CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn đƣợc tiến hành trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn
từ năm 2013 đến 2016.
2.3. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích
- Phần mềm Excel đƣợc sử dụng để xử lý tài liệu thu thập, dữ liệu điều tra khảo sát thực tế các địa điểm nghiên cứu.
- Các phần mềm, ứng dụng công tác quản lý thuế của ngành Thuế.
- Phƣơng pháp phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu đƣợc sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện công tác quản lý thuế để từ đó tìm ra các nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp.
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Căn cứ theo nội dung, mục tiêu, các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý thuế GTGT, một số chỉ tiêu nghiên cứu đƣa ra dƣới đây nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Lộc Hà. Các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc chia theo các nhóm sau:
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thủ tục hành chính thuế
a. Về đăng ký thuế và quản lý thông tin doanh nghiệp
- Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới.
- Số lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng nghỉ, thay đổi thông tin.
b. Về kê khai, nộp thuế, ấn định thuế
- Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp
- Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai thuế đã nộp
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế
a. Về công tác kiểm tra
- Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra
- Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm
- Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra - Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra
b. Về công tác quản lý nợ thuế
- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế - Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ năm trƣớc thu đƣợc trong năm nay - Tỷ lệ tiền thuế nợ đang chờ điều chỉnh
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá các chế tài quản lý thuế
- Số trƣờng hợp bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trên tổng số doanh nghiệp quản lý
- Số trƣờng hợp bị xử lý vi phạm pháp luật thuế trên tổng số doanh nghiệp quản lý
- Số trƣờng hợp có khiếu nại tố cáo trên tổng số doanh nghiệp quản lý - Số trƣờng hợp khiếu nại, tố cáo đƣợc xử lý trên tổng số trƣờng hợp khiếu nại tố cáo.
2.4.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tổ chức bộ máy thu thuế và hỗ trợ người nộp thuế nộp thuế
- Số doanh nghiệp bình quân trên số cán bộ thuế quản lý
- Số bài viết tuyên truyền về thuế của công chức bộ phận tuyên truyền hỗ trợ - Số lƣợt doanh nghiệp đƣợc giải đáp vƣớng mắc trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
- Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lộc Hà
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyê ̣n Lô ̣c Hà đƣợc thành lâ ̣p theo Nghị định số 20/NĐ - CP ngày 07/02/2007 của Chính phủ, trên cơ sở sát nhập 7 xã vùng hạ của huyê ̣n Can Lô ̣c và 6 xã vùng biển cửa của huyê ̣n Thạch Hà . Là huyện đồng bằng ven biển, có diê ̣n tích tự nhiên 11.830 ha, dân số hơn 8,3 vạn ngƣời. Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Lộc Hà nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Huyện Lộc Hà có vị trí thuận lợi là một huyện ven biển. Với vị trí cách thành phố Hà Tĩnh 5 km về phía Nam, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyê ̣n Can Lô ̣c , phía Nam giáp huyê ̣n Thạch Hà , phía Bắc giáp huyê ̣n Nghi Xuân , có tiềm năng về thƣơng mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và đầu tƣ xây dựng cơ bản. Là một huyện mới, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đƣợc đầu tƣ tƣơng đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân, trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao.
Đơn vị hành chính gồm 13 xã: Thạch Châu, Thạch Bằng, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Kim, Thạch Mỹ, Phù Lƣu, An Lộc, Thịnh Lộc, Tân Lộc, Hồng Lộc, Ích Hậu, Bình Lộc.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 2013 – 2016, kinh tế tăng trƣởng ổn định và ở mức cao, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 16,37%; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,82%.
Trong giai đoạn 2013 – 2016, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng tăng cao, lƣợng hàng tồn kho lớn trong ngắn hạn chƣa có biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh... Một số mặt hàng có những biến động tăng giá nhƣ: xăng, dầu, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... đã tác động đến đời sống của cán bộ, nhân dân. Tuy nhiên các hoạt động thƣơng mại trên địa bàn huyện tƣơng đối ổn định, lƣợng hàng hóa đa dạng và phong phú.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lộc Hà có khoảng 180 doanh nghiệp với đầy đủ các loại hình, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 166 doanh nghiệp (chiếm khoảng 92%), doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chiếm khoảng 8% và có khoảng 1.252 hộ kinh doanh cá thể. Hàng năm, số lƣợng các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH trên địa bàn không ngừng tăng.
