Các hoạt động hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GP bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 62)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ

2.1.3. Các hoạt động hiện nay

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:

+ Nhận tiền của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc khi đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận.

+ Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài.

+ Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc dƣới hình thức tái cấp vốn. + Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Với lãi suất và chính sách khuyến mãi hấp dẫn, mạng lƣới đƣợc mở rộng, hoạt động quảng bá thƣơng hiệu đƣợc triển khai hiệu quả, uy tín, lòng tin của ngƣời dân, của khách hàng đối với GP.Bank tăng lên, do đó tốc độ huy động vốn của GP.Bank trong những năm qua là khá cao. Năm 2007, tổng số vốn huy động là 6.003 tỷ đồng, năm 2008 là 7.175 tỷ đồng, năm 2009 là 14.770 tỷ đồng. 0 5000 10000 15000 20000 25000 2007 2008 2009 2010 Tổng huy động Tỷ lệ huy động KHCN

Nguồn: BCTC GP.Bank năm 2007, 2008, 2009, 2010

Biểu 2.1. Tình hình huy động vốn của GP.Bank

Với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, sự ổn định về chính trị và hội nhập của nền kinh tế, thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của ngƣời dân Việt Nam đang thay đổi. Lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao. Huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng tƣơng đối ổn định trong tổng huy động của ngân hàng, năm 2007 là 66%, 57% năm 2008, 56% năm 2009 và năm 2010 là 67%. Huy động ổn định từ khu vực dân cƣ đã góp phần duy trì

ổn định thanh khoản toàn hệ thống GP.Bank trong năm 2010. Đến 31/12/2010 vốn huy động và vốn vay (bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá - bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi) của GP.Bank đạt 23.304 tỷ đồng. Trong đó nguồn huy động từ dân cƣ và phát hành giấy tờ có giá là 16.325 tỷ đồng, tƣơng đƣơng chiếm 70% tổng huy động, tăng 12% so với năm 2009. Tỷ lệ tổng vốn huy động trên vốn điều lệ là 7,7 lần. Mức tăng trƣởng này có đƣợc do GP.Bank kịp thời đƣa ra các định hƣớng và lãi suất phù hợp trong từng gia đoạn biến động của thị trƣờng trong năm 2010.

Tuy nhiên, GP.Bank vẫn chậm hơn ở việc áp dụng các sản phẩm huy động mới, ví dụ nhƣ chƣa huy động tiền gửi tiết kiệm vàng mà một số NHTM cổ phần đã làm rất tốt nhƣ: ACB, SacomBank, EximBank....

2.1.3.2. Hoạt động cho vay:

GP.Bank cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dƣới các hình thức cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

- GP.Bank cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dƣới các hình thức sau đây: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

+ Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

- GP.Bank bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Tổng dƣ nợ tín dụng của GP.Bank tăng qua các năm: Dƣ nợ năm 2007 là 1.719 tỷ đồng, năm 2008 là 3.140 tỷ đồng, năm 2009 đã tăng lên đến 5.986 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ tín dụng tính đến ngày 31/12/2010 tăng 48% so với năm 2009, đạt 8.852 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC GP.Bank năm 2007, 2008, 2009, 2010

Biểu 2.2. Tình hình tín dụng của GP.Bank

Xét về thời hạn vay, năm 2009, tổng dƣ nợ ngắn hạn là 3.454 tỷ đồng, chiếm 58% và dƣ nợ trung, dài hạn là 2.532 tỷ đồng, chiếm 42%; năm 2010 tổng dƣ nợ ngắn hạn là 6.017 tỷ đồng, chiếm 68% và dƣ nợ trung, dài hạn là 2.835 tỷ đồng, chiếm 32%. 1.834 3.454 6.017 2.835 1.391 2.532 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 2008 2009 2010

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dài hạn

Nguồn: BCTC GP.Bank năm 2008, 2009, 2010

Biểu 2.3. Dƣ nợ của GP.Bank theo kỳ hạn

Trong năm 2010, GP.Bank đã thu xếp vốn cho các Dự án lớn nhƣ: Dự án Thuỷ điện Bản Chát (Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tƣ), Dự án mua tàu trọng tải cỡ lớn (Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu (VIPCO) làm chủ đầu tƣ). Một vấn đề đáng khích lệ nữa, là việc GP.Bank đã cung ứng vốn hàng trăm tỷ đồng để thực hiện chủ trƣơng lớn của Thủ tƣớng Chính phủ là thu mua hết lúa gạo của nông dân. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính, kinh doanh

Lilama, Tổng công ty Phát triển đƣờng cao tốc Việt Nam, Công CP Vận tải Xăng dầu VITACO, Công ty cơ điện Trần Phú...

