Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân (Trang 82)

2.3.2.1 Các nguyên nhân thuộc môi trường chung

Môi trường chính trị

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng của NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động về chính trị trong và ngoài nước. Môi trường chính trị ổn định thì ngân hàng có điều kiện để phát triển tốt các hoạt động của mình, thu được lợi nhuận cao và góp phần tăng trưởng kinh tế tốt. Ngược lại, trong môi trường chính trị bất ổn thì ngân hàng khó có thể hoạt động tốt và khó có thể phát huy được vai trò của mình. Trong giai đoạn từ năm 2009- 2011, môi trường chính trị trong nước tương đối ổn định và tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung, BIDV nói riêng hoạt động phát triển mạnh mẽ. Tuy

nhiên, chính trị trên thế giới có nhiều biến động như: bạo động ở các nước trung đông, bầu cử tổng thống Mỹ, xung đột ở Syria, Pakistan,… đã có những ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động bán lẻ của ngành ngân hàng nói chung và cũng tác động đến hoạt động bán lẻ của BIDV Thanh Xuân.

Môi trường pháp lý

Một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch sẽ là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng đặc biệt là hoạt động NHBL. Động cơ sử dụng dịch vụ ngân hàng của mỗi cá nhân là lợi ích mà dịch vụ mang lại cho họ. Chính vì vậy, để phát triển dịch vụ cần ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành ngân hàng về việc cung ứng dịch vụ một cách rõ ràng, cụ thể, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng, của khách hàng để khách hàng thấy rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi bên khi cân nhắc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nhưng hiện nay, Nhà nước chưa ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động bán lẻ của ngân hàng, như Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật an toàn thông tin khách hàng,… nhằm tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ cho các NHTM nói chung và BIDV Thanh Xuân nói riêng triển khai, mở rộng hoạt động bán lẻ. Đồng thời, Nhà nước chưa hoàn thiện các văn bản luật liên quan đến NHTM làm ngân hàng khó khăn trong việc hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ bán lẻ.

Môi trường kinh tế

Sự ổn định kinh tế vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho sự phát triển hoạt động bán lẻ của NHTM, BIDV Thanh Xuân nói riêng. Môi trường kinh tế hiện nay chưa thực sự ổn định, thực tế trong vài năm gần đây kinh tế nước ta tăng trưởng cao nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát.

Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế và sự ổn định tiền tệ mang lại niềm tin cho dân chúng vào đồng nội tệ, vào chính sách của Nhà nước, của ngành ngân hàng vì thế sẽ ưa thích sử dụng đồng nội tệ và các dịch vụ ngân hàng, tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng, giảm tích lũy bằng các hình thức khác như vàng, bất động sản. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các khoản vay tăng lên do tâm lý lạc quan về tương lai. Khi nền kinh tế suy thoái, các cá nhân hộ gia đình sẽ cảm thấy không tin tưởng và hạn chế vay mượn từ ngân hàng. Hơn nữa, khi đó thu nhập của dân chúng cũng giảm, tích lũy giảm, tiêu dùng giảm và thất nghiệp tăng làm giảm nhu cầu về tài chính, dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt khi nền kinh tế gặp khó khăn nguy cơ nợ xấu của các NHTM sẽ tăng.

Các nhân tố lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát luôn gắn liền với việc điều hành chính sách tiền tệ. Việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian qua của ngân hàng Nhà nước Việt Nam gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM, lãi suất huy động biến động mạnh dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất lên cao để thu hút tiền ngoài lưu thông, kìm chế lạm phát và hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, tín dụng tiêu dùng gần như ngừng trệ,… Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều ngân hàng buộc phải đóng cửa đối với tín dụng bất động sản và tiêu dùng thu hẹp. Điều này đã ảnh hưởng một phần đến các hoạt động bán lẻ của chi nhánh Thanh Xuân dẫn đến kết quả đạt được trong các năm qua đặc biệt huy động vốn từ dân cư không được như kỳ vọng.

Chứng khoán và bất động sản là hai thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động NHBL. Sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng. Thị trường chứng khoán phát triển ổn định, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng, doanh số cho vay cầm cố chứng khoán tăng, về phía khách hàng thu nhập từ kinh doanh chứng khoán tăng sẽ đẩy mạnh tiêu dùng. Tuy nhiên, các ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm khó hơn khi người

dân đổ tiền vào kinh doanh chứng khoán, bất động sản, khi vốn ngân hàng huy động không đủ cho nhu cầu kinh tế thì ngân hàng sẽ phải nâng lãi suất lên để huy động vốn, do đó lãi suất cho vay cũng tăng theo, tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Môi trường xã hội

Đặc điểm chính của đơn vị, địa phương: quận Thanh Xuân được thành lập

vào ngày 22 tháng 11 năm 1996, bao gồm những phần được tách ra từ quận Đống Đa, huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì, với diện tích 9,11 km2 và số dân là 173.000. Hiện nay, quận có 11 phường (Nhân Chính, Khương Mai, Thượng Đình, Khương Đình, Thanh Xuân Bắc, Kim Giang, Khương Trung, Phương Liệt, Thanh Xuân Trung, Hạ Đình, Thanh Xuân Nam), mật độ dân số là 18.990 người/km2.

