Phƣơng pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 46 - 119)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc trong các năm 2011 – 2014 về tình hình kinh tế - xã hội, việc triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách; chất lƣợng, hiệu quả các dự án hoàn thành, tác giả luận văn đã so sánh số liệu giữa các năm, các dự án khác nhau để từ đó nêu ra đƣợc cả những thành tựu, cũng nhƣ các mặt hạn chế.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Tổng quan về huyện Đông Anh và các dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Đông Anh

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh ảnh hưởng đến quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành của Thủ đô, đƣợc thành lập ngày 31/5/1961 theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ. Đông Anh có một thị trấn và 23 xã, thị trấn Đông Anh là trung tâm hành chính của huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội 22km theo Quốc lộ 3.

* Vị trí địa lý:

Đông Anh là huyện nằm phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội. Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích tự nhiên là 18.230 ha .Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Gia Lâm; phía Nam giáp quận Tây Hồ; phía Tây, Tây Nam giáp huyện Mê Linh và quận Bắc Từ Liêm.

Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đƣờng sắt chạy qua: tuyến Hà Nội – Thái Nguyên và tuyến Hà Nội – Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đƣợc nối với nội thành Hà Nội bằng đƣờng quốc lộ 3 và đƣờng cao tốc Thãng Long- Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7.5km.

Với vị trí thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Trên địa bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ƣơng, thành phố và huyện, trong đó có 4 doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài đã đi vào hoạt động. Trong thời gian tới, các dự án đầu tƣ sẽ còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.

* Thời tiết, khí hậu:

Nhiệt độ trung bình hằng năm của Đông Anh là 250C, hai tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thƣờng xảy ra là vào tháng 7 là 37,50C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình của tháng là 1 là 130C.

Độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các tháng trong năm, thƣờng dao động trong khoảng 80-87%.

Số ngày mƣa trong năm khoảng 144 ngày với lƣợng mƣa trung bình hằng năm 1600-1800 mm. Trong mùa mƣa (tháng 5 đến tháng 10), tập trung tới 85% lƣợng mƣa toàn năm. Mƣa lớn nhất vào tháng 8, với lƣợng mƣa trung bình 300-350 mm.

* Địa hình:

Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã Tây Bắc của huyện nhƣ Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tƣơng đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao. Các xã Đông Nam nhƣ Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tƣơng đối thấp, hầu hết đất canh tác là diện tích có địa hình thấp và trũng nên thƣờng ngập úng. Tỷ lệ đất khu vực cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất khu vực cao trung bình chiếm 56,2% còn đất khu vực trũng chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14m, chỗ thấp nhất là 3,5m, trung bình cao 8m so với mực nƣớc biển.

* Đất đai:

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng bãi đất ven sông. Đất vùng ven sông nhiều phù sa, đƣợc bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu.

Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212m2/hộ. Bình quân đất nông nghiệp cho một lao động là 151m2/1 lao động. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất làng xóm, bao gồm đất ở, dất vƣờn và các công trình dịch vụ trong các thôn xóm có diện tích 1940 ha, bình quân đất sinh hoạt tại khu vực nông thôn là 364m2/hộ.

* Thủy văn:

Nƣớc mƣa là nguồn nƣớc chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện Đông Anh. Lƣợng mƣa trung bình hàng nãm là 1600 -1800 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm. Mùa mƣa thƣờng có hiện tƣợng ngập úng ở các xã vùng trũng.

Mạng lƣới sông, hồ, đầm trong nội huyện: không có sông lớn chảy qua nội huyện, các sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ nằm ở ranh giới phía Nam, phía Bắc và phía Đông Nam của huyện.

Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì là một đầm lớn, có diện tích 130ha, mức nƣớc trung bình là 6m, cao nhất là 8,5m, thấp nhất là 5m, đầm này đƣợc nối với sông Thiếp, có vai trò quan trọng trong điều hòa nƣớc.

3.1.1.2. Dân số và lao động

Tính đến 31/12/2014, dân số huyện Đông Anh là 380.438 ngƣời( nguồn từ báo cáo Trung tâm dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Đông Anh). Trong đó dân số tại khu vực đô thị( thị trấn Đông Anh) là 28.964 ngƣời, chiếm 7,6%; dân số khu vực nông thôn là 351.474 ngƣời chiếm tỷ lệ 92,4%.

Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 228.260 ngƣời chiếm gần 60% dân số.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Theo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2010-2015, Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ Huyện Đông Anh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ thời cơ, khai thác mọi nguồn lực chủ động khắc phục khó khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội có mức tăng trƣởng, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật, chất tinh thần của nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn tăng 1,34 lần so với năm 2010 (không tính liên doanh), tốc độ tãng trƣởng bình quân trong 5 năm đạt 8,3% (chỉ tiêu Đại hội điều chỉnh từ 8-8,61%). Giá trị gia tăng các ngành kinh tế thuộc Huyện quản lý tăng 1,46 lần so với nãm 2010, tốc độ tãng trƣởng bình quân 5 năm đạt 7,8%. Bình quân thu nhập đầu ngƣời năm 2015 đạt 29 triệu/ngƣời/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hƣớng, tăng tỷ trọng ngành Thƣơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Công nghiệp- XD, Nông nghiệp.(Tỷ trọng ngành Thƣơng mại-dịch vụ chiếm 6,26% (nãm 2010: 4,6%); công nghiệp - XD chiếm 91,53% (nãm 2010: 92,6%), nông - lâm - thủy sản chiếm 2,21% (năm 2010: 2,8%)), trong đó:

- Thương mại, dịch vụ phát triển và tăng trưởng khá, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 11,5% (chỉ tiêu Đại hội là 12,86 %). Hệ thống chợ, trung tâm thƣơng mại đã đƣợc quy hoạch; tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo phƣơng thức xã hội hóa, đến nay đã chuyển đổi đƣợc 17 chợ đƣa vào hoạt động có hiệu qủa. Hoạt động dịch vụ vận tải, bƣu điện, tín dụng ngân hàng... phát triển mạnh. Công tác quản lý thị trƣờng đƣợc tăng cƣờng, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hoạt động sản xuất và kinh doanh trái pháp luật.

Hoạt động dịch vụ, du lịch đƣợc tập trung chỉ đạo, có nhiều giải pháp tăng cƣờng tuyền truyền, quảng bá du lịch thu hút đông đảo du khách, trong nƣớc và quốc tế tới tham quan, qua đó giới thiệu đƣợc những nét văn hóa đặc sắc, các sản phẩm truyền thống của Đông Anh. Đã tổ chức và xây dựng các tuyến, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn Huyện, tiêu biểu nhƣ: di tích Cổ Loa, di tích Đền Sái, rối nƣớc Đào Thục, trƣờng quay Cổ Loa.

- Công nghiệp - XD: Mặc dù chịu tác động nhiều của suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính song ngành công nghiệp – XD trên địa bàn huyện (không tính liên doanh) vẫn có mức tăng trƣởng khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 8,3 %. Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt giá trị sản xuất khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng mạnh (năm 2015 tăng 1,5 lần so với năm 2010). Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề phát triển, hoạt động có hiệu quả, sản phẩm đƣợc tiêu thụ mạnh trên thị trƣờng.

- Mặc dù giảm về tỷ trọng nhưng ngành nông nghiệp được phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp sạch, sinh

thái và đô thị có giá trị cao. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình hỗ trợ phát triển sản xuất nhƣ: hỗ trợ giống, đầu tƣ hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, phát triển, mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh; Mô hình kinh tế trang trại không ngừng đƣợc mở rộng và tập trung chăn nuôi ở xa khu dân cƣ với đa dạng các loại vật nuôi giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho hàng nghìn lao động tại chỗ (có 3 mô hình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGab, được Thành phố đánh giá là một trong những huyện đứng đầu trong công tác phát triển chăn nuôi.) Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 45,48% (năm 2010) xuống còn 40,64% (năm 2015); ngành chăn nuôi tăng từ 54, 52% (năm 2010) lên 59,36 % (năm 2015).

- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng được tăng cường, đảm bảo thực hiện tốt Luật ngân sách Nhà nƣớc, Luật đầu tƣ, Luật kế toán... Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển trên địa bàn. Chủ động triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn thu theo Luật Thuế, phí thu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo thu chi ngân sách thƣờng xuyên, tãng chi đầu tƣ phát triển, đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao. Việc quản lý, điều hành thu, chi ngân sách đảm bảo đúng Luật và nghị quyết Hội đồng nhân dân Huyện. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn trung bình hàng năm đạt 1.482 tỷ đồng; Tổng chi ngân sách trung bình mỗi năm đạt 1.510 tỷ đồng. Thu tiền sử dụng đất và đấu giá QSD đất trung bình mỗi năm đạt 371,6 tỷ đồng

