Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 40)

Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Để nghiên cứu và thiết kế luận văn nhằm đạt được mục tiêu đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại MB, tác giả đã thực hiện qua các bước sau:

Bƣớc 1: Xác định đề tài nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu đề tài liên quan tới lĩnh vực tác giả đã công tác nhiều năm, nhằm đảm bảo các phản ánh rõ nét, trung thực về thực trạng chất lượng thẩm định tại nơi công tác, từ đó đưa ra được các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHCN.

Để xác định được đề tài nghiên cứu có phù hợp thực tiễn, tác giả đã thực hiện: - Tìm kiếm, nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài

- Đánh giá các kết quả nghiên cứu và tìm ra khoảng trống nghiên cứu - Lập kế hoạch sơ bộ cho công tác nghiên cứu

Bƣớc 2: Lập kế hoạch thực hiện

- Tác giả nghiên cứu, chỉ ra thực trạng công tác thẩm định KHCN tại MB hiện tại.

- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra trong kế hoạch, bao gồm: + Sưu tầm, thu thập tài liệu liên quan tới đề tài

Xác định đề tài nghiên cứu Lập kế hoạch thực hiện Thu thập kết quả, xử lý thông tin

+ Thu thập thêm thông tin qua việc phỏng vấn Ban lãnh đạo Khối, cán bộ nhân viên MB đang công tác trong lĩnh vực thẩm định KHCN

- Đánh giá sơ bộ các công việc đã thực hiện: thể hiện bằng Đề cương sơ bộ.

Bƣớc 3: Thu thập kết quả, xử lý thông tin

- Lựa chọn các nội dung cần đưa vào phân tích, bao gồm: + Định nghĩa tại các giáo trình

+ Thông tin về Ngân hàng tại các Báo cáo thường niên và báo cáo nội bộ của MB.

+ Phân tích thực trạng thẩm định KHCN thông qua kết quả phỏng vấn, thực tế thẩm định phát sinh tại Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng.

- So sánh với các TCTD khác, từ đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của MB trong hệ thống Ngân hàng.

- Tìm ra các giải pháp để khắc phục điểm yếu của MB nhằm nâng cao chất lượng thẩm định KHCN

- Lập dàn ý chi tiết cho công trình nghiên cứu.

Bƣớc 4: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

- Căn cứ quá trình xử lý thông tin và dàn ý chi tiết đã lập, tác giả thực hiện hoàn thiện kết quả nghiên cứu.

- Trong quá trình viết báo cáo kết quả nghiên cứu có thể bổ sung thêm các thông tin cần thiết nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.

2.2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Phương pháp luận nghiên cứu là một định hướng có hệ thống để giải quyết một vấn đề, là các thủ tục cần thiết mà qua đó các nhà nghiên cứu giải quyết các công việc như mô tả, giải thích và dự đoán các hiện tượng gọi là phương pháp luận nghiên cứu. Phương pháp luận nghiên cứu cung cấp hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của nó là đưa ra kế hoạch nghiên cứu.

Bài luận văn sử dụng và coi trọng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Khi đưa ra những phân tích, đánh giá, luận văn luôn phân tích, đánh giá các yếu tố trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Bên cạnh đó, luận văn luôn luôn

xem xét vấn đề nghiên cứu trong một trường hợp cụ thể, một điều kiện cụ thể, không tuyệt đối hóa các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng là các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của đơn vị, từ đó sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp quy nạp và diễn dịch trong giải quyết vấn đề nghiên cứu.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

- Luận văn sử dụng thông tin thứ cấp trong tìm hiểu và phân tích vấn đề. Các số liệu sử dụng được thu thập từ báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội và các dữ liệu khác từ Ngân hàng TMCP Quân Đội, bao gồm:

+ Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội các năm 2011 – 2016 + Báo cáo nội bộ của Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng – MB

+ Báo cáo nội bộ của Khối KHCN – MB

- Ngoài ra, luận văn sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các giáo trình, công trình khoa học của các tác giả đã nghiên cứu về lĩnh vực thẩm định KHCN, các bài phỏng vấn, đánh giá về tình hình phát triển kinh doanh của MB nói chung và mảng bán lẻ KHCN nói riêng.

- Thêm nữa, những ý kiến đánh giá về chất lượng thẩm định tín dụng KHCN được sử dụng trong luận văn được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, cụ thể là Ban lãnh đạo Khối và các cán bộ đang công tác tại Trung tâm, phòng ban nghiệp vụ Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng – Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn thông qua các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch phỏng vấn, gồm các nội dung:

+ Xác định mục đích phỏng vấn: Để nhằm thu thập các thông tin đánh giá về chất lượng thẩm định nói chung và chất lượng thẩm định Khách hàng cá nhân nói riêng

tín dụng; các cán bộ đang công tác tại Phòng Thẩm định KHCN – Trung tâm thẩm định Hội sở - Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng

+ Thời gian và địa điểm phỏng vấn:

 Ban lãnh đạo Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng : Ngoài giờ làm việc hành chính tại phòng làm việc của Ban lãnh đạo.