Tuy nhiên, với những cố gắng trên nhƣng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động trong năm 2010 chỉ đạt 38%, giảm so với năm 2009 (41%). Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của GP.Bank còn thấp, chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao mặc dù GP.Bank đã áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, tăng thẩm quyền cho chi nhánh quyết định về lãi suất trong một biên độ nhất định, đó là do: NHNN kiểm soát và hạn chế qui mô tín dụng (toàn ngành tăng trƣởng dƣới 30%), công tác tăng trƣởng tín dụng của GP.Bank còn chƣa hiệu quả, kế hoạch phát triển, tìm kiếm khách hàng mới chƣa phát huy thật tốt... Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản thấp trong khi các hoạt động phi lãi suất của ngân hàng chƣa phát triển cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế về thu nhập của GP.Bank.

Bên cạnh đó, GP.Bank có nguy cơ chịu rủi ro cao do khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ còn chƣa cao,... những khoản nợ khó đòi từ các dự án thời gian qua (nhƣ khoản nợ của Công ty trách nhiệm hữu hạn thƣơng mại Đại Hữu, Công ty cổ phần kinh doanh thƣơng mại dịch vụ Cao Cƣờng, Công ty kinh doanh thép Thái Sơn...) cho thấy GP.Bank còn yếu trong quản lý, đặc biệt khâu thẩm định, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay của GP.Bank.

Hiện nay, GP.Bank đang hƣớng đến khách hàng chiến lƣợc là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣng hoạt động có hiệu quả và nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

2.1.3.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán:

- Hoạt động thanh toán trong nƣớc:

Hiện nay, cùng với mạng lƣới CN và PGD ngày càng đƣợc mở rộng hơn cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại Core Banking T24, chất lƣợng hoạt động thanh toán của GP.Bank đã có nhiều tiến bộ.

Bảng 2.1. Thu nhập từ hoạt động thanh toán trong nƣớc của GP.Bank

Năm 2007 2008 2009 2010

Thu nhập (tỷ đồng) 940 2.903 5.467 7.637

Nguồn: BCTC GP.Bank năm 2007, 2008, 2009, 2010 Năm 2007, tổng thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc của GP.Bank mới đạt 940 tỷ đồng, đến 31/12/2010 con số này đã là 7.637 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009.

- Hoạt động thanh toán quốc tế:

Hiện nay, Phòng thanh toán quốc tế có một đội ngũ nhân viên khá vững vàng về nghiệp vụ và chuyên nghiệp, tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng và hỗ trợ rất nhiều cho các chi nhánh.

Bảng 2.2. Tình hình thanh toán quốc tế của GP.Bank

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010

Doanh số thanh toán quốc tế

(triệu USD) 60,8 106,2 131,2

Doanh số chuyển tiền nhanh (WU)

(tỷ VND) 20,3 27,8 48,2

Phí dịch vụ thanh toán quốc tế

(nghìn USD) 145,2 160,4 208,0

Nguồn: BCTC GP.Bank năm 2008, 2009, 2010 Doanh số thanh toán quốc tế năm 2010 đã tăng lên hơn 115% so với 2008. Doanh số chuyển tiền nhanh tăng từ 20.3 tỷ đồng (năm 2008) lên 48.2 tỷ đồng (năm 2010). Phí dịch vụ thanh toán quốc tế cũng tăng từ 145.2 nghìn USD (năm 2008) lên 208 nghìn USD (năm 2010).

Để phục vụ cho hoạt động ngoại hối, thanh toán quốc tế và thanh toán trong nƣớc, GP.Bank đã sử dụng dịch vụ Reuters 3000Xtra (cung cấp các thông tin tài chính cập nhật liên tục và đáng tin cậy) và Reuters Dealing 3000 nội địa (một kênh giao dịch chuyên nghiệp với 30 ngân hàng trong nƣớc và quốc tế tại Việt Nam), là

những công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay.

Mạng lƣới Ngân hàng đại lý của GP.Bank đã phát triển với khoảng 300 chi nhánh thuộc 62 ngân hàng tại 47 quốc gia. Tuy nhiên, so với các NHTMCP khác trong nƣớc, con số này mới chỉ ở mức thấp, do đó đây cũng là mặt hạn chế của GP.Bank.

