CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phƣơng pháp nghiên cứu định tính; Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thông qua bảng hỏi nghiên cứu việc tạo động lực cho CBNV tại Trung tâm và Phƣơng pháp phỏng vấn sâu; Phƣơng pháp phân tích, thống kê và tổng hợp.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để khái quát tình hình nghiên cứu và hình thành cơ sở lý luận cho luận văn. Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã tìm hiểu và tra cứu thông tin thứ cấp từ các nguồn nhƣ: Các quy định của nhà nƣớc về lao động, tiền lƣơng; Các báo cáo, thống kê; Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí; Các luận án, luận văn, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về các vấn đề có liên quan đến động lực và công tác tạo động lực cho CBNV,…Trên cơ sở đó, tác giả chọn lọc, kế thừa các kết quả cần thiết cũng nhƣ các thông tin bổ ích có liên quan trong quá trình thực hiện luận văn.
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thông qua bảng hỏi
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho CBNV tại Trung tâm Giao dịch Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hà Nội.
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thiết kế bảng hỏi phù hợp với các đối tƣợng để thu thập những thông tin cần thiết. Các phiếu khảo sát sau khi thu về sẽ đƣợc sàng lọc, loại bỏ các phiếu không hợp lệ và sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm máy tính phù hợp để cho ra kết quả chính xác nhất.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Ngoài các thông tin thu đƣợc từ các dữ liệu thứ cấp và các kết quả có đƣợc từ việc điều tra, khảo sát thông qua bảng hỏi nghiên cứu động lực làm việc và công tác tạo động lực cho CBNV tại Trung tâm, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu đối với Ban Giám đốc Trung tâm để làm rõ thêm một số vấn đề mà các phƣơng pháp thu thập số liệu ở trên chƣa đáp ứng đƣợc.