Những mặt còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Khả năng cạnh tranh của công ty dệt may Hà Nội pptx (Trang 80 - 84)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

2Những mặt còn tồn tại.

Trong những năm qua, công ty dệt may Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong cạnh tranh ở ngành dệt may và đã thành công đáng kể không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được công ty cồn tồn tai một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất: Việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản cố định chưa hiệu quả gây lãng phí và thất thoát làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Thứ hai: Công tác nghiên cứu, quản lý thị trường chưa được quan tâm đầy

đủ, chưa có nhũng cải tiến đáng kể về công nghệ sản xuất, đầu tư cho hoạt động khuếch trương sản phẩm.

Thứ ba: Giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh về giá cả công ty so với các đối thủ trong và ngoài nước còn yếu

Thứ tư: Công tác thiết kế mẫu mốt, thời trang của công ty còn yếu, công ty không có phòng thiết kế mẫu riêng mà chủ yếu làm hàng theo đơn đặt hàng của bạn hàng, dẫn đến không có mẫu nhiều, đa dạng để chào bán trên thị trường nước ngoài, do vậy hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là do phía bạn hàng

đặt hàng( mẫu đối mẫu ) mà chưa có mặt hàng chào hàng chủ động.

Thứ năm: Do trang thiết bị của công ty còn khá lạc hậu so với nhu cầu ngày càng nâng lên của khách hàng, dẫn đến việc phải làm đi làm lại, thậm chí không ký kết được hợp đồng do năng lực có hạn (nhất là năng lực nhuộm hoàn tất rất yếu).

Trên đây là một số mặt còn hạn chế của công ty tuy rằng quy trình xuất khẩu của công ty đã khá hoàn thiện. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện

Nguyn Th Hnh 79 QTKDQT41A

nay, việc không ngừng nâng cao quy trình xuất khẩu của mình để nâng cao khả

năng cạnh tranh quốc tế là điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm và cố gắng

đạt được trong thời gian sớm nhất.

3.Nguyên nhân.

- Công ty chưa đầu tư đúng mức tới khâu quan trọng đó là khâu thiết kế, kiểu dáng vẫn còn đơn điệu, mầu sắc kích cỡ chưa đa dạng phong phú chưa phù hợp với mọi lứa tuổi.

- Ý thức của người lao động chưa cao dẫn đến làm việc kém hiệu quả, năng xuất lao động thấp, tỉ lệ sản phẩm sai hỏng cao.

- Công ty còn hạn chế trong chính sách đa dạng hoá sản phẩm, không đi sâu nghiên cứu thị trường mộ t cách đích đáng.

- Máy móc thiết bị còn lạc hậu,chắp vá cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém - Nguyên vật liệu chính của công ty lại phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Do vậy công ty không linh hoạt trong chính sách phát triển để phù hợp với từng lứa tuổi, từng thị trường.

- Cơ cấu vốn không hợp lý cùng với lãi suất ngân hàng và mức thếu động viên vào ngân sách còn quá lớn đã không khuyến khichs sản xuất, làm cho chi phí gián tiếp tăng cao. Nhiều khi doanh nghiệp bí các nguồn vốn trung và dài hạn đã phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn đểđầu tư. Lãi suất cao thời gian vay ngắn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và cáckế hoạch đầu tư dài hạn của công ty.

- Khả năng sáng tạo mẫu mốt của công ty còn yếu kém. Một sản phẩm sau khi

đưa ra thị trường lại được duy trì trên thị trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ

khi nào thấy người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Công ty chưa nắm bắt rõ được chu kỳ sống của sản phẩm.

- Trong hoạt động kinh doanh XNK công ty phải nhập đa số nguyên vật liệu (NVL) từ nước ngoài. Việc nhập khẩu NVL này công ty phải tiến hành đóng thuế nhập khẩu. Mặc dù, sau khi hoàn tất hoạt động xuất khẩu các sản phẩm

Nguyn Th Hnh 80 QTKDQT41A

được sản xuất bằng NVL đó thì công ty được hoàn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, thời gian từ khi nộp thuế đến khi hoàn thuế là khá dài, điều này ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn vốn của công ty một cách hiệu quả.

CHƯƠNG III

Nguyn Th Hnh 81 QTKDQT41A

GII QUYT NHNG ÁCH TC PHÁT SINH.

I. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO SC CNH TRANH CA SN

PHM XUT KHU CÔNG TY DT MAY HÀ NI.

Nâng cao trình độ kết hợp với tinh giảm bộ máy quản lý và đào tạo đội ngũi lao động có tay nghề cao, đồng thời đầu tư cho các cơ sở chính của công ty đạt tới trình độ hiện đại tiên tiến và đa dạng về công nghệ. Lựa chọn sản xuất các sản phẩm tinh xảo có hàm lượng chất xám cao, nâng cao trình độ và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thường xuyên hoàn thiện công nghệ dệt, nhuộm, may theo sát xu hưưóng phát triển của thế giới.

Duy trì và phát triển thị trường đã có từng bước mở rộng thị trường.

Với mục tiêu “Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp” công ty đã và đang cải tiến bộ máy quản lý và sản xuất theo tiêu chuẩn ISO-9002 để thâm nhập vào thị trường quốc tế và tạo niềm tin cho khách hàng. Xác định mặt hàng chủ lực là sợi dệt kim công ty đã khai thác triệt để thế mạnh của sản phẩm sợi nhằm đáp ứng nhu cầu trong nuớc cũng như

xuất khẩu. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng của thị trường sợi trong giai doạn 2000-2005 là từ 8%-10% và từ 5%-7% trong giai đoạn 2004-2010.

Phương hướng giải quyết lao động hiện nay.

- Lao động là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình sản xuất, nó quyết định đến năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Dù máy móc thiết bị

có hiện đại đến đâu mà thiết yếu tố con người thì khó có thể hoạt động được. Vì vậy công ty đang quan tâm phân tích tình hình sử dụng lao động, bố trí lao động dựa trên yêu cầu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và năng lực của cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo ddúng người đúng việc, khai thác tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên.

- Hiện nay, công ty đang quan tâm đến vấn đề đào tạo công nhân, trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể hoàn

Nguyn Th Hnh 82 QTKDQT41A

thành được công việc. Hàng năm công ty cử hàng trăm công nhân viên đi học tại trường cao đẳng công nghiệp nhẹ, và làm hồ sơ cho hàng chục cán bộ CNV học tại chức tại các trường đại học như: đại học KTQD, đại học Bách khoa...Ngoài ra công ty thường tổ chức các cuộc thi tay nghề nhằm khuyến khích động viên người lao động nâng cao tay nghề. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại và tự động hoá nên có một bộ phận người lao động bị sa thải, đồng thời một số lao động không đảm bảo về năng lực và sức khoả đều bị sa thải hoặc chuyển đi lamf công việc khác.

- Công ty dệt may Hà Nội đã đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2005 phải nâng tỉ

lệ lao động qua đào taọ lên 45% và đến năm 2010 phải đua tỉ lệ này nên 85% trong đó đặc biệt chú trọng đến đào tạo công nhân có trình độ lành nghề cao. Có nhưu vậy mới nâng cao được chất lượng người lao động, mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới.

II GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Khả năng cạnh tranh của công ty dệt may Hà Nội pptx (Trang 80 - 84)