Hình 3.1: Cơ cấu thành phần doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lộc Hà
3.2. Khái quát quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và công tác thu thuế ở Chi cục Thuế huyện Lộc Hà
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà
Chi cục Thuế huyện Lộc Hà đƣợc thành lập theo quyết định số 1781/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ tài chính. Chi cục Thuế huyện Lộc Hà chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, có chức năng tổ chức
thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật..
Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục: ban đầu Chi cục thuế có 6 đội thuế gồm 4 đội chức năng trên văn phòng và 2 đội thuế liên xã. Thực hiện Quyết định số 1611/CT-TCCB của Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh ngày 22/10/2014 về việc phê duyệt phƣơng án tổ chức, Chi cục Thuế huyện Lộc Hà đã hoàn thiện hơn mô hình tổ chức gồm 5 đội nhƣ sau:
- Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán - kê khai kế toán thuế - tin học - thu nhập cá nhân - tuyên truyền - hỗ trợ ngƣời nộp thuế;
- Đội kiểm tra thuế - kiểm tra nội bô ̣ - quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; - Đội trƣớc bạ - thu khác;
- Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ; - Đội thuế liên xã.
Tính đến thời điểm 31/12/2016, toàn Chi cục Thuế huyện Lộc Hà có 26 cán bộ, trong biên chế là 21 ngƣời và 5 ngƣời là hợp đồng, trong đó tại Văn phòng Chi cục Thuế có 20 cán bộ, bằng 76,9% tổng số cán bộ; ở các đội Thuế liên xã có 6 cán bộ, chiếm tỷ lệ 23,1%.Về trình độ học vấn: có 5 ngƣời trình độ thạc sỹ, 8 ngƣời tốt nghiệp đại học chiếm 50%, 11 ngƣời có bằng trung cấp chiếm 42,3%, 2 ngƣời tốt nghiệp THPT chiếm 7,7%.
3.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà Lộc Hà
(Thực hiện theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế)
Chi cục Thuế huyện Lộc Hà thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mƣu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng về lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nƣớc; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN;
- Quản lý thông tin về NNT, xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT trên địa bàn;
- Thực hiện công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân đƣợc uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền;
- Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế;
- Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vƣớng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Cục thuế những vƣớng mắc phát sinh vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục thuế;
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế cấp trên, Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục thuế;
- Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế; thông báo công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế;
- Đƣợc quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế;
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật;
- Đƣợc quyền yêu cầu NNT cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; đƣợc yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền thuế vào ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;
- Bồi thƣờng thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phƣơng pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động của Chi cục thuế.
- Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc Chi cục thuế; quản lý, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản đƣợc giao theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao;
3.2.3. Đặc điểm và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện doanh trên địa bàn huyện
3.2.3.1. Đặc điểm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
Tính đến ngày 31/12/2016, Chi cục Thuế huyện Lộc Hà quản lý tổng số 180 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó đang hoạt động là 90 đơn vị, tạm nghỉ kinh doanh với các lý do khác nhau là 50 đơn vị và ngừng hoạt động là 40 đơn vị. Các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, do tƣ nhân quản lý và phân phối lợi nhuận, hiệu quả sản xuất gắn liền với quyền lợi cá nhân của doanh nghiệp; mang tính tự phát cao nên việc quản lý nộp thuế của các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.
Năm 2016 mặc dù đã kiểm soát đƣợc lạm phát nhƣng mức tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam phát triển rất thấp, tình trạng các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do nợ xấu và hàng tồn kho. Số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà đăng ký mới giảm cả về số lƣợng và tổng số vốn, trong khi đó, số lƣợng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động lại tăng lên.
Một số loại hình doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015, nhƣ doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty cổ phần; một số ngành có số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn và ngừng hoạt động tăng cao nhƣ vận chuyển hàng hóa và xây dựng.
Lạm phát cao, chủ đầu tƣ chậm trả tiền khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có vốn để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ trong đó có tiền thuế.
Về quy mô, đa phần các doanh nghiệp đều thuộc dạng vừa và nhỏ, tức là tổng nguồn vốn dƣới 10 tỷ và số lao động nhỏ hơn 30 ngƣời. Đây là điểm bất lợi trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế nhiều thành phần khi doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tƣ. Tuy nhiên quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt lại giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Nhân viên thƣờng đảm nhận công việc đa năng do vậy mà chi phí nhân công thấp.
Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện khá đa dạng, phổ biến là lĩnh vực thƣơng mại chiếm đa số với 44,4% tƣơng ứng với 40 đơn vị, tiếp đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm 22,2% tƣơng ứng với 20 đơn vị. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế, các doanh nghiệp đƣợc quyền tự chủ kinh doanh theo những