Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình (Trang 45 - 46)

1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở một số địa phƣơng

1.3.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền trung, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh. Lực lƣợng lao động ở Đà Nẵng có chất lƣợng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn các tỉnh lân cận. Với tổng số lao động nữ là 240.858 ngƣời, chiếm gần 50% lao động toàn thành phố. Những năm qua Đà Nẵng đã tạo mở nhiều việc làm cho ngƣời lao động, quan tâm mở mang nhiều ngành nghề thu hút nhiều lao động nữ và có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trong đó có lao động nữ về thành phố. Kinh nghiệm của Đà Nẵng về giải quyết việc làm cho lao động nữ nhƣ sau:

Xác định tầm quan trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, Đà Nẵng đã chú trọng phát triển ngành du lịch – dịch vụ để tạo ra nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nữ. Với lực lƣợng lao động nữ trong ngành du lịch 72.514 ngƣời, chiếm gần 60% tổng số lao động nữ, lao động nữ đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn sâu về du lịch và chiếm số đông ở các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hƣớng dẫn viên, thuyết minh. Đà Nẵng đã quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng, có chất lƣợng cao, phát triển mạnh quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí

trên biển, phát triển cụm du lịch sinh thái núi - biển Sơn Trà đã thu hút nhiều lao động nữ tham gia.

Đồng thời, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nữ. Đà Nẵng chú trọng phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn ngoại thành, phát triển thị trƣờng lao động tại chỗ nhƣ thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ về nông thôn, phát triển nông nghiệp đa dạng, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, đặc biệt lao động ở các vùng di dời, giải tỏa.

Phát triển mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và xuất khẩu lao động. Tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhƣ đất đai, vốn, nhân lực, có cơ chế chính sách phát triển thị trƣờng lao động, tạo việc làm phù hợp cho lao động nữ. Đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trƣờng dạy nghề gắn với dịch vụ việc làm, giới thiệu việc làm cho lao động nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)