TIỀN TỆ CHÂ UÁ 1997 ĐẾN NAY
2.1.2.2 Chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kể từ khi đổi mớ
từ khi đổi mới
Đại hội lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước, theo 3 hướng chủ yếu sau:
+ Chuyển đổi từ chính sách hạn chế tư nhân sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều loại hình sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển.
+ Từ cơ chế nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh, gắn liền với chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường
với sự quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp.
+ Từ cơ cấu kinh tế khép kín, mang nặng tính tự cấp tự túc, tách biệt với kinh tế khu vực, kinh tế quốc tế, chuyển sang kinh tế phát triển với hệ thống kinh tế mở đối với trong nước và ngoài nước.
Đại hội VII tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới do Đại hội VI đề ra, hướng mạnh vào việc hình thành đồng bộ kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đại hội VIII năm 1996 đã khẳng định mục tiêu “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đạo, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Đại hội IX năm 2001 đã bổ sung nhiều quan điểm về công nghiệp hoá và hiện đại hoá, với mục tiêu tổng quát là : “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Đại hội X năm 2006 đưa ra mục tiêu tổng quát: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ rệt đơì sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân tân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Chiến lược mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng được bắt đầu kể từ năm 1986, chú trọng đến phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và rộng mở. Tại Đại hội VII, Đảng ta xác định rõ đường lối độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại với phương châm: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hoà bình, độc lập và
phát triển. Đại hội lần thứ IX đã phát triển phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế” . Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: “ Phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”...
Thực hiện đường lối và chủ trương trên của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội, trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc mở rộng kinh tế đối ngoại. Tính đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước, đã tham gia vào các tổ chức lớn như ASEAN, APEC, ASEM, và chính thức là thành viên của WTO. Để phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước và thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là FDI, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Với mục tiêu “nội lực là nhân tố quyết định nhưng ngoại lực cũng là nhân tố rất quan
trọng đối với sự phát triển đất nước...”, “kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước...”[62, p.27,29], chiến lược thu hút vốn
FDI của chính phủ Việt Nam là nhằm tranh thủ nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài để khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.