1.3 Quản lý an toàn khai thác mặt đất một số hãng hàng không trên thế giới và
1.3.1 Quản lý an toàn khai thác mặt đất của một số hãng hàng không
Theo nghiên cứu của ICAO năm 2009, giai đoa ̣n những năm 1950 -1790 các hãng hàng không trên thế giới chưa đề cập đến vấn đề quản lý an toàn hàng không, thời kỳ này các sự cố tai nạn xảy ra chủ yếu do yếu tố kỹ thuật. Tiếp theo giai đoạn những năm 1970 -1990, khi trình độ kỹ thuật máy bay đã được cải tiến thì tai nạn sự cố xả y ra chủ yếu do vấn đề con người. Giai đoạn những năm 1990 đến nay khi trình độ kỹ thuật máy bay và con người đã được nâng cao , những sự cố tai nạn đã giảm rất nhiều thì các hãng hàng không quan tâm nhiều hơn đến phát triển hệ thống quản lý an toàn với mong muốn phòng ngừa, không có sự cố hoặc giảm thiểu xuống mức độ chấp nhận được. Giai đoạn này ICAO khuyến cáo các hãng hàng không trên thế giới phát triển hệ thống quản lý an toàn dựa trên nguyên tắc phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn trong tổ chức do: con người, quy trình, môi trường làm việc.
Tại Mỹ: Dựa trên khuyến cáo của ICAO trong tài liệu DOC 8959 xuất bản năm 2009, năm 2010 Cục hàng không liên bang Mỹ đã ban hành quy định về khuyến cáo an toàn hàng không trong đó yêu cầu tất cả các hãng hàng không mỹ
phải duy trì quản lý an toàn hàng không bao gồm: (1) chính sách và mục tiêu an toàn; (2) quản lý rủi ro; (3) đảm bảo an toàn; (4) thúc đẩy an toàn.
Về chính sách an toàn các hãng hàng không Mỹ thiết lập nên chính sách sách an toàn, xây dựng quy trình thủ tục và cơ cấu tổ chức phù hợp với nguồn lực của mình để đảm bảo thực hiện các mục tiêu an toàn đề ra. Những quy trình thủ tục an toàn hàng không là thành phần cơ bản nhất của hệ thống quản lý an toàn.
Về quản lý rủi ro các hàng hàng không Mỹ có trách nhiệm tham gia quá trình nhận diện mối nguy hiểm bằng cách phản ánh và cung cấp thông tin an toàn thông qua hệ thống báo cáo an toàn bao gồm báo cáo nhận diện nguy hiểm, đánh giá rủi ro; phân tích, nhận diện nguy hiểm trong khu vực hoạt động, truyền đạt và phổ biến kết quả nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro an toàn trong nội bộ; lãnh đạo có trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro an toàn; lãnh đạo chỉ đạo và định hướng trong hoạt động nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro an toàn đối với một vấn đề an toàn cụ thể.
Về đảm bảo an toàn để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tài chính các hãng hàng không Mỹ duy trì song song, không tách rời cả hai hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn.
Về việc thúc đẩy an toàn cục hàng không liên bang Mỹ khuyến cáo các hãng hàng không phải xây dựng và thúc đẩy văn hóa an toàn hàng không, trong đó đặc biệt nhấn mạnh văn hóa chủ động báo cáo an toàn và không trừng phạt. Các hãng hàng không Mỹ quan tâm thúc đẩy phát triển văn hóa an toàn trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố con người trong tổ chức mà họ gọi là văn hóa tổ chức hàng không. Văn hóa trong tổ chức hàng không bao gồm: những giá trị cốt lõi; những niềm tin; truyền thống; nguyên tắc ứng xử; sứ mệnh; đo lường các chỉ số cơ bản, trách nhiệm với nhân viên, trách nhiệm với khách hàng và trách nhiệm với cộng đồng.
Tại châu Âu: Dựa trên khuyến cáo của ICAO trong tài liệu DOC 8959 xuất bản năm 2009, hiệp hội hàng không châu Âu gồm 33 hãng trong đó có các hãng hàng không lớn như: Anh, Pháp, Đức, Séc, Thụy Sĩ… đã phát triển hệ thống quản
lý an toàn hàng không gồm: (1) chính sách và mục tiêu an toàn; (2) điều tra an toàn; (3) quản lý rủi ro; (4) báo cáo an toàn.
Về chính sách an toàn các hãng hàng không châu Âu phát triển và áp dụng hệ thống quản lý an toàn chủ động hướng tới hệ thống quản lý an toàn dự báo. Hệ thống này dựa trên các dữ liệu thống kê và ủng hộ việc chia sẻ công khai các thông tin về an toàn trong công ty và khuyến khích mọi nhân viên báo cáo về các sai lỗi, các mối nguy hiểm và các vấn đề liên quan [10].
Về điều tra an toàn các hãng hàng không châu Âu xây dựng hệ thống điều tra an toàn là nội bộ gồm các bước: Ra quyết định điều tra và thành lập tổ điều tra; thu thập thông tin, bằng chứng xác thực; phân tích thông tin, bằng chứng xác thực và xác định nguyên nhân; tổng hợp và lập báo cáo điều tra [10].
Về quản lý rủi ro các hàng hàng không châu Âu quan tâm hàng đầu đến công việc nhận diện rủi ro bao gồm các bước căn bản là xác định các mối nguy hiểm chung, phân tích mối nguy hiểm chung thành các mối nguy hiểm cụ thể và liên hệ các nguy hiểm với các hậu quả có thể xảy ra. Sau khi nhận diện được rủi ro là công đoạn đánh giá rủi ro để xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố [10].
Tại châu Á Thái Bình Dương: Dựa trên khuyến cáo của ICAO trong tài liệu DOC 8959 xuất bản năm 2009, ICAO khuyến nghị hiệp hội hàng không khu vực châu Á Thái Bình Dương đề xuất các hãng hàng không trong khu vực xây dựng hệ thống quản lý an toàn hàng không. Trên thực tế các hãng hàng không khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng thiết kế hệ thống quản lý an toàn tương tự như các hãng hàng không châu Âu như các nội dung đã trình bày ở trên. Ngoài ra, các hãng hàng không trong khu vực tham gia định kỳ họp 6 tháng một lần để tổng hợp báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm quản lý an toàn trong khai thác bay và trong khai thác mặt đất, các hãng này họ đã học hỏi lẫn nhau, những lỗi hệ thống và lỗi do con người và tổ chức đều được chỉ ra trong bản báo cáo, kết quả là các sự cố tai nạn cho con người và phương tiện giảm đáng kể.
Theo bản báo cáo của ICAO tháng 6 năm 2013, số vụ tai nạn hàng không năm 2012 của các chuyến bay thương mại giảm đáng kể so với năm 2010 và 2011 như bảng 1.5 dưới đây.
Bảng 1.5: Bảng thống kê tai nạn hàng không năm 2010, 2011 và 2012 Năm Số vụ tai nạn Số vụ tai nạn / Triệu chuyến bay
2010 121 4.2
2011 126 4.2
2012 99 3.2
Nguồn: Báo cáo tai nạn hàng không của ICAO tháng 6 năm 2013