Trên địa bàn quận Thanh Xuân tập trung một số trường đại học lớn như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Hà Nội (trước là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội),...)

Nhiệm vụ trọng tâm của quận trong thời gian tới là tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hành động về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội;

Trên địa bàn quận Thanh Xuân tập trung nhiều ngân hàng như: Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, VPBank, Habubank… Các ngân hàng trên đã có thời gian hoạt động trên địa bàn và có mạng lưới phát triển bao quát khắp địa bàn. Quanh khu vực đường Hoàng Văn Thái có mặt rất nhiều ngân hàng: Vietcombank, Agribank, Techcombank, VP bank, NHTMCP Quân đội, Sacombank,… Tình hình trên chứng tỏ mức độ đặc biệt hấp dẫn của địa bàn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Dân số: số lượng dân cư đông và không ngừng tăng trưởng, tỷ trọng dân số trẻ cao thì thị trường tiềm năng cho việc phát triển hoạt động bán lẻ của ngân

hàng. Một đất nước đông dân số, tỷ trọng dân số trẻ ngày càng gia tăng, trình độ học vấn ngày càng cao, thu nhập tương đối ổn định như trên địa bàn thành phố Hà Nội là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ cho đối tượng này.

Yếu tố tâm lý, thói quen: tâm lý, thói quen đóng vai trò quyết định việc lựa

chọn sản phẩm của từng khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng thường thay đổi chậm chạp so với tiến bộ của công nghệ, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thói quen dùng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng khó chấp nhận việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ ATM, séc vì cho rằng tiền mặt tiện hơn. Tâm lý ngại thay đổi là lực cản cho quá trình phát triển các sản phẩm mới của ngân hàng cũng như quá trình sử dụng dịch vụ mới của người tiêu dùng. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển thì tư duy và thói quen của người dân cũng dần thay đổi mà điển hình là thói quen sử dụng thẻ hay dịch vụ tín dụng tiêu dùng,…

Diện mạo văn minh thương mại: đã và đang có những thay đổi khá mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều hệ thống phân phối siêu thị (như Big C, Pico…), hệ thống bán hàng điện tử,… Môi trường sống cùng với quá trình công nghiệp hóa ngày càng rộng khắp sẽ khiến người dân bị khan hiếm ngày càng nhiều về mặt thời gian cho nhu cầu thương mại và dịch vụ. Điều đó cũng có nghĩa là xã hội sẽ có những đòi hỏi về tiện ích ngày một cao hơn về thương mại dịch vụ và ngân hàng có môi trường, cơ hội để vào cuộc, đồng thời cũng đòi hỏi ngân hàng phải có những thay đổi thích ứng về dịch vụ ngân hàng để có được một nền văn minh thanh toán thích hợp.

Kỹ thuật công nghệ

Hạ tầng công nghệ nói chung, công nghệ thông tin nói riêng và viễn thông quốc gia phát triển đồng bộ sẽ hỗ trợ cho quá trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Công nghệ là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ

sở dữ liệu tập trung cho phép tự động hóa các giao dịch ngân hàng, đảm bảo thời gian thực hiện một giao dịch nhanh hơn, độ an toàn và chính xác cao. Công nghệ hỗ trợ triển khai đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng các nhu cầu đa dạng củ khách hàng. Trình độ áp dụng công nghệ thấp, dịch vụ ngân hàng sẽ nghèo nàn, tốc độ xử lý kém, không đảm bảo an toàn. Công nghệ giúp cho công tác quản lý của ngân hàng tốt hơn, tập trung chuyên môn hóa trong việc xử lý các giao dịch như trung tâm chuyển tiền, trung tâm thẻ, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm xử lý chứng từ,… Bên cạnh đó công nghệ thông tin tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng, một hệ thống thông tin tốt, cơ sở dữ liệu đầy đủ giúp ngân hàng hoạch định chiến lược và ra quyết định đúng đắn. Công nghệ phát triển tác động mạnh mẽ đến thói quen tiêu dùng và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của dân cư, tạo ra những nhu cầu mới về sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