- Đối với các nhóm dự án công trình trọng điểm: Mặc dù đƣợc tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ 2010 - 2015, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm điểm tiến độ dự án, đồng thời tìm mọi giải pháp để huy động nguồn lực thực hiện tiến độ đề ra. Tuy nhiên, do biến động của Quy hoạch xây dựng trên địa bàn Huyện; tác động của suy giảm kinh tế, thị trƣờng bất động sản trầm lắng dẫn đến khó khăn về nguồn vốn; chế độ chính sách liên quan đến công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản có sự điều chỉnh, thay đổi nên tiến độ thực hiện của hầu hết các nhóm công trình trọng điểm chƣa đạt. Một số dự án nằm trong nhóm công trình

trọng điểm phải tiến hành điều chỉnh cả phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, vị trí địa điểm, nội dung đầu tƣ, tính chất đầu tƣ, phƣơng thức huy động nguồn vốn...

- Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, trật tự xây dựng đô thị, đƣợc tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực

+ Là huyện hoàn thành sớm nhất quy hoạch phân khu đô thị. Đã tích cực phối hợp với các sở, ngành Thành phố lập nhiệm vụ, đồ án của 15 phân khu đô thị; thẩm đinh 12/15 phân khu, phê duyệt 12 phân khu và công bố rộng rãi, bàn giao theo đúng qui định. Hoàn thiện việc lập và phê duyệt quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn tại 3 xã và qui hoạch NTM của 20 xã. Lập xong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị tại xã Tiên Dƣơng, Uy Nỗ - Thị trấn Đông Anh, khu di dân TĐC phục vụ các dự án thành phần bảo tồn, tôn tạo di tích Cổ Loa, trung tâm xã Mai Lâm; tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các khu vực chức nãng thuộc trung tâm 13 xã và phê duyệt Đồ án QHCT khu chức năng đô thị.

+ Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhất là các công trình giao thông nông thôn, góp phần cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa đáng kể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ phát triển KT-XH và giải quyết các bức xúc dân sinh.

+ Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ đƣợc tập trung chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt việc triển khai giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của trung ƣơng, Thành phố và Huyện.

Trong 5 năm, toàn Huyện có tổng số 150 dự án phải giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích đất đã hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ là 400 ha, trong đó nổi bật là đáp ứng đúng tiến độ của các dự án: Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đƣờng Võ Văn Kiệt, Cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân và tuyến đƣờng Võ Nguyên Giáp, Bệnh viện nhiệt đới và nhiều dự án khác.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của Đông Anh giai đoạn 2011-2015 Các chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng Dân số % 1,87 1,85 1,85 1,68 1,70 Tốc độ tăng trƣởng % 16,19 14,19 12,05 12,5 12,6 GDP (giá năm 2006) Tỷ đồng 2646 2736 3935 4270 4315 GDP bình quân/ngƣời USD 330 426 500 960 965

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội) Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

* Thuận lợi:

- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất định nhất là điều kiện địa chất, thủy văn, hệ thống giao thông tƣơng đối đồng bộ nên khi triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng công trình trên địa bàn có thể tiết kiệm chi phí đầu tƣ, tiến độ có thể đƣợc đẩy nhanh hơn.

- Công tác quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đƣợc lập, phê duyệt công bố công khai; bên cạnh đó hệ thống hạ tầng khung đƣợc Trung ƣơng, Thành phố đầu tƣ ( đƣờng 5 kéo dài, cầu Đông Trù; cầu Nhật Tân, đƣờng Võ Nguyên Giáp...) đƣợc đƣa vào sử dụng là một trong những nhân tố thuận lợi trong khai thác các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực đất đai tăng thu ngân sách cho huyện đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch bố trí vốn đầu tƣ xây dựng.

* Khó Khăn:

- Việc thu hồi đất giải phòng mặt bằng cũng gặp không ít khó khăn trong công tác bồi thƣờng, bố trí tái định cƣ, chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất; những năm tới huyện chuẩn bị GPMB khoảng 3.000ha đất

cho phát triển đô thị ƣớc tính khoảng 15.000 hộ gia đình bị ảnh hƣởng từ thu hồi đất.

- Việc dự báo tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn chƣa theo kịp thực tế đồng thời không lƣờng hết các khó khăn, thách thức do phát triển đô thị tạo ra.

3.1.3. Tổng quan về các dự án đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 46 - 119)