Năm 2011, GP.Bank định hƣớng hoạt động thanh toán Quốc tế ở các mặt: Mở rộng và phát triển mạng lƣới ngân hàng đại lý trên toàn cầu, mở rộng quan hệ với các định chế trong nƣớc; Đẩy mạnh sản phẩm kiều hối; Khai thác các sản phẩm mới do các ngân hàng đại lý chào để đƣa vào áp dụng cho các chi nhánh trong hệ thống... giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế tại GP.Bank chuyên nghiệp và phát triển hơn.

2.1.3.4. Dịch vụ thẻ:

Năm 2007, GP.Bank chính thức tham gia thị trƣờng thẻ Việt Nam bằng việc cho ra mắt Thẻ Mai. Thẻ Mai nằm trong bộ sƣu tập Thẻ Hộ Chiếu Tài Chính GP.Bank với 3 hạng thẻ: Mai Xanh (dành cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ thƣờng xuyên, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày), Mai Vàng (dành cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch với giá trị lớn và thƣờng xuyên) và Mai Bạch Kim (dành cho các khách hàng có nhu cầu chi tiêu các dịch vụ cao cấp và lƣợng tiền tiêu dùng lớn) – là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi VNĐ của khách hàng tại GP.Bank cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động ATM (Automated Teller Machine) và các dịch vụ thanh toán tại các điểm thanh toán POS (Point of Sales) và các kênh thanh toán khác của GP.Bank cũng nhƣ của các ngân hàng trong liên minh mà GP.Bank là thành viên.

Bên cạnh đó, GP.Bank cũng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ gia tăng khác nhƣ: dịch vụ tin nhắn tự động SMSBanking (ngay lập tức nhận đƣợc tin nhắn khi có bất kỳ sự thay đổi nào trên số dƣ tài khoản của mình), dịch vụ nạp tiền điện thoại di động trả trƣớc và thanh toán cƣớc di động trả sau cũng nhƣ đƣợc xem xét và cấp hạn mức thấu chi tài khoản (lên tới 30.000.000 đồng khi nhận lƣơng qua Thẻ

hoặc có giao dịch thƣờng xuyên qua Thẻ - tài khoản hết tiền vẫn có thể rút tiền hoặc thanh toán, hoàn trả sau).

Các khách hàng là chủ thẻ của GP.Bank còn thƣờng xuyên nhận đƣợc nhiều khuyến mại nhƣ: khuyến mại giảm giá 5 – 10% trên hóa đơn thanh toán cho các sản phẩm – dịch vụ tại hàng trăm điểm ƣu đãi thẻ của ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... Do đó, hiện nay Thẻ Mai của GP.Bank là một trong những thẻ đƣợc sử dụng rộng trong hệ thống ATM tại Việt Nam, số lƣợng thẻ phát hành tăng cao với 19.126 thẻ đƣợc phát hành rộng khắp, trong đó số lƣợng thẻ hoạt động (active) là 17.389 thẻ.

Ngày 9/3/2010, GP.Bank ra mắt một sản phẩm thẻ liên kết đa năng đặc biệt với tên gọi là Thẻ Trúc. Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể sử dụng cho việc thanh toán các khoản học phí tại các trƣờng Cao đẳng, Đại học. Thẻ Trúc đƣợc gắn thêm logo của các trƣờng Cao đẳng, Đại học ở mặt trƣớc thẻ theo yêu cầu của từng trƣờng học để sử dụng thay thế cho thẻ sinh viên, thẻ thƣ viện, thẻ nhân viên… Đối với các sinh viên, thẻ liên kết đa năng của GP.Bank giúp sinh viên chủ động thanh toán học phí qua nhiều phƣơng thức nhƣ: chuyển khoản trên điện thoại di động, thanh toán trên ATM của GP.Bank và các ngân hàng liên minh, thanh toán qua POS đặt tại nhà trƣờng, thanh toán trực tiếp tại các chi nhánh, phòng giao dịch của GP.Bank. Và cũng trong ngày 9/3/2010, GP.Bank đã hợp tác với trƣờng Đại học Đại Nam chính thức phát hành thẻ liên kết đa năng GP.Bank - Đại học Đại Nam. Thẻ liên kết đa năng GP.Bank - Đại học Đại Nam sẽ mang đầy đủ tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa và tích hợp thêm các chức năng của thẻ sinh viên và thẻ thƣ viện.

