Về việc nhận dạng, phân tích, đo lƣờng, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 76)

- Tính hợp pháp và giá trị của tài sản đảm bảo;

3.5.2. Về việc nhận dạng, phân tích, đo lƣờng, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro tín dụng.

soát rủi ro tín dụng.

- Những ưu điểm: Ý thức được hoạt động Quỹ tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, năm 2013 Ban lãnh đạo Quỹ có sự chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro rủi ro cấp bảo lãnh. Định kỳ kiểm tra kiểm soát việc thực hiện trích lập dự phòng theo quy định đồng thời kiểm soát chặt chẽ các món vay từ khi mới có hồ sơ xin vay vốn hay xin cấp bảo lãnh. Về hoạt động tín dụng, Ban lãnh đạo Quỹ nhận biết được khá đầy đủ các loại rủi ro tín dụng trong điều kiện môi trường hoạt động kinh

doanh tại Hà Giang và định lượng các loại rủi ro tín dụng theo đặc điểm hoạt động, chính sách tín dụng và năng lực của Quỹ.Về nghiệp vụ tín dụng, Quỹ đã xây dựng được quy trình tín dụng khá đầy đủ và kỹ càng, trong đó: Có sự phân công, phân nhiệm giữa cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nhiệm vụ. Đảm bảo tính độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng kế toán, giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng bảo vệ tài sản, thu chi tiền. Việc xét duyệt và phê chuẩn tín dụng cũng được quy định khá chặt chẽ. Tồn tại sự kiểm soát quá trình xử lý thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động tín dụng Quỹ như : kiểm soát chứng từ giải ngân, kiểm soát sự cập nhật vào hệ thống xử lý. Quy định về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo. Thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá tính hiệu quả và rủi ro của danh mục cho vay.

- Những tồn tại.

Chưa phân tích và định lượng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và chưa xây dựng một quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế các loại rủi ro này và không có các kế hoạch để đối phó trong các trường hợp có biến động đột xuất của môi trường kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi công nghệ…. Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin. Các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng chưa cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Ví dụ như: trách nhiệm về sự xác thực của các thông tin nêu trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra khách hàng, nội dung kiểm tra, định kỳ kiểm tra đối với từng khoản vay và tài sản đảm bảo. Trong quy trình tín dụng, chưa có quy định về việc ghi nhận vào sổ nhật ký tín dụng đối với từng khách hàng để tiện

việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng. Thông thường, khi một cán bộ tín dụng nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác, các hồ sơ vay do cán bộ đó đang phụ trách thường không được theo dõi tiếp sau đó một cách đầy đủ cho đến khi phát sinh nhu cầu vay tiếp theo có thể gặp khó khăn đối với cán bộ tín dụng mới do Quỹ không có quy định rõ ràng về trách nhiệm bàn giao và nội dung bàn giao các hồ sơ tín dụng giữa các cán bộ tín dụng. Sự phân công cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay không hợp lý, không đánh giá dựa trên năng lực thẩm định và số lượng hồ sơ đang quản lý của cán bộ tín dụng dẫn đến kết quả thẩm định, phân tích khoản vay có thể không chính xác. Hiệu quả xử lý đối với các khoản nợ xấu còn nhiều hạn chế, không theo dõi đầy đủ quá trình thực hiện thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ để đánh giá đúng các nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho tiến độ xử lý nợ chậm. Hệ thống báo cáo tín dụng , cấp bảo lãnh vẫn chưa kịp thời và đảm bảo độ chính xác. n tích tập trung. Các báo cáo chỉ thể hiện số liệu nhiều hơn là chỉ ra các nguyên nhân biến động.

3.5.3.Về chất lƣợng và hiệu quả của Bộ phận Giám sát tín dụng.

- Những ưu điểm: Đối với hoạt động tín dụng, cấp bảo lãnh Quỹ có quy định các trưởng phòng nghiệp vụ bảo lãnh, trưởng phòng nghiệp vụ Đầu tư, Giám đốc, phó giám đốc ban điều hành trách nhiệm giám sát danh mục cho vay, cấp bảo lãnh của đơn vị mình và kiểm soát việc thực hiện nghiệp vụ của các nhân viên tín dụng thuộc cấp. Chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ thông qua các cuộc kiểm soát nội bộ, đặc biệt đối với kiểm tra cấp bảo lãnh, cấp tín dụng. Việc kiểm toán định kỳ được thực hiện tại Quỹ theo kế hoạch hàng năm. Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm (yêu cầu bắt buộc).

- Những tồn tại: Hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp. Chỉ đến khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, mới bắt đấu truy tìm

nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát Quỹ như Thanh tra Quỹ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ chưa đồng bộ. Trong khi, các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa được đánh giá một cách độc lập, khách quan. Đội ngũ kiểm toán nội bộ Quỹ còn thiếu về số lượng và chất lượng chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)