 Cán bộ tại Phòng TĐ KHCN: Trong giờ hành chính tại bộ phận làm việc của Ngân hàng.

+ Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn: Tập trung hỏi về thực trạng thẩm định KHCN và định hướng nâng cao chất lượng thẩm định KHCN trong thời gian tới tại Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng

a. Câu hỏi dành cho Ban lãnh đạo Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng

- Đánh giá về mô hình thẩm định tập trung của MB hiện tại so với mô hình phân tán cũ trước đây?

- Đánh giá chung về năng suất và chất lượng thẩm định KHCN trong thời gian vừa qua?

- Đánh giá về nhân sự thẩm định KHCN, nhân tố quyết định trong chiến lược phát triển tín dụng KHCN của Ngân hàng?

- Định hướng phát triển công tác thẩm định KHCN giai đoạn 2016 – 2020 tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ?

- Giải pháp để đạt được mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 đối với công tác thẩm định KHCN ?

b. Câu hỏi dành cho Cán bộ thẩm định công tác tại Phòng Thẩm định KHCN – Trung tâm Thẩm định Hội sở - Khối Thẩm định

- Thay đổi lớn nhất đối với CVTĐ khi chuyển đổi từ mô hình thẩm định phân tán sang mô hình thẩm định tập trung là gì?

- Việc đánh giá Khách hàng cá nhân thông qua phương pháp định lượng theo mô hình xếp hạng tín dụng có ý nghĩa gì trong công tác thẩm định?

- Khó khăn của CVTĐ trong công tác thẩm định KHCN là gì?

cao chất lượng thẩm định KHCN? Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

Tác giả hẹn gặp trực tiếp đối tượng cần phỏng vấn. Sau khi báo cáo ban lãnh đạo Khối và trao đổi nội dung công việc, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo Khối và cán bộ công tác tại Phòng TĐ KHCN – Trung Tâm thẩm định hội sở - Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng theo các câu hỏi đã được xây dựng.

Tất cả các thông tin thu thập được qua phương pháp phỏng vấn trên dùng để phân tích định tính, nhằm tìm ra các nhân tố thực tế ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định Khách hàng cá nhân tại MB.

2.3.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu được xử lý sau khi đã sàng lọc và tổng hợp đảm bảo phù hợp với thực tế. Các kết quả nghiên cứu sẽ được phân tích và tổng hợp, tạo cơ sở cho việc đưa ra các nhận xét đánh giá.

Luận văn đi sâu vào các nội dung sau:

- Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội các năm 2014 – 2016, tập trung vào các nội dung:

+ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội + Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2011 – 2016

+ Tổng quan tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2014 – 2016, bao gồm:

 Hoạt động huy động vốn

 Hoạt động cho vay

 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

+ Chiến lược phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2016 – 2020

- Báo cáo nội bộ của Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng về nhân sự, năng suất, chất lượng thẩm định tín dụng KHCN trong 03 năm 2014 - 2016

- Báo cáo nội bộ của Khối KHCN về các số liệu đạt được đối với việc phát triển tín dụng KHCN và chất lượng tín dụng trong 03 năm 2014 – 2016.

* Phương pháp phân tích:

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để phân tích, đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có tính chất tương tự nhau đã được lượng hóa theo thời gian, theo loại hình, theo cơ cấu, tỷ lệ và cách phân loại.

Luận văn thực hiện so sánh các chỉ tiêu đạt được của MB, đặc biệt là chỉ tiêu liên quan tới thẩm định tín dụng KHCN so với các tổ chức tín dụng khác (bao gồm các TCTD có quy mô và phương thức hoạt động tương đồng với MB như: Techcombank, VPBank, Sacombank) trong quá khứ từ đó đánh giá mặt tích cực và mặt hạn chế trong công tác thẩm định tại MB. Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh bao gồm: dư nợ KHCN; cơ cấu dư nợ KHCN; chất lượng dư nợ KHCN; thời gian thẩm định.

- Phương pháp phân tích dọc và phân tích ngang:

+ Phân tích dọc được sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung của các yếu tố tài chính

Luận văn thực hiện xem xét tỷ trọng về dư nợ, chất lượng nợ của KHCN so với tổng thể Khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội; xem xét tỷ trọng dư nợ của từng sản phẩm KHCN so với tổng dư nợ KHCN.

+ Phân tích ngang là so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu, cả bằng số tuyệt đối và tương đối.

Luận văn thực hiện so sánh các tiêu chí MB đã đạt được qua các năm từ 2014 đến 2016; đồng thời so sánh với các Tổ chức tín dụng khác (Techcombank; VPBank, Sacombank), từ đó đánh giá các mặt đạt được và chưa đạt được nhằm đưa ra giải pháp tối ưu. Các chỉ tiêu so sánh bao gồm: dư nợ KHCN; cơ cấu dư nợ KHCN; năng lực, kinh nghiệm CVTĐ; chất lượng tín dụng KHCN; thời gian thẩm định; năng suất thẩm định.

