L ỜI NÓI ĐẦU
1.3.3. Các nghiên cứu nước ngoài
Năm 2003, Bjorn Liaset và cộng sự đã nghiên cứu thủy phân phế liệu (phần xương sau khi phile tách thịt) cá hồi bằng enzyme Protamex ở điều kiện nhiệt độ 550C, pH tự nhiên là 6,5, nồng độ enzyme là 11,1 AU/kg protein thô với tỷ lệ phế liệu trên nước là 1,14. Sau 6 giờ thủy phân, kết quả thu được thủy phân giàu các acid amin thiết yếu và acid béo có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực [19].
Năm 2004, Suthasinee Nilsang và cộng sự ở trường ĐH Mahidol – Thái Lan đã dùng hai loại enzyme protease là Flavouzyme 1000L và Kojizyme 800L bổ sung để thủy phân dịch thải từ quy trình cá ngừ đóng hộp để sản xuất dịch đạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện tối ưu khi sử dụng Flavouzyme 1000 L bổ sung vào thủy phân là 450C, nồng độ enzyme là 50 LAPU/g protein (5%), nồng độ cơ chất 20% (w/w) ở tại pH tự nhiên của nguyên liệu (5,9 – 6), thời gian thủy phân là 6 giờ thì DH đạt 62%. Đối với Kjoizyme 800L điều kiện tối ưu là ở 500C,nồng độ enzyme là 40 LAPU/g protein (5%), nồng độ cơ chất 20% (w/w) ở pH tự nhiên, thời gian thủy phân là 6 giờ thì DH đạt 68% [20].
Năm 2011, tạp chí Nghiên cứu lương thực quốc tế công bố nghiên cứu của khoa Khoa học và công nghệ trường Đại học Kebangsaan Malaysia, Malaysia về nghiên cứu tối ưu hóa thủy phân phụ phẩm cá hồi (da, xương, đầu) bằng enzyme Acalase 2,4L. Đề tài đã đưa ra các thông số của quá trình thủy phân, nghiên cứu điều kiện tối ưu là nhiệt độ 55,300C và độ pH của 8,39 và được tìm thấy là điều kiện tối ưu để có được mức độ cao nhất của thủy phân (77,03%) khi sử dụng Alcalase. Sản phẩm thu được có thành phần chủ yếu là các acid amine và có cả các amino acid. Protein thủy phân từ da cá hồi có thể phục vụ trong công nghiệp như các nguồn protein khác từ thủy sản. Bên cạnh đó lại tận dụng được nguồn phụ phẩm giàu protein với số lượng lớn phổ biến ở đất nước này [17].
Năm 2010, M. Ali cùng cộng sự đã nghiên cứu tối ưu hóa quá trình thủy phân nội tạng cá ngừ vây vàng bằng cách sử dụng enzyme Neutrase. Sử dụng nghiên cứu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng. Mức độ thủy phân được ước tính dựa theo các điều kiện: hoạt độ enzyme, nhiệt độ và thời gian thủy phân. Qua quá trình nghiên cứu các tác giả đã có kết luận rằng hoạt độ enzyme là 39,61 AU/ kg
protein, nhiệt độ là 530C và thời gian thủy phân là 141 phút là điều kiện tối ưu. Sản phẩm thủy phân có hàm lượng protein tương đối cao là 74,56%, lipid là 1,86%. Đánh giá chất lượng cho thấy sản phẩm thủy phân này có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người trưởng thành [16].
Năm 2001, Bjorn Liaset và cộng sự đã nghiên cứu thu hồi nitơ trong cá hồi Đại Tây Dương bằng cách thủy phân bởi enzyme Protamex. Nghiên cứu cho thấy ở thí nghiệm thứ nhất bố trí thí nghiệm ở pH = 5,4 – 7,7, nhiệt độ 36 – 500C, tỉ lệ E/S = 30 – 90 AU/kg protein. Qua nghiên cứu quá trình thủy phân cho thấy tỉ lệ E/S = 90 AU/kg protein, nhiệt độ là 500C, pH = 7,7, thời gian là 121 phút thì thu hồi nitơ cao nhất là 76%. Ở thí nghiệm thứ 2 nghiên cứu ở điều kiện pH = 6,5 – 7,6, nhiệt độ = 50 – 560C còn các yếu tố khác tương ứng thì thấy hiệu suất thu hồi nitơ có xu hướng giảm. Thí nghiệm 3 nhiệt độ tối ưu là 500C, pH = 6,5 sau thời gian thủy phân là 60 phút thấy thu hồi nitơ đạt 43 – 61 % bằng cách thay đổi E/S từ 10 – 90 AU/ kg protein thì thấy ở tỉ lệ E/S = 90 là cao nhất nếu tăng thời gian thì hiệu suất thu hồi tăng không đáng kể [18].
Nhận xét: qua phần tổng quan đã nêu lên được các yếu tố liên quan tới vấn đề nghiên cứu như: tổng quan về cá nục, tổng quan về enzyme, các phương pháp thủy phân…Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng thủy phân protein bằng enzyme là có khả năng thu được sản phẩm có chất lượng tốt. Khi sử dụng một enzyme đơn lẻ thì có thể sẽ không hiệu quả bằng kết hợp. Nhóm nghiên cứu kết hợp thủy phân cá nục gai bằng cả enzyme đơn lẻ và kết hợp. Riêng đề tài này nghiên cứu kết hợp hai enzyme Protamex và Flavouzyme để thủy phân đối tượng cá nục gai. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm về hướng sử dụng hỗn hợp enzyme để thủy phân protein cá có thể sử dụng trong thủy phân cá.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.