7 Được hỗ trợ chi phí cho tham quan triển lãm công nghệ và hàng hoá ở trong nước.
2.2.1. Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội giai đoạn 2000-
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội giai đoạn 2000 -2010 thông qua các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
2.2.1. Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội giai đoạn 2000-2010 đoạn 2000-2010
Theo các số liệu của các Bộ ngành và Tổng cục Thống kê thì tính đến cuối năm 2010, Việt Nam có khoảng 450.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 300.000 doanh nghiệp có hoạt động và nộp thuế. Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, không có doanh nghiệp nào là thuộc cấp quản lý của Thủ đô. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ yếu cạnh tranh bằng các lợi thế và nguồn lực sẵn có như: cơ chế ưu đãi, đất đai rẻ, lao động rẻ, khai thác tài nguyên… mà chưa có điều kiện để phát triển các năng lực khác để cạnh tranh như: năng lực quản trị, năng lực nhân lực, năng lực công nghệ…
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Năm 2009 Thủ đô Hà Nội có tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 6,8% so với năm 2008, trong đó dịch vụ tăng 7,4%, công nghiệp – xây dựng tăng 6,9%, nông – lâm – thủy sản tăng 0,1%. Đây là mức tăng trưởng khá so với mặt bằng chung của cả nước (5,2%). Với sự nỗ lực phát triển của các doanh nghiệp, trong năm 2009, giá trị sản xuất tăng 9,43% so với năm trước. Tổng thu ngân sách do khối doanh nghiệp Thủ đô thực hiện là 56.809,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75,2% trên tổng thu ngân sách nội địa (trừ dầu thô). [10]
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, các doanh nghiệp của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp Hà Nội hiện đang hoạt động tính đến 31 tháng 12 năm 2008 là 39.503 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 19,2% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước.
Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội căn cứ vào tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp theo tiêu chí vốn
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Theo các số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nội [10] thì tính đến thời điểm cuối năm 2010, số doanh nghiệp của Hà Nội chiếm khoảng 25% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Nhưng qua nhiều báo cáo khảo sát và nhận xét của các chuyên gia thì đa số các doanh nghiệp đều có năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh ở mức thấp và trung bình. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đã “thiếu và đúng hơn là chưa có gì về 4 yếu tố: tiền, công nghệ, nhân lực và hệ thống phân phối” [14]. Bảng 2.1 tổng hợp