Công nghiệp phần cứng và dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.3. Công nghiệp phần cứng và dịch vụ

Các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực phần cứng, điện tử tập trung chủ yếu vào sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện

tử, phần cứng máy tính. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nội thì xuất khẩu hàng điện tử, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt và là nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2013, khoảng trên 2,4 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội (trong năm 2011 là khoảng 1,7 tỉ USD; năm 2012 là trên 2,1 tỉ USD). Doanh số của lĩnh vực phần cứng và dịch vụ phần lớn từ các công ty 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: Canon, Fujitsu,...

Nhƣ vậy, mặc dù CNCNTT của Hà Nội chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất CNCNTT của cả nƣớc, tuy nhiên, tỷ trọng lớn doanh thu vẫn nằm ở lĩnh vực điện tử, phần cứng và chủ yếu là do các doanh nghiệp FDI đầu tƣ tại Hà Nội. Công nghiệp phần mềm và nội dung số đƣợc đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại lợi nhuận cao, đóng góp quan trọng cho phát triển Công nghiệp CNTT, nhƣng hiện mới chiếm khoảng 25% trong tổng doanh thu của toàn ngành.

Với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Chính phủ, Thành phố, cũng nhƣ sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp, ngành CNCNTT Hà Nội mấy năm qua đã có nhiều khởi sắc. Số lƣợng doanh nghiệp CNTT tăng nhanh với quy mô ngày càng lớn. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã vƣơn lên thành những công ty CNTT hàng đầu cả nƣớc, có thể so sánh với các doanh nghiệp của Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này khẳng định tiềm năng cũng nhƣ cơ hội phát triển ngành công nghiệp non trẻ này của Thành phố.

Tuy nhiên, thành phố Hà Nội chƣa tận dụng đƣợc lợi thế to lớn là Thủ đô của cả nƣớc, nơi đặt trụ sở của tất cả các cơ quan Trung ƣơng, nơi tập trung rất nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu lớn của cả nƣớc cho sự phát triển ngành công nghiệp này. Sự phát triển CNCNTT của Hà Nội vẫn bị đánh giá là chậm sau thành phố Hồ Chí Minh và thậm chí tốc độ tăng trƣởng còn kém một vài thành phố mới nhƣ Đà Nẵng, Bình Dƣơng. Số doanh nghiệp có qui mô lớn vẫn ít, năng lực cạnh tranh, khả năng thâm nhập thị trƣờng CNTT quốc tế của các doanh nghiệp vẫn còn yếu, số lƣợng và chất lƣợng nhân lực CNTT chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng. đặc biệt thiếu và chƣa thu hút đƣợc nguồn nhân lực tinh bao gồm các Kiến trúc sƣ,

Công trình sƣ trong lĩnh vực CNTT có trình độ cao tƣơng đƣơng với các Kiến trúc sƣ, Công trình sƣ của các nƣớc có ngành CNCNTT phát triển nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Nguồn nhân lực này mới là yếu tố quyết định để sáng tạo và có đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm, giải pháp và dịch vụ phần mềm Việt Nam trên thị trƣờng Quốc tế.

Năng lực đầu tƣ của các doanh nghiệp còn chƣa có chiến lƣợc lâu dài và thiếu sự hỗ trợ hiệu quả của Nhà nƣớc. Sự đầu tƣ trực tiếp của Nhà nƣớc cho lĩnh vực này còn chƣa đáng kể, ngoài một số đầu tƣ gián tiếp thông qua chính sách chung của Chính phủ về giảm thuế cho doanh nghiệp phần mềm và một số rất ít doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ mặt bằng để xây dụng trụ sở. Cho đến nay Thành phố mới đầu tƣ xây dựng đƣợc một vài toà nhà với mục tiêu hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này nhƣ Trung tâm giao dịch CNTT và Trung tâm đào tạo CNTT. Đó là chƣa kể Toà nhà Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội thuộc Công ty Hanel, Tòa nhà Trung tâm Giao dịch điện tử và CNTT (HiPT) cho đến nay hầu nhƣ đã bị chuyển đổi mục đích. Sự đầu tƣ của Thành phố để nghiên cứu phát triển, xúc tiến thƣơng mại, phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho riêng ngành công nghiệp trọng điểm còn tản mạn, chƣa tập trung, do vậy chƣa tạo đƣợc sự đột phá phát triển ngành công nghiệp này.

Thông qua điều tra, khảo sát trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực CNTT chủ yếu là các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty TNHH và cổ phần tƣ nhân (chiếm tới trên 70%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)