Ngày 17/6/2010, GP.Bank công bố kết nối thành công với liên minh thẻ Banknet, cho phép chủ thẻ của GP.Bank có thể thực hiện các giao dịch rút tiền mặt, truy vấn số dƣ tài khoản và chuyển khoản nội bộ ngân hàng tại 9.000 máy ATM thuộc mạng lƣới các ngân hàng thành viên của Banknet. Thông qua kết nối này, hàng triệu chủ thẻ nội địa của các ngân hàng thành viên của Banknet cũng có thể thực hiện giao dịch tại hệ thống ATM của GP.Bank trên toàn quốc. Banknet là liên minh thẻ thứ 3 kết nối thành công với GP.Bank, sau 2 liên minh thẻ Smartlink và

VNBC. Sự kết nối giữa GP.Bank và liên minh thẻ Banknet đã không chỉ mở rộng mạng lƣới các điểm chấp nhận thẻ của GP.Bank, gia tăng tiện ích cho các chủ thẻ mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

2.1.3.5. Hoạt động đầu tƣ tài chính

Hiện nay, hoạt động đầu tƣ tài chính đang đƣợc GP.Bank tập trung quan tâm phát triển. Hoạt động đầu tƣ tài chính đƣợc đánh giá là đạt hiệu quả cao. Nhằm mục đích đầu tƣ an toàn, GP.Bank đang đa dạng hoá danh mục đầu tƣ của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Danh mục đầu tƣ của GP.Bank bao gồm chứng khoán niêm yết, chứng khoán chƣa niêm yết, góp vốn liên danh, nhận uỷ thác đầu tƣ và bất động sản. Cụ thể, GP.Bank đang đầu tƣ vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, dầu khí, thủy điện, bất động sản và nhiều lĩnh vực khác.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động đầu tƣ, Hội đồng Đầu tƣ GP.Bank đã đƣợc thành lập. Hội đồng Đầu tƣ GP.Bank họp đều đặn hàng tháng, hàng quý nhằm đánh giá hiệu quả các phƣơng án đầu tƣ. Trong năm 2010, Hội đồng Đầu tƣ GP.Bank đã tiến hành họp và thẩm định các phƣơng án đầu tƣ do phòng Đầu tƣ trình nhƣ:

- Phê duyệt phƣơng án chuyển nhƣợng 10.624.282 cổ phần VPBank.

- Thẩm định và phê duyệt phƣơng án hủy hiệu lực hợp đồng chuyển nhƣợng cổ phần OceanBank. Tiến hành phê duyệt mua cổ phần phát hành thêm của OceanBank.

- Phê duyệt phƣơng án thu mua cổ phần NIC từ EVNF và phƣơng án bán NIC.

- Phê duyệt các phƣơng án chuyển từ danh mục đầu tƣ ngắn hạn sang danh mục đầu tƣ dài hạn: Công ty cổ phần Đầu tƣ Tài chính Công đoàn Dầu khí; Công ty cổ phần Khách sạn Kim Liên.

- Phê duyệt phƣơng án mua 10% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Du lịch Thƣơng mại Dân chủ.

- Phê duyệt phƣơng án mua 1.350.000 quyền mua cổ phần tăng vốn của Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu Khí Việt Nam.

- Phê duyệt giải ngân vào một số mã nhƣ CTG, VSH, TLH, VFMVF1, PGC và PVR với tỷ trọng nhỏ nhằm cơ cấu lại danh mục và đón đầu sự phục hồi của ngành tài chính trong các năm tiếp theo.

- Phê duyệt giảm dần số vốn nhận uỷ thác đầu tƣ nhƣ thanh lý hợp đồng chuyển nhƣợng với Công ty cổ phần Constrexim (Masan) do hiệu quả của việc nhận uỷ thác đầu tƣ không cao.

Bảng 2.3. Hiệu quả hoạt động đầu tƣ năm 2009 và 2010 của GP.Bank

ĐVT: đồng

Khoản mục Năm 2009 Năm 2010

LN hoạt động góp vốn 0 0

LN hoạt động cổ phiếu chƣa niêm yết 126,298,396,358 218.415.175.236 LN hoạt động cổ phiếu niêm yết 14,539,778,316 22.515.516.606

Lợi nhuận khác 15,185,114,610 0

Tổng lợi nhuận 156,023,289,284 240.930.691.842

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GP bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)