1.3.1 Môi trƣờng marketing
Mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu, những thành công của marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong doanh nghiệp.
Môi trường marketing của doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể tác động tới hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng đến hoạt động marketing. Do tính chất luôn biến động, không khống chế hoàn toàn được nên môi trường kinh
doanh động chạm sâu sắc đến hoạt động của doanh nghiệp. Những biến đổi diễn ra trong môi trường này không thể dự đoán trước được. Nó có thể gây ra rất nhiều những điều bất ngờ lớn và tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh, sản xuất. Các lực lượng này có xu hướng tạo ra những cơ hội đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa. Những lực lượng này là những lực lượng không thể khống chế được mà công ty phải theo dõi và đối phó.
Các lực lượng kinh tế có tác động ngày càng lớn tới doanh nghiệp. Sự cạnh tranh toàn cầu làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải chịu nhiều tác động của nhiều lực lượng kinh tế. Bức tranh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng nên doanh nghiệp phải theo dõi mọi lực lượng kinh tế.
Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và vi mô. Mô trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của nó. Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô.
Hình 1.3 Môi trường marketing
1.3.2 Thị trƣờng mục tiêu
Hoạt động marketing hỗn hợp trong kinh doanh được biểu hiện khá uyển chuyển và linh hoạt. Hoạt động này chịu tác động bởi nhiều nhân tố chi phối mang tính quyết định.
Tâm lý của khách hàng thường tin theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩm mà họ quen sử dụng. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua sản phẩm càng lớn thì uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường càng cao thể hiện sự định vị vững chắc trong tâm trí khách hàng.
Thị trường mục tiêu bao gồm một nhóm khách hàng cá nhân và tổ chức mà hoạt động marketing của doanh nghiệp nhắm vào. Một doanh nghiệp có thể có một hay nhiều thị trường mục tiêu
Việc lựa chọn thị trường mục tiêu cần tính đến các yếu tố sau: khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc điểm về sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm, mức độ đồng nhất của thị trường, những chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX THƢƠNG HIỆU E’MOS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA.