Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 39)

1.2 2 Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

1.2.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam hiện nay, đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hôi, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, phấn đấu đƣa Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp là nhiệm vụ then chốt, hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân. Việc mở cửa cho các dòng vốn nƣớc ngoài vào để phát triển kinh tế có rất nhiều thuận lợi nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề về hoàn thiện công tác QLNN nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của FDI đối với nền kinh tế.

Vì vậy, Nhà nƣớc phải nhận thức đúng các quy luật vận động phát triển, nắm vững và dự báo đƣợc các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội trong nƣớc và quốc tế để vạch ra các chiến lƣợc và kế hoạch phát triển, thể chế hoá các chủ trƣơng đƣờng lối về FDI thành các quy chế, luật lệ để hƣớng dẫn, định hƣớng sự

QLNN đối với FDI là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, QLNN về FDI là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại – một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Đối với một quốc gia, chính sách ngoại giao và chính sách kinh tế đối ngoại hợp thành chính sách đối ngoại, một chính sách quan trọng của bất cứ một quốc gia nào. Trong chính sách kinh tế đối ngoại thì chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là một trong những chính sách quan trọng. Vì vậy, nếu không thực hiện tốt quản lý nhà nƣớc đối với FDI thì sẽ ảnh hƣởng xấu đến chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI là một trong những mục tiêu của chính sách ngoại giao kinh tế mà Đảng và Nhà nƣớc đang ƣu tiên phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, QLNN đối với FDI nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

FDI có rất nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế nhƣng đồng thời cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực, nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả QLNN đối với FDI là một yêu cầu cần thiết khách quan.

Thứ ba, QLNN đối với FDI để nâng cao hiệu quả QLNN của cácngành, các địa phương, các vùng lãnh thổ.

Trong quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có thể vì lợi ích cục bộ địa phƣơng hoặc chạy theo thành tích trong thu hút FDI mà không tính đến hiệu quả sử dụng của các dự án FDI, vì vậy có thể gây ra tình trạng cấp phép đầu tƣ ồ ạt, cạnh tranh giữa các địa phƣơng trong thu hút FDI bằng việc thực hiện các chính sách ƣu đãi không hợp lý, dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung của cả nền kinh tế, ... hậu quả của xu hƣớng này là

cung vƣợt quá cầu, phá vỡ các cân đối cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thậm chí gây ra các tác động xấu về chính trị xã hội.

Thứ tư, QLNN đối với FDI để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn rất nhiều các Hiệp định quốc tế, cả song phƣơng và đa phƣơng. Trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập, Việt Nam phải hoàn thiện rất nhiều các quy định pháp luật và các chính sách để phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Trên cơ sở các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc tiến hành thể chế hóa những nội dung quản lý đối với FDI bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác động, định hƣớng, hƣớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ để điều chỉnh đối với FDI đảm bảo phát triển đúng định hƣớng, có hiệu quả và bền vững. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với FDI đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động cơ bản sau:

1.2.4.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch về FDI là bƣớc định hƣớng cho hoạt động FDI. Việc xây dựng, và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của FDI, phải gắn với tình hình hoạt động FDI của từng địa phƣơng, tình hình FDI của cả nƣớc và xu hƣớng hội nhập quốc tế. Mặt khác, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch về FDI phải đảm bảo tính đồng bộ, cân đối và hiệu quả.

Thông qua hoạt động này, Nhà nƣớc thực hiện việc hoạch định, định hƣớng cho hoạt động đầu tƣ của toàn bộ nền kinh tế, tiến hành xây dựng các quy hoạch đầu tƣ theo ngành, theo địa phƣơng và vùng lãnh thổ. Từ đó xây dựng danh mục các dự án ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ. Việc công bố các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đầu tƣ tại Việt Nam giúp các nhà đầu tƣ nắm bắt

hiện hoạt động đầu tƣ phù hợp với quy định pháp luật, tận dụng đƣợc các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc và từng địa phƣơng trong thu hút FDI.

Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về đầu tƣ nói chung và FDI nói riêng phải có tính động, tránh khép kín, đảm bảo sự liên kết giữa các vùng, miền, địa phƣơng, đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc, của các địa phƣơng và lợi ích của các nhà đầu tƣ. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng quy hoạch cần phải xây dựng tổ chức bộ máy QLNN thích hợp, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN, các địa phƣơng. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo chất lƣợng công tác quy hoạch, sát với thực tế, tránh quy hoạch tràn lan, không hiệu quả, gây lãng phí đất đai, tài chính. Để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, cần chú trọng đến công tác dự báo, cập nhật kịp thời tình hình trong nƣớc và quốc tế có ảnh hƣởng đến quy hoạch, đảm bảo sự thích nghi với các biến động thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Đối với các địa phƣơng, trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phƣơng cần cụ thể hóa gắn với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng, đồng thời phải làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

1.2.4.2 Xây dựng, ban hành vàhoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Pháp luật là một trong những công cụ QLNN cơ bản và quan trọng nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đủ mạnh nhằm định hƣớng, khuyến khích và điều chỉnh các hoạt động FDI trên phạm vi cả nƣớc.