2.3.2.2 Các nguyên nhân thuộc môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Các ngân hàng nước ngoài: trong xu thế hội nhập, các NHTM của các

nước phải đối diện với nhiều thách thức từ các ngân hàng nước ngoài đặc biệt đối với ngân hàng nước ngoài có quy mô hoạt động lớn, tiềm lực tài chính lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, quy trình quản lý rủi ro hữu hiệu, chăm sóc khách hàng chu đáo. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài thường có chiến lược rõ ràng, sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc thâm nhập vào thị trường và ngày càng được mở rộng hơn về phạm vi và quy mô hoạt động. Ví dụ như với những thế mạnh về công nghệ, hệ thống sản phẩm dịch vụ, trình độ quản lý và kỹ năng bán hàng…ngân hàng HSBC đã không ngừng lớn mạnh không chỉ riêng tại Việt Nam mà ở cá nước trên phạm vi toàn cầu đặc biệt trong hoạt động NHBL.

Các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước: các công ty Bảo hiểm nhân thọ

ngày càng lấn sân các NHTM với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính đặc biệt là các dịch vụ tài chính cá nhân. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy dường như không có một ranh giới giữa ngân hàng và bảo hiểm vì vậy đòi hỏi các NHTM phải chủ động, có sự liên kết và không ngừng phát triển các dịch vụ hiện đại để thu hút khách hàng.

Doanh nghiệp phi tài chính: ngoài khu vực dịch vụ tài chính các doanh

nghiệp phi tài chính hiện cũng đang thâm nhập khá mạnh vào thị trường này thông qua các sản phẩm cho vay tiêu dùng như cho vay mua nhà chung cư, ô tô dưới dạng trả góp hoặc cho thuê tài chính.

Sự liên kết hợp tác của các ngân hàng thương mại

Sự hợp tác trong cạnh tranh lành mạnh của các NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt của ngành trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Nền công nghiệp ngân hàng luôn cần có sự kết hợp giữa ngân hàng này với ngân hàng khác vì đó là mô hình được các ngân hàng quốc tế sử dụng. Các NHTM có thể hợp tác với nhau để đem lại các dịch vụ tiện tích cho khách hàng và cùng chia sẻ lợi ích giữa các bên. Tuy nhiên, một số ngân hàng quá chú trọng đến lợi ích riêng chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của toàn hệ thống. Cụ thể trong hoạt động thanh toán thẻ, séc, sử dụng máy rút tiền tự động,… gây ra nhiều sự lãng phí vốn, thời gian và sự cạnh tranh không đáng có giữa các ngân hàng đã gây bất lợi cho khách hàng.

Khách hàng

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ là tiêu chí chung để đánh giá sự thành công của ngân hàng. Đặc biệt đối với các hoạt động bán lẻ đối tượng khách hàng là tầng lớp dân cư, giá trị mỗi giao dịch nhỏ nên việc thu hút càng nhiều khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở

rộng việc cung cấp hoạt động bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.” [68].

Trình độ khách hàng cao hơn dẫn đến xu hướng sử dụng dịch vụ nhiều hơn và khả năng tiếp cận dễ dàng với các phương tiện giao dịch hiện đại như Internet, Phone, ATM, POS,… đồng thời phát sinh các nhu cầu về dịch vụ hiện đại như tư vấn đầu tư, ủy thác đầu tư, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, séc, chuyển tiền,… của khách hàng cá nhân.

Các xu hướng hành vi của khách hàng cũng như tâm lý và thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng quyết định việc các ngân hàng cung ứng loại sản phẩm dịch vụ nào, qua kênh nào, vào thời điểm nào cho phù hợp, đạt hiệu quả nhất.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN

3.1 Định hƣớng phá t triển hoạt động bán lẻ tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

3.1.1 Định hướng phát triển chung của chi nhánh Thanh Xuân trong giai đoạn 2011 - 2015

Trong bối cảnh Việt nam ngày hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, để đạt được các mục tiêu nói trên, các NHTM Việt Nam cần thực thi các biện pháp tổng thể mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm chủ động nắm bắt các cơ hội, xác định các lĩnh vực có tiềm năng và có thế mạnh để đầu tư phát triển, khai thác tối đa lợi thế của ngân hàng, gắn liền với quản trị tốt rủi ro và lành mạnh tài chính, tăng trưởng gắn liền với hiệu quả và phát triển bền vững. Trong phạm vi luận văn này chỉ xin đề cập đến các định hướng phát triển của BIDV Thanh Xuân trong giai đoạn 2011-2015.

- Nâng cao năng lực tài chính: mục tiêu của ngân hàng cần hướng đến

các tiêu chí về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh được phản ánh theo các chỉ tiêu phù hợp với thông lệ quốc tế và đạt mức chung của các ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Xây dựng lộ trình cho các chương trình hành động để chủ động hội nhập quốc tế thành công.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức, quản trị điều hành: cơ bản hoàn thành tái cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)