nghiệp 307 284 245 205

2.CV xây dựng 242 189 102 98

3. CV vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 362 263 164 142 4. CV hđ phục vụ cá nhân và cộng đồng 401 321 252 203 5. CV sx và phân phối điện, khí đốt, nƣớc 300 182 98 83

6. CV thƣơng nghiệp 286 223 153 142 7. CV CN chế biến & khai thác mỏ 356 286 140 112

8. CV khác 183 264 216 173

Tổng dƣ nợ quá hạn 2.337 2.012 1.37 1158

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dƣ nợ quá hạn theo ngành

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của OCEANBANK)

Qua bảng số liệu bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu dƣ nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Đại Dƣơng giảm qua các năm là do dƣ nợ quá hạn ở các ngành giảm qua các năm. NH đã xây dựng chiến lƣợc cho vay từ năm 2012 trong đó nêu rõ đối tƣợng khách hàng mục tiêu, vị trí và lĩnh vực cần hƣớng tới.Khách hàng mục tiêu là các công ty lớn có tình hình tài chính và khả năng cạnh tranh cao còn khách hàng tiềm năng là các DNVVN và cá nhân.Thị trƣờng mục tiêu là các thành phố lớn, các khu vực kinh tế có tiềm năng, các khu vực đô thị và khu công nghiệp đang phát triển.Các lĩnh vực ngành nghề mục tiêu mà của ngân hàng TMCP Đại Dƣơng hƣớng tới là lĩnh vực Công nghiệp, thƣơng mại và Dịch vụ.

Đối với dƣ nợ quá hạn của cho vay nông, lâm, ngƣ nghiệp năm 2012 giảm 23 tỷ đồng so với năm 2011 tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 8,1%. Sang năm 2013 thì dƣ nợ quá hạn giảm còn 245 tỷ đồng so với năm 2012 tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 15,9% và trong vòng 6 tháng sau đó, con số này tiếp tục tạo nên một dãy số lùi khi có giá trị ở mức thấp hơn 205 tỷ đồng.

Dƣ nợ quá hạn cho vay ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc năm 2012 là 263 tỷ đồng giảm 126 tỷ đồng so với năm 2011 tỷ lệ giảm tƣơng ứng 53,38%. Sang năm 2013 con số này là còn 164 tỷ đồng giảm 99 tỷ so với năm 2012, tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 60,36%, tuy nhiên chỉ trong vòng 6 tháng sau đó, dƣ nợ quá hạn đối với ngành này lại tiếp tục giảm nhƣng với tốc độ nhẹ nhàng hơn khi dịch chuyển về mức 98 tỷ đồng.

Dƣ nợ quá hạn ngành cho vay hoạt động cá nhân và cộng đồng năm 2012 là 321 giảm 80 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm tƣơng ứng 24,3%. Sang năm 2013 con số này là 252 tỷ đồng giảm 69 tỷ so với năm 2012, tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 27,38% và đến cuối quý II/2014, chỉ tiêu này dừng chân ở con số 203 tỷ đồng.

Dƣ nợ quá hạn cho vay sản suất và phân phối điện, khí đốt và nƣớc năm 2012 là 182 tỷ giảm 118 tỷ so với năm 2011, tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 64,83%. Năm 2013 con số này là 98 tỷ đồng giảm 84 tỷ so với năm 2012, tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 85,71%, chiều hƣớng này tiếp tục đƣợc kéo dài cho đến hết 6 tháng đầu năm 2014 với giá trị vào thời điểm này là 83 tỷ đồng.

Dƣ nợ quá hạn cho vay thƣơng nghiệp năm 2012 là 223 tỷ giảm 63 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 28,25%. Sang năm 2013 con số này là 153 tỷ đồng, giảm 70 tỷ đồng tỷ lệ giảm tƣơng ứng 45,75% và tiếp tục giảm xuống 142 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2014.

Tƣơng tự dƣ nợ quá hạn theo ngành của NH đƣợc thể hiện rất rõ ở bảng trên. Sở dĩ có sự biến động này là do Ban lãnh đạo NH đã có những chỉ đạo kịp thời các phòng ban liên quan và các cán bộ tín dụng tại các chi nhánh hối thúc khách hàng trả nợ và các khoản nợ quá hạn này chủ yếu là nợ nhóm 2 và khả năng vần thu hồi đƣợc đã phần nào hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Đại Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)