Hình 1.8. Hình ảnh bên ngoài của tôm sú

Một phần của tài liệu nghiên cứu và thiết lập biện pháp tăng cường kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tôm sú nuôi tại các tỉnh cà mau, bạc liêu sóc trăng (Trang 31 - 33)

chiếm khoảng 8,90%, phần thịt chiếm khoảng 59,70% trọng lượng của tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, tỉ lệ này tuỳ thuộc vào giống loài và giai đoạn sinh trưởng của

chúng.

Hiện trạng xuất khẩu: Có khoảng 300 doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu.

Khối lượng xuất khẩu tôm sú hằng năm đạt khoảng 80.000 - 90.000 tấn, giá trị

khoảng 700-900 triệu USD.

Xuất khẩu đạt giá trị cao nhất vào các tháng 8, 9 và 10. Thị trường xuất khẩu

chính: Tôm sú của Việt Nam có mặt trên hầu khắp các thị trường thế giới. Thị trường

lớn nhất là châu âu chiếm 21,50%, theo sau là Nhật Bản chiếm 20,12%, thị trường

Mỹ chiếm 16,94%, thị trường Hàn Quốc chiếm 6,37%, thị trường Trung Quốc chiếm

4,64%, thị trường Úc chiếm 4,25%, thị trường Canada chiếm 3,51% và một số thị trường khác chiếm 5,27%.

Mặt hàng tôm sú xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng như tôm: PD, PUD,

con/kg. Trong đó mặt hàng tôm sú nguyên con đem lại hiệu quả kinh tế và năng suất

chế biến là cao nhất. Ngoài ra chế biến tôm sú nguyên con đông lạnh định mức

nguyên liệu, phế liệu, chất thải rất ít so với chế biến tôm sú các mặt hàng khác.

Phương pháp phân tích [18], [25], [31], [32], [33], [34], [37], [38]:

* Phương pháp đo phổ nguyên tử hấp thụ (AAS-Absorption

Spectrophotometric):

Nguyên tắc của phương pháp: các nguyên tử ở trạng thái bình thường thì chúng không hấp thu hay bức xạ năng lượng nhưng khi chúng ở trạng thái tự do dưới

dạng những đám hơi nguyên tử thì chúng hấp thu và bức xạ năng lượng. Mỗi nguyên tử chỉ hấp thu những bức xạ nhất định tưng ứng với những bức xạ mà chúng có thể

phát ra trong quá trình phát xạ của chúng. Khi nguyên tử nhận năng lượng chúng

chuyển lên mức năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích. Quá trình đó gọi là quá trình hấp thu năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ của

nguyên tử đó. Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thu nguyên tử. Nguyên tắc làm việc: Khi đèn làm việc, catot được nung đỏ, giữa catot và anot xảy ra sự phóng điện liên tục. Do sự phóng điện đó mà một số phân tử khí bị ion hóa. Các ion

vừa được sinh ra sẽ tấn công vào catot làm bề mặt catot nóng đỏ và một số nguyên tử

kim loại trên bề mặt catot bị hóa hơi và nó trở thành những nguyên tử kim loại tự do. Khi đó dưới tác dụng của nhiệt độ trong đèn HCl đang được đốt nóng đỏ, các nguyên tử kim loại này bị kích thích và phát ra phổ phát xạ của nó. Đó chính là phổ vạch của

chính kim loại làm catot rỗng. Nhưng vì trong điều kiện làm việc đặc biệt của môi trường khí trơ có áp suất thấp, nên phổ phát xạ đó chỉ bao gồm các vạch nhạy của

kim loại đó.

* Phương pháp sắc ký khí giữ điện tử GC-ECD (Gas chromatography with electron capture detection)

Nguyên tắc của phương pháp: sắc ký khí được dùng để chia tách các hỗn hợp

của hóa chất ra các phần riêng lẻ, mỗi phần có một giá trị riêng biệt. Trong sắc ký

khí (GC) chia tách xuất hiện khi mẫu bơm vào pha động. Trong sắc ký lỏng (LC) pha động là một dung môi hữu cơ, còn trong GC pha động là một khí trơ gống như helium. Pha động mang hỗn hợp mẫu đi qua pha tĩnh, pha tĩnh được sử dụng là các hóa chất, hóa chất này có độ nhạy và hấp thụ thành phần hỗn hợp trong mẫu. Thành

phần hỗn hợp trong pha động tương tác với pha tĩnh, mỗi hợp chất trong hỗn hợp tương tác với một tỷ lệ khác nhau, hợp chất tương tác nhanh sẽ thoát ra khỏi cột trước và hợp chất tương tác chậm sẽ ra khỏi cột sau. Đó là đặc trưng cơ bản của pha động và pha tĩnh, hơn nữa quá trình chia tách có thể xảy ra bởi sự thay đổi nhiệt độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của pha tĩnh hoặc là áp suất của pha động. Cột trong GC được làm bằng thủy tinh,

inox hoặc thép không rỉ có kích thước, kích cỡ rất đa dạng. Cột của GC dài có thể là

25m, 30m, 50m, 100m và có đường kính rất nhỏ, bên trong đường kính được tránh

bằng một lớp polimer đặc biệt nhưphenyl 5% + dimetylsiloxane polymer 95%),

đường kính cột thường rất nhỏ giống như là một ống mao dẫn. Thông thường cột được sử dụng là semivolatile, hợp chất hữu cơ không phân cực như PAHs, các chất

trong hỗn hợp được phân tích bằng cách chạy dọc theo cột này. Một chất chia tách, rửa giải phóng đi ra khỏi cột và đi vào đầu dò. Đầu dò có khả năng tạo ra một tín

hiệu bất kỳ lúc nào, khi phát hiện ra chất cần phân tích. Tín hiệu này phát ra từ máy

tính, thời gian từ khi bơm mẫu đến khi rửa giải gọi là thời gian lưu (TR). Trong khi các thiết bị chạy, máy sẽ đưa ra các biểu đồ từ các tín hiệu. Mỗi một peak (đỉnh)

(Hình 2.1) trong sắc đồ sẽ miêu tả một tín hiệu tạo nên khi chất giải hấp từ cột sắc ký và đi vào đầu dò detector, trục hoành biểu diễn thời gian lưu và trục tung biểu diễn cường độ của tín hiệu. Trong hình 2.1 mỗi đỉnh (peak) biểu diễn một chất riêng lẻ,

chất này được tách từ hỗn hợp mẫu phân tích, peak có thời gian lưu (TR) 4,97 phút là dodecane, 6.36 phút là biphenyl, 7.64 phút là chlolobiphenyl, 9.41 phút là hexadecanoic acid methyl ester. Nếu trong cùng điều kiện sắc ký như nhiệt độ, loại

cột… gống nhau thì cùng chất luôn có thời gian lưu giống nhau, khi biết thời gian lưu của hợp chất thì chúng ta có thể chấp nhận được độ nhạy của nó. Tuy nhiên, chất

có tính chất giống nhau thì thường có thời gian lưu giống nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và thiết lập biện pháp tăng cường kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tôm sú nuôi tại các tỉnh cà mau, bạc liêu sóc trăng (Trang 31 - 33)