Thực hiện đƣờng lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, mong muốn làm bạn với các nƣớc trong khu vực và thế giới vì hòa bình, hợp tác, phát triển, cùng có lợi của Đảng, Nhà nƣớc đã thể chế hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về

FDI thành pháp luật và thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động FDI.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về FDI đã sớm đƣợc ban hành và chia thành 02 giai đoạn chủ yếu:

* Giai đoạn 1987 – 2004:

Đây là giai đoạn có sự tách biệt giữa hoạt động đầu tƣ trong nƣớc với hoạt động FDI. Để điều chỉnh các hoạt động FDI, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 và sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung qua các năm 1992, 1996, 2000. Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang Bộ đã cụ thể hóa các quy định pháp luật thành các Nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn.

* Giai đoạn 2005 - nay

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộngđã đặt ra yêu cầu phải thay đổi các quy định pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trƣớc pháp luật, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng.

Luật Đầu tƣ 2005 đƣợc ban hành đã thống nhất các quy định pháp luật liên quan đến đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài. Luật Đầu tƣ 2005 cùng với hệ thống các văn bản pháp quy về đầu tƣ đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ liên quan đến hoạt động đầu tƣ và FDI, tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ thực hiện các các hoạt động đầu tƣ một cách thuận lợi, đúng quy định pháp luật. Cùng với Luật, Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ đã cụ thể hóa thành các văn bản pháp quy hƣớng dẫn thực hiện Luật, bao gồm:

- Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu tƣ;

- Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định về đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tƣ của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài;

- Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ quy định mức lƣơng tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam

- Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tƣ;

- Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc;

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tƣ của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

- Các thông tƣ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hƣớng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến Luật Đầu tƣ 2005.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, các quy định của Luật Đầu tƣ 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải đƣợc bổ sung, hoàn thiện để điều chỉnh các hoạt động đầu tƣ một cách phù hợp hơn.

Luật Đầu tƣ 2014 đƣợc ban hành vừa kế thừa những quy định còn phù hợp, và bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đầu tƣ 2005, tiếp tục tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luật Đầu tƣ 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 việc ban hành các Nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện luật khá chậm, gây lúng túng cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc và khó khăn cho các nhà đầu tƣ trong việc triển khai áp dụng một số quy định của luật. Mặt khác, một số văn bản pháp luật quy định về các thủ tục liên quan đến đầu tƣ, kinh doanh chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ mới. Cùng với đó, danh mục điều kiện đầu tƣ áp dụng đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc công bố,

gây khó khăn cho việc áp dụng các điều kiện đầu tƣ và thủ tục thực hiện đầu tƣ nƣớc ngoài.

Sau hơn 04 tháng kể từ ngày Luật Đầu tƣ có hiệu lực, đến tháng 11/2015, Chính phủ đã cơ bản ban hành các Nghị định hƣớng dẫn cần thiết thi hành Luật Đầu tƣ gồm:

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số điều của Luật Đầu tƣ.

- Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/9/2015 quy định về giám sát và đánh giá đầu tƣ.

* Ban hành các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hoạt động FDI có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, vì vậy, cùng với việc ban hành, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ nói chung và FDI nói riêng, Nhà nƣớc cần phải ban hành, hoàn thiện các chính sách có liên quan đến hoạt động FDI nhƣ: các chính sách về đất đai, thuế, tài chính, công nghệ, môi trƣờng, lao động, chính sách ƣu đãi đầu tƣ, chính sách phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ…

- Chính sách thuế và cácưu đãi đầu tư

Chính sách thuế, tài chính và các chính sách ƣu đãi đầu tƣ là một trong những chính sách đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm tìm hiểu trong quá trình tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ tại Việt Nam

+ Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp:

Sau gần 25 năm thực hiện, chính sách thuế đã nhiều lần đƣợc thay đổi, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 32% năm 1997 xuống còn 28% năm 2003 và giảm về mức 25% năm 2009 giúp môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Giai đoạn 1987 – 2004: với mục tiêu đẩy mạnh thu hút FDI, chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với khu vực có vốn ĐTNN về thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong nƣớc. Cụ thể, tùy theo lĩnh

vực, địa bàn đầu tƣ, các mức thuế suất ƣu đãi lần lƣợt là 10%, 15% và 20%, miễn thuế tối đa 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

Giai đoạn 2004 đến nay: Thời kỳ này, các nhà ĐTNN đƣợc hƣởng mức giá dịch vụ bình đẳng nhƣ đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Quốc hội ban hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 năm 2003 là một trong những văn bản luật đầu tiên thiết lập chế độ đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa ĐTNN với đầu tƣ trong nƣớc, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý quan trọng đáp ứng điều kiện gia nhập WTO, tạo bƣớc tiến mới về cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, bình đẳng và hấp dẫn hơn.

Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và Chƣơng trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Quốc hội ban hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 năm 2008 thay thế Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phân bổ nguồn lực, thu hẹp diện ƣu đãi theo ngành, lĩnh vực để khuyến khích và thu hút đầu tƣ có chọn lọc, phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

+ Chính sách thuế xuất, nhập khẩu:

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ra đời đã tạo lập khuôn khổ pháp lý trong việc thực hiện đƣờng lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, góp phần tạo môi trƣờng đầu tƣ chung và thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, tập trung vào những ƣu đãi thuế chủ yếu sau:Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nƣớc ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho nƣớc ngoài thì đƣợc miến thuế xuất khẩu; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo lập tài sản cố định đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)