- Phương pháp phân tích SWOT

công tác thẩm định KHCN, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định

+ Điểm mạnh:

 MB có hơn 20 năm hình thành và phát triển, hiện tại đứng trong top 5 các Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam phát triển nhất về dịch vụ bán lẻ.

Chiến lược phát triển của MB giai đoạn 2010 – 2015 hoàn thiện xuất sắc, được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2015 tạo cơ sở cho việc phát triển nhanh, mạnh, vượt trội trong giai đoạn 2016 – 2020, tạo niềm tin cho Khách hàng khi thực hiện giao dịch tại MB.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng với mảng bán lẻ tăng nhanh trong các năm vừa qua theo đúng định hướng chiến lược của MB và xu hướng của thị trường.

 Cải tiến công nghệ Ngân hàng được Ban lãnh đạo Ngân hàng chú trọng phát triển, nhằm đưa tới cho Khách hàng các công cụ giao dịch an toàn, tiện lợi, nhanh chóng.

+ Điểm yếu

 Lực lượng Chuyên viên KHCN bán hàng ít kinh nghiệm, chủ yếu từ 1 – 2 năm, chưa nắm vững quy trình sản phẩm, chưa nhiều kinh nghiệm để đánh giá và phân tích Khách hàng

Lực lượng chuyên viên thẩm định thay đổi thường xuyên khiến cho chất lượng, quan điểm thẩm định chưa đồng nhất. Số lượng chuyên viên thẩm định tăng thêm chưa kịp so với tốc độ tăng trưởng dư nợ, dẫn tới áp lực về số lượng hồ sơ/chuyên viên thẩm định, ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định.

 Công tác ban hành quy định, quy chế tại MB còn chồng chéo gây ra khó khăn cho Chuyên viên thẩm định trong việc áp dụng văn bản và xác định thẩm quyền khi cho vay.

+ Cơ hội

 Xu hướng các TCTD tại Việt Nam đang dịch chuyển cơ cấu dư nợ, tập trung tăng trưởng tín dụng KHCN do đây là phân khúc khách hàng rộng lớn, nhu cầu tín dụng cao, lợi nhuận thu được từ đối tượng Khách hàng này tương đối lớn.

MB đang tiếp tục cải tiến cơ cấu tổ chức, theo đó tập trung toàn bộ công tác thẩm định và phê duyệt tại Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng, tạo cơ hội rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng thẩm định.

+ Thách thức

 MB đang chuyển dịch cơ cấu tập trung phân khúc thị trường bán lẻ, nâng cao tỷ lệ dư nợ KHCN trong tổng dư nợ toàn ngân hàng, đòi hỏi công tác hoạch định chiến lược nhằm nâng cao cả về dư nợ và chất lượng dư nợ KHCN phải thật rõ ràng và lâu dài.

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng KHCN nhanh tạo áp lực cho thẩm định cần phải đáp ứng về mặt thời gian thẩm định, đồng thời vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng trong tỷ lệ đã được phê duyệt.

 Công tác đào tạo Chuyên viên KHCN và Chuyên viên thẩm định phải được đặt lên hàng đầu, làm tiền đề cho phát triển tín dụng bền vững và lâu dài.

Tình trạng giả mạo giấy tờ vay vốn, giả mạo chữ ký Khách hàng đang ngày càng phổ biến, đặt ra thách thức cho MB cần phải xây dựng quy trình, quy chế cho vay rõ ràng, nghiêm ngặt nhằm hạn chế rủi ro đạo đức xuất phát từ phía Khách hàng và cán bộ nhân viên MB.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Quân đội

Thành lập ngày 04/11/1994, từ một ngân hàng có số vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên, sau hơn 22 năm phát triển, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với quy mô vốn điều lệ hơn: 17.127 tỷ đồng, số lượng điểm giao dịch đạt 269 điểm gồm: 01 trụ sở chính, 02 chi nhánh tại Lào và Campuchia, 89 chi nhánh trong nước, 176 phòng giao dịch và 01 văn phòng đại diện tại nước ngoài; quy mô nhân sự 10,656 người (Ngân hàng và các công ty con của MB) tại 31/12/2016.

Cho tới nay, sau hơn 22 năm hoạt động, MB luôn giữ vững vị thế của một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Sự phát triển vững mạnh của MB thể hiện qua tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ mạnh mẽ qua các năm. Tính tới cuối năm 2010, vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 7.300 tỷ đồng và đến cuối năm 2016 đạt ~17.127 tỷ đồng. Ngoài việc phát triển nhanh chóng mạng lưới Chi nhánh trong nước, MB còn tